[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chỉ số tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam ở mức hai con số trong giai đoạn (2011-2015). Dự báo, tới năm 2020, tổng doanh thu của ngành vươn tới 8,2 tỷ USD. Thị trường gần 100 triệu dân với nền kinh tế tăng trưởng khá, cùng đàn bò cho sữa sẽ cho sản lượng khoảng 1 triệu tấn… Khả quan tương lai ngành sữa sẽ rất sáng sủa.
Ngành sữa được dự đoán với nhiều gam màu tươi sáng hơn trong tương lai
Sự phát triển thần tốc của đàn bò sữa
Theo Cục Chăn nuôi, giai đoạn 2011 – 2016, đàn bò sữa nước ta đã tăng gần 2 lần, từ 142.700 con lên 283.990 con. Năm 2016, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt gần 800.000 tấn.
10 tỉnh có số lượng bò sữa lớn nhất cả nước năm 2016 là: TP.HCM (90.132 con); Nghệ An (62.393), Sơn La (20.124); Lâm Đồng (19.284); Hà Nội (15.385) con; Long An (14.443 con); Sóc Trăng (9.905 con); Vĩnh Phúc (8.699 con); Gia Lai (7.056 con); Tây Ninh (6.619 con). Năng suất sữa tươi của nước ta năm 2016 là 4.423 tấn/con/năm.
Trong đó, những “đại gia” về chăn nuôi và chế biến sữa của Việt Nam có thể kể đến như: TH True Milk với đàn bò 45.000 con; Vinamilk 27.000 con (thu mua từ 120.000 con bò của nông dân); Mộc Châu 20.000 con; Hoàng Anh Gia Lai 11.000 con; Freshland Campina Vietnam 3.000 con…
Tới tương lai ngành chế biến sữa đang rộng mở?
Sự phát triển của đàn bò sữa Việt Nam là tiền đề cho ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tăng thần tốc. Trong khi nhu cầu sữa trên thế giới những năm gần đây chỉ tăng trung bình 2,5%/năm thì tại nước ta, năm nào cũng tăng ở mức hai con số (theo Hiệp hội Sữa Việt Nam). Theo Eurocham, chỉ số tăng trưởng (CAGR) của ngành sữa Việt Nam đạt 16,6% trong giai đoạn 2011-2015. Dự báo, tới năm 2020, tổng doanh thu của ngành sẽ đạt mức khủng, lên tới 8,2 tỷ USD.
Hiện nay, Việt Nam có 72 công ty chế biến sữa và sản phẩm từ sữa, đặt ở 19 tỉnh/thành, công suất sản xuất hàng năm: 796,2 triệu hộp sữa có đường; 101,5 ngàn tấn sữa bột; 778,3 ngàn tấn sữa thanh trùng và tiệt trùng; 150,8 ngàn tấn sữa lên men. Mỗi năm, Việt Nam xuất khẩu được trên 200 triệu USD sữa và các sản phẩm từ sữa. Tuy nhiên, sữa nguyên liệu sản xuất trong nước cũng chỉ mới đáp ứng được khoảng 35% nhu cầu của người dân, số còn lại phải nhập khẩu mỗi năm hơn 1 tỷ USD.
Với dân số gần 100 triệu người và mức tăng trưởng kinh tế đạt khá, nhu cầu về sữa của người Việt cũng tăng nhanh. Thêm vào đó, Chương trình Sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định số 1340/QĐ-TTg cũng sẽ góp phần nâng cao nhu cầu về sữa của người dân.
Một thuận lợi nữa đối với ngành sữa, theo PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Gia súc lớn Việt Nam: KHKT cùng công nghệ cao dùng trong chăn nuôi bò sữa ngày càng phát triển đã hạn chế được một phần bất lợi của điều kiện sinh thái, thời tiết, khí hậu, đồng thời phát huy được tiềm năng, năng suất đàn bò. Chăn nuôi bò sữa nước ta ra đời chậm nhưng nhà chăn nuôi đã có ít nhiều kinh nghiệm chọn lọc, nhân giống, chăm sóc, quản lý và nuôi dưỡng. Lao động nông nghiệp nước ta phong phú; phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, thân cây ngô khoảng 50 triệu/tấn/năm, lượng phụ phẩm trong chế biến sản phẩm nông nghiệp lớn và đa dạng… Đây là tiền đề giúp đàn bò sữa ngày càng được phát triển. Dự báo, tới năm 2020, đàn bò sẽ tăng lên 500.000 con và sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt 1 triệu tấn… Tất cả sẽ là đòn bẩy giúp cho ngành công nghiệp sữa phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Còn đó “trăm mối tơ vò”…
Bề nổi là như vậy nhưng ngành sữa cũng gặp không ít nghịch lý. Cụ thể, mỗi năm, nước ta tốn hơn 1 tỷ USD để nhập sữa trong khi tại nhiều “thủ phủ” chăn nuôi bò sữa như: Củ Chi, Hóc Môn (TP. Hồ Chí Minh) hay Ba Vì, Gia Lâm (Hà Nội), Lâm Đồng, Sóc Trăng… từ năm 2015 tới cuối năm 2016, tình trạng người chăn nuôi bò mang sữa tươi cho heo ăn, thậm chí phải đổ bỏ, rồi phải bán bò, giảm đàn… không phải là chuyện hiếm.
Nhiều nguyên nhân được xác định: lợi ích giữa người chăn nuôi và doanh nghiệp chưa thỏa đáng, chất lượng sữa tươi nguyên liệu thấp, chăn nuôi không theo quy hoạch… Cuối cùng, thiệt thòi nhất vẫn là người chăn nuôi.
Một vấn đề nữa phải đề cập tới là chi phí sản xuất sữa của nước ta cao: Sản xuất ra 100kg sữa cần chi phí từ 42-52USD. Để cạnh tranh và phát triển, chăn nuôi bò sữa nước ta phải giảm chi phí còn 35-38USD/100 kg sữa tươi nguyên liệu. Đây là một bài toán khó.
Một khó khăn lớn nữa, đó là, để có đàn bò sữa chất lượng, doanh nghiệp phải nhập khẩu giống. Mỗi năm, Việt Nam phải nhập 500.000 liều tinh bò cao sản HF: từ Mỹ, Canada, Europe; nhập cỏ khô, thức ăn và hạt giống cỏ; Bò sữa cái và phôi bò; Nguyên liệu bổ sung trong chế biến sữa; Trang thiết bị chuồng trại, chăn nuôi, chế biến sữa. Thêm nữa, người chăn nuôi bò sữa của nước ta cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong chăm sóc bò, thu gom, bảo quản sữa tươi trước chế biến…
Đâu là chìa khóa để ngành sữa nước ta phát triển bền vững?
TS Tống Xuân Chinh – Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi chỉ ra: Trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia hàng loạt Hiệp định Thương mại tự do, để cạnh tranh bình đẳng với các sản phẩm sữa nhập khẩu ngày chính trên sân nhà; một mặt, các công ty, người chăn nuôi trong nước vừa phải áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa nhằm nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí. Mặt khác, các doanh nghiệp cần đầu tư vào công nghiệp chế biến, với mục đích đa dạng hóa sản phẩm chế biến, hướng tới phân khúc sản phẩm cao cấp như: sữa hữu cơ, thực phẩm tách chiết từ sữa…đáp ứng nhu cầu trong nước, hướng tới xuất khẩu và nâng cao giá trị của ngành.
TS Chinh cũng cho rằng, để minh bạch trong chất lượng sữa, các nhà chế biến, Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ NNPTNT, Bộ KHCN cần tăng cường kiểm tra, thanh tra đột xuất về nhãn mác và chất lượng sữa. Xây dựng hệ thống kiểm soát chất lượng sữa để bảo đảm sự minh bạch và công khai về chất lượng sữa.
Nhiều chuyên gia nhìn nhận giải pháp cần thiết lúc này là cần tăng cường khâu liên kết giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp. Bài học xương máu trong thời gian qua đó là, có nhiều nơi điêu đứng vì bò sữa thì người nuôi bò ở Mộc Châu vẫn sống khỏe, nhờ các mối liên kết ngang – dọc chặt chẽ. Ở đây có 600 hộ nuôi bò thì cả 600 hộ này giờ đều là tỷ phú. Chỉ nhờ nuôi bò sữa mà thu nhập trung bình của các hộ dân ở mức 35-40 triệu đồng/tháng, hộ nuôi nhiều còn thu tới 200 triệu/tháng. Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu thực hiện hỗ trợ tới các hộ chăn nuôi thức ăn tinh bột và cỏ Alfalfa; hỗ trợ cho vay vốn từ 50 – 70% phần vốn cho các hộ đầu tư mở rộng phát triển sản xuất quy mô lớn hơn.
Ở Mộc Châu hiện đã có nhà máy chế biến thức ăn hỗn hợp TMR phục vụ chăn nuôi bò sữa; bò được chăm sóc sức khỏe và hưởng các dịch vụ thú y với chi phí được công ty hỗ trợ phần lớn, được thụ tinh với nguồn giống cao sản tốt, sữa chất lượng cao nên được thu mua với giá gần như cao nhất cả nước. Ngoài ra, bà con nông dân vẫn đang được duy trì chính sách bảo hiểm giá sữa, nên giá cả luôn được đảm bảo ở mức ổn định….
Nói về liên kết giữa nhà chăn nuôi và doanh nghiệp, PGS TS Hoàng Kim Giao, Chủ tịch Hiệp hội gia súc lớn Việt Nam cho biết: Cơ sở bền vững của liên kết, liên doanh là hài hòa lợi ích, đảm bảo các bên đều phát triển, tạo ra sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Ngoài ra, đầu tư vào công nghệ cao sẽ hạn chế tác động xấu của điều kiện môi trường sinh thái, đồng thời tạo điều kiện để bò phát huy hết tiềm năng cho sữa. Quy hoạch, chỉ đạo theo hướng có vùng khuyến khích đầu tư phát triển, vùng không khuyến khích, vùng không nên phát triển. Phát triển bò sữa phải quy hoạch đất, chủ yếu là đất trồng cỏ, trồng nguyên liệu thức ăn; đất cho chuồng trại, xây dựng văn phòng, khu chế biến thức ăn…, TS Hoàng Kim Giao nhấn mạnh thêm.
Tâm An
Theo Eurocham, năm 2015, doanh thu ngành sữa của Việt Nam đạt 4,1 tỷ USD. Chỉ số tăng trưởng (CAGR) của ngành sữa Việt Nam đạt 16,6% trong 05 năm vừa qua (2011-2015). Dự báo, tới năm 2020, tổng doanh thu của ngành sẽ đạt mức khủng, lên tới 8,2 tỷ USD.
Cục Chăn nuôi cho biết, với đàn bò sữa gần 300.000 con và sản lượng sữa nguyên liệu gần 800.00 tấn, chỉ mới đáp ứng được 35% nhu cầu của người dân, số còn lại phải nhập khẩu mỗi năm hơn 1 tỷ USD.
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- ngành sữa việt nam li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi bò sữa li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất