[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau hơn gần một thế kỷ sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, kháng kháng sinh đã đe dọa sức khỏe cộng đồng, gây tổn hại đến tăng trưởng và tính bền vững của nền kinh tế. Vì vậy, tìm các giải pháp để thay thế kháng sinh trong chăn nuôi cũng đang là vấn đề thời sự của ngành.
Toàn cảnh hội thảo
Đó là nội dung được đề câp tại hội thảo “Thực trạng Kháng kháng sinh và giải pháp sử dụng chế phẩm thay thế trong chăn nuôi”, do Khoa Chăn nuôi Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và Công ty VietKo Bio phối hợp tổ chức ngày 30/6/2022 tại TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trên 100 đại biểu là các nhà khoa học, nhà chăn nuôi, đại lý thuốc thú y, đại diện các Trung tâm Khuyến nông tới tham dự.
Kháng kháng sinh ảnh hưởng đến tính bền vững của toàn xã hội
Ông Jo Wan Su, Tổng giám đốc Công ty VietKo Bio
Phát biểu tại hội thảo, ông Jo Wan Su, Tổng giám đốc Công ty VietKo Bio cho biết, tình trạng kháng thuốc kháng sinh đang trở thành vấn đề quan ngại hàng đầu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong đó Việt Nam được xếp vào một trong những quốc gia có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới.
Chính vì vậy, VietKo Bio cùng với các giáo sư, tiến sĩ Hàn Quốc và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đưa ra thực trạng, kiến thức cơ bản về kháng kháng sinh, giải đáp các thắc mắc; đồng thời giới thiệu các sản phẩm phụ gia thức ăn chăn nuôi hiệu quả đến từ Hàn Quốc, giúp ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển hiệu quả, bền vững hơn.
TS Phan Thị Hồng Phúc – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
TS Phan Thị Hồng Phúc – Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, việc phát minh ra kháng sinh vào năm 1928 là một bước tiến lớn trong Y học về điều trị bệnh nhiễm khuẩn. Kháng sinh không chỉ dùng để chữa bệnh cho con người mà còn sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp với mục đích phòng và trị bệnh cho vật nuôi, thủy sản; thậm chí còn được bổ sung vào vào thức ăn chăn nuôi với mục đích kích thích sinh trưởng.
Song song với việc sử dụng rộng rãi, lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản là sự xuất hiện và gia tăng khả năng kháng thuốc của vi sinh vật. Hiện tượng kháng thuốc có ảnh hưởng đến tính bền vững của hệ thống sản xuất lương thực, nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường và đe dọa đời sống của con người.
Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực Tây Thái Bình Dương thông qua kế hoạch hành động quốc gia về chống kháng kháng sinh. Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp để thay thế kháng sinh trong chăn nuoi, nhằm giảm thiểu kháng kháng sinh. Một trong số đó là việc sử dụng các chế phẩm vi sinh có lợi vào thức ăn chăn nuôi sẽ giúp cho vật nuôi tăng khả năng tiêu hóa, tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt.
“Thời gian qua, Khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã phối hợp với Công ty Cổ phần VietKo Bio tiến hành các nghiên cứu khi bổ sung các chế phẩm vi sinh vào chăn nuôi gia súc, gia cầm, cho kết quả khả quan. Hội thảo là cơ hội để Khoa công bố các kết quả thử nghiệm, cũng như trao đổi chuyên môn với các nhà chăn nuôi, giúp nhau tiến bộ và thành công”, TS Phan Thị Hồng Phúc nhấn mạnh.
PGS.TS Nguyễn Quang Tính, Giảng viên Bộ Môn Dược thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
Còn PGS.TS Nguyễn Quang Tính, Bộ Môn Dược thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trong bài trình bày “Thực trạng kháng kháng sinh trong chăn nuôi va giải pháp sử dụng phụ gia thức ăn chăn nuôi”, cho biết: Hiện tượng kháng kháng sinh xảy ra khi mầm bệnh hay vi khuẩn không bị diệt bởi thuốc kháng sinh, chúng vẫn tồn tại, sinh sản ra thế hệ con cháu không có tính cảm ứng (sensible) với 1 hay nhiều loại thuốc kháng sinh nào đó.
Ông khẳng định, vi khuẩn rất thông minh trong việc lan truyền tính kháng kháng sinh, nếu để vi khuẩn tự do làm việc này hay thậm chí thôi thúc chúng làm việc đó bằng việc lạm dụng kháng sinh, nhân loại sẽ tự đẩy mình vào thảm họa.
Ở Việt Nam, vấn đề sử dụng quá liều hoặc lạm dụng thuốc kháng sinh ở các trang trại gia súc và gia cầm còn tệ hơn do thực trạng thực thi pháp luật và giám sát sử dụng thuốc còn hạn chế. Đồng thời, nhu cầu đạm động vật ngày càng tăng, Việt Nam hiện là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh ở động vật nuôi tăng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2030.
Kết quả nghiên cứu của Chương trình Giám sát kháng kháng sinh trên lợn và gà ở Việt Nam năm 2017 cho biết: Vi khuẩn phân lập được ở gà có tỷ lệ kháng kháng sinh cao hơn so với ở lợn; ESBL của Salmonella thường thấy ở gà. Sự kháng thuốc kháng sinh xảy ra đối với một số loại kháng sinh quan trọng khuyến cáo bởi WHO đã được phát hiện thấy cả trên gà và lợn. Mức kháng kháng sinh là thấp đối với nhóm cephalosporin thế hệ thứ 3 (ceftiofur, cefotaxime, ceftaxidime). Mức kháng kháng sinh cao đối với các kháng sinh thường được sử dụng trong chăn nuôi gà và lợn (tetracycline, sulphamethoxazole, trimethoprim)
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Tính, nguyên nhân là do người chăn nuôi điều trị bệnh cho vật nuôi theo kinh nghiệm, liều dùng thường gấp 2 (thậm chí gấp 3) lần liều dùng hướng dẫn, vì không tin vào chất lượng của kháng sinh (các nhà sản xuất thường công bố hàm lượng kháng sinh trong sản phẩm cao hơn thực tế). Người bán hàng thường khuyên khách hàng sử dụng kháng sinh cao hơn liều hướng dẫn với quan niệm liều cao thì khỏi nhanh. Cùng với đó, người chăn nuôi thường thay kháng sinh khác trong điều trị bệnh nếu sau 2-3 ngày không thấy thuyên giảm; sử dụng kết hợp 2 loại kháng sinh, dùng kháng sinh của người cho lợn và ưa thích sử dụng kháng sinh phổ rộng.
PGS TS Nguyễn Quang Tính cũng chia sẻ, kháng thuốc làm cho các lần điều trị sau trở nên kém hiệu quả hoặc không hiệu quả.Không có thuốc kháng sinh đặc hiệu để điều trị.Kháng thuốc làm bệnh nặng hơn, gây chết động vật. Thời gian chữa trị lâu hơn, ảnh hưởng kinh tế. Chi phí điều trị, chăm sóc vật nuôi tốn kém hơn. Ảnh hưởng đến sức khỏe động vật, cộng đồng và sự phát triển kinh tế xã hội.
Hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi: Cần sự vào cuộc của toàn xã hội
Ông đưa ra lời khuyên, để hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi tại Việt Nam cần sự vào cuộc của toàn xã hội, trước hết phải giáo dục đạo đức, hiểu biết cũng như trách nhiệm với xã hội của người chăn nuôi, người sản xuất, kinh doanh thuốc và cán bộ thực thi giám sát thuộc cơ quan quản lý nhà nước. Người tiêu dùng cần lên tiếng tẩy chay sản phẩm không an toàn và ủng hộ sản phẩm uy tín, chất lượng đảm bảo rõ ràng về truy xuất nguồn gốc. Tiếp cận quản lý từ gốc, theo chuỗi, giám sát từ đầu vào, quá trình chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh thực phẩm.
Cùng với đó, cần chọn lựa, thay thế kháng sinh trong chăn nuôi như các hợp chất như acid hữu cơ, phytogentics, probiotics, chất xơ không hòa tan, prebiotics (chất xơ hòa tan) hoặc các giải pháp khác như bổ sung các chế phẩm giàu kháng thể, sử dụng enzyme, sử dụng kháng sinh thảo dược, vi sinh..
Hai chế phẩm hạn chế kháng sinh đến từ Hàn Quốc
TS Phạm Thị Trang – Giảng viên Bộ môn Dược Thú y, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên trình bày tại hội thảo
Trong báo cáo kết quả thử nghiệm chế phẩm DMFarm trên đàn lợn tại trang trại liên kết trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên năm 2022, TS Phạm Thị Trang – Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho biết, thí nghiệm được tiến hành từ 4/12/2021 – 18/04/2021, thực hiện trên 3 lô, mỗi lô là 30 con, sử dụng cùng một giống lợn, khối lượng tương đương; sử dụng khẩu phần ăn khác nhau: khẩu phần cơ sở đối chứng, khẩu phần cơ sở trộn chế phẩm DMFarm tỉ lệ 2kg/tấn thức ăn và khẩu phần cơ sở trộn chế phẩm men A tỉ lệ 2 kg/tấn thức ăn. Thành phần và hàm lượng của DMFarm bao gồm: Bacillus coagulance 1×10 7CFU/g, Bacillus lichenformis 5×107CFU/g, Bacillus subtilis 1×108 CFU/g, Bacillus subtilis 1×107 CFU/g.
Kết quả của thử nghiệm
Cũng theo TS Phạm Thị Trang, sau thời gian thử nghiệm, chỉ số ADG: của lô DMFarm là (933g/con/ngày) cao hơn lô Men A (893 g /con/ngày ) là 40g/con/ngày và cao hơn lô KPCS (869 g/con/ngày ) là 64 g/con/ngày. Với lô sử dụng DMFarm, chỉ số FCR đạt kết quả tốt nhất, đạt 2,47; tỷ lệ tiêu chảy trên lợn giảm 93,7%. Từ đó, việc sử dụng DMFarm đã mang lại lợi nhuận kinh tế tốt hơn 1.580.420 VNĐ/ 1 con, (tốt hơn lô Men A là : 314.420 VNĐ / 1 con và tốt hơn lô khẩu phần cơ sở là: 587.420 VNĐ /1 con).
Phát biểu trực tuyến tại hội thảo, GS Ko JungMoon, Đại học Y khoa Chungnam, Hàn Quốc cũng chia sẻ thêm về sản phẩm DM Farm, đây là hỗn hợp của vi khuẩn hiếu khí và kị khí, có tác dụng làm giảm các vấn đề đường ruột ở lợn (từ trên xuống), hỗn hợp bao gồm Clostridium butyricum và chế phẩm lên men Bacillus coagulance, Bacillus lichenformis, Bacillus subtilis. So với hàm lượng cũng như hiệu quả, đây là sản phẩm có ưu thế về giá cả, có thể giải quyết hầu hết các vấn đề tiêu hóa.
Cùng với đó, đây là sản phẩm có hiệu quả trong việc giảm mùi, giảm bệnh tật trong chăn nuôi, giúp tăng năng suất, cũng như thay thế một phần kháng sinh; cải thiện cũng như điều trị các bệnh về tiêu hóa. Khi sử dụng 0,1% cho hầu hết các loại gia súc, giải quyết được các vấn đề về phân loãng và tiêu chảy. GS cho rằng, nên dùng nồng độ cao ở giai đoạn còn non (lợn con, bê) và giai đoạn stress. Trong trường hợp tiêu chảy cấp, cần kết hợp với chất điện giải, nên dùng với nồng độ cao cho tới khi vấn đề được giải quyết (lợn con 1,0%) và lợn sữa 0,3%.
Cùng với đó sản phẩm này có thể cải thiện tình trạng phân, cụ thể làm tơi những phần bị vón cục hoặc giảm tích tục bám trên tường, giảm mạnh tình trạng phân bị vón cục lớn, xử lí phân trở nên dễ dàng hơn. Từ đó cải thiện sự tăng trưởng và cải thiện hiệu quả thức ăn, giảm sự chênh lệch và thay thế kháng sinh.
Cũng tại hội thảo, ông Nguyễn Tuấn Linh, bộ phận kĩ thuật chăn nuôi thú y của Công ty Cổ phần VietKo Bio cũng chia sẻ về sản phẩm của DCS 682. Theo đó, DCS 682 bao gồm các thành phần: Chất chiết xuất lên men CS 682(Saccharomyces cerevisiae): 3× 109 CFU/g; chất nuôi cấy men QS; Vitamin B1 100mg; Saccharin QS.
DCS 682 chịu được nhiệt độ cao đến 80°C, chịu được pH thấp, chịu được các loại thuốc kháng sinh. Sản phẩm này kích thích tính thèm ăn của vật nuôi, hỗ trợ chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng giúp vật nuôi tăng trọng nhanh, sớm xuất chuồng; tối ưu hóa dinh dưỡng, giảm FCR, giảm chi phí và tăng hiệu quả chăn nuôi. Cùng với đó, DCS 682 ức chế vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa, phòng các bệnh đường ruột, giảm rối loạn tiêu hóa, đầy bụng và khó tiêu; giảm các chi phí về thuốc men phòng, chữa bệnh; nâng cao chất lượng thịt, trứng, sữa, giúp người chăn nuôi tạo nên những sản phẩm sạch, không chứa chất tăng trọng, không chứa kháng sinh, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Cũng theo ông Nguyễn Tuấn Linh, DCS 682 khi thử nghiệm trên gà thịt ở lô đối chứng, chỉ số tăng trọng (ADG) là 13,73g/ngày; nhóm sử dụng 0,1% là 15,75g/ngày; 16,78g/ngày; chỉ số FCR ở lô đối chứng là 2,07, nhóm 0,1% là 1,79 và nhóm 1% là 1,69. Thử nghiệm FCR trên lợn con cai sữa ở lô đối chứng là 1,59, nhóm 0,1% là 1,38 và nhóm 1% là 1,24. Thử nghiệm trên lợn con cai sữa ở lô đối chứng là 370g/ngày; 390g/ngày ở lô 0,1% và 450g/ngày ở nhóm 1%.
Ông Nguyễn Tuấn Linh, bộ phận kĩ thuật chăn nuôi thú y của Công ty Cổ phần VietKo Bio
Tại nhiều trại chăn nuôi ở Hà Nội, Hải Dương, Quảng Ninh, Gà đi phân khuôn, giảm tiêu chảy, giảm mùi hôi chuồng trại. Ăn uống tốt, giảm mùi hôi chuồng trại và lông bóng mượt.
Ông Lê Tuấn Việt, đại diện Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (Quảng Ninh)
Cũng tại hội thảo, ông Lê Tuấn Việt, đại diện Công ty Cổ phần Khai thác khoáng sản Thiên Thuận Tường (Quảng Ninh), đồng tình với báo cáo kết quả của TS Phạm Thị Trang. Ông Việt cho biết thêm, khi sử dụng DM Farm, đàn lợn ít bệnh tật, tăng trưởng tốt, tiêu tốn thức ăn hợp lí, chi phí giá thành giảm, chất lượng sản phẩm tốt. Đây là sản phẩm tốt và đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi doanh nghiệp. Còn sản phẩm DCS 682 bước đầu đánh giá trên đàn gà đẻ và hiệu quả đánh giá tương đối tốt.
Một số hình ảnh khác tại hội thảo:
Nhà chăn nuôi đặt câu hỏi cho các nhà khoa học và Công ty Cổ phần VietKo Bio
Ban chủ tọa giải đáp thắc mắc của nhà chăn nuôi
Giám đốc kinh doanh của Công ty VietKo Bio giải đáp thắc mắc của nhà chăn nuôi, đại lý
Ban lãnh đạo VietKo Bio tặng hoa lưu niệm cho các diễn giả tại hội thảo
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo
HÀ NGÂN
Công ty Cổ Phần VietKo Bio
Địa chỉ: Số 11 đường Nguyễn Đăng, khu 2, Phường Suối Hoa, Thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam
Điện thoại: 0222.652.0246
Email: [email protected]
Website: https://vietkobio.com
- thay thế kháng sinh li>
- Vietko Bio li>
- Khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông Lâm Thái Nguyên li>
- phụ gia thức ăn Hàn Quốc li>
- DMFarm li>
- DCS 682 li>
- TS Phan Thị Hồng Phúc li>
- TS Nguyễn Quang Tính li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất