[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với 72 năm xây dựng và phát triển, ngành Thú y Hà Nội có biết bao thăng trầm, thay đổi về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ để triển khai các hoạt động chuyên môn. Nhưng trên hết, nhiệm vụ chính trị quan trọng được ngành Thú y Hà Nội thực hiện tốt đó là phát triển chăn nuôi và đảm bảo an toàn dịch bệnh đàn gia súc gia cầm, cùng các ngành liên quan khống chế, ngăn chặn các bệnh truyền nhiễm lây giữa người và động vật (điển hình như bệnh Dại, Cúm gia cầm, Liên cầu khuẩn, Nhiệt thán …) trên địa bàn Thành phố.
Nhìn lại hệ thống ngành Thú y 72 năm qua có biết bao thay đổi, biến động, ở thập kỷ những năm 1960 – 1970 hệ thống Thú y cấp tỉnh mang tên trạm Thú y, cấp quận huyện chỉ là bộ phận thú y thuộc phòng Nông nghiệp và PTNT quận, huyện.
Đến thập kỷ 1980 ở cấp tỉnh thành phố chuyển thành Chi cục Thú y, cấp huyện chuyển thành Công ty Thú y hoặc Công ty Dịch vụ Nông nghiệp, mỗi quận huyện lại có một tên gọi khác nhau.
Lực lượng Thú y Hà Nội làm công tác kiểm soát giết mổ
Đầu Thập kỷ 1990, theo Pháp lệnh Thú y năm 1993, Thú y cấp tỉnh chuyển thành Chi cục Thú y, cấp huyện có các Trạm Thú y để thực hiện chức năng Quản lý nhà nước về công tác Thú y. Đặc biệt hệ thống thú y cấp xã, phường trong giai đoạn này chưa được quan tâm thực sự, chỉ là hệ thống cán bộ xã chuyên làm dịch vụ, có nơi thì được trả bằng thóc, có nơi trả công theo vụ, một năm người làm công tác thú y hàng ngày lăn lộn với công việc (đêm hôm gắn bó với trâu, bò, lợn gà …) đầy gian nan vất vả, có khi nguy hiểm đến tính mạng, song cũng chỉ được tính công bằng vài ba chục kg thóc. Vì chưa được quan tâm nên việc ngăn chặn khống chế dịch bệnh tại các cơ sở gặp nhiều khó khăn, đặc biệt khi dịch bệnh xảy ra thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Trước bối cảnh diễn biến dịch bệnh phức tạp, năm 2013, với sự quan tâm chỉ đạo quyết liệt của Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu đề xuất UBND Thành phố trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết 04, trong đó hệ thống Thú y xã, phường đã được quan tâm, trú trọng từ Thành phố đến xã, phường, đặc biệt hệ thống thú y đã được quan tâm đến tận thôn, xóm. Nhân viên Thú y xã được trả công lao động như một viên chức, đây chính là “điểm nhấn” trong hệ thống thú y, thực hiện việc thống kê quản lý đàn vật nuôi, giám sát dịch bệnh có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại, rủi ro do dịch bệnh.
Đến năm 2018, một lần nữa Chi cục Thú y có thay đổi, được bổ sung chức năng nhiệm vụ về quản lý Chăn nuôi, một tên mới được đồng hành, đó là cùng với nhiều tỉnh thành trong cả nước Chi cục Thú y được mang tên “Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội” trên cơ sở hợp nhất Chi cục Thú y và phòng Chăn nuôi thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Tên gọi thay đổi cùng chức năng, nhiệm vụ được bổ sung phù hợp tình hình mới trong đó phải kể đến nhiệm vụ lớn là thực hiện việc quản lý chăn nuôi, quản lý giống, thức ăn chăn nuôi, tham mưu đề xuất các chính sách về chăn nuôi trên địa bàn Thành phố.
Lực lượng Thú y Hà Nội tiêm phòng cúm gia cầm cho đàn vật nuôi
Thời gian qua được sự quan tâm chỉ đạo của UBND Thành phố, Cục Chăn nuôi, cục Thú y, đặc biệt sự chỉ đạo trực tiếp của Sở Nông nghiệp và PTNT, sự giúp đỡ của các ngành, đơn vị liên quan, Chi cục Chăn nuôi và Thú y từng bước ổn định tổ chức và đi vào hoạt động với chức năng nhiệm vụ được giao.
Về hệ thống ngành, hiện tại Chi cục có 5 phòng chuyên môn, 30 trạm Chăn nuôi và Thú y các quận, huyện, thị xã, 2 đơn vị trực thuộc (đội Kiểm dịch lưu động, Trạm Kiểm dịch đầu mối giao thông và Chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật), trực tiếp triển khai các hoạt động chuyên môn tại các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi, cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố.
Đối với mạng lưới thú y xã, phường thị trấn đã tham mưu để HĐND Thành phố có Nghị quyết quy định hệ thống nhân viên thú y xã phường (với 579 xã, phường, thị trấn) thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao và hưởng chế độ như cán bộ “Không chuyên trách” cấp xã theo đúng quy định của Luật Thú y. Đến nay cả hệ thống đã và đang vận hành ngày càng hiệu quả trong lĩnh vực phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh tại các quận, huyện, thị xã.
Với bề dày 72 năm, xây dựng và phát triển, sự cố gắng nỗ lực của cả hệ thống ngành từ thành phố đến các quận huyện, thị xã, ngành Thú y Hà Nội đã gặt hái được những thành quả lớn, quan trọng được các cấp các ngành ghi nhận đó là:
Đưa ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển mạnh mẽ
Là Thủ đô song hiện Hà Nội có tổng đàn gia súc gia cấm lớn đứng ở tốp đầu cả nước với tổng đàn gia cầm 38 – 40 triệu con, đàn lợn 1,5 triệu con, đàn trâu bò 164 ngàn con, đàn chó mèo khoảng 460 ngàn con. Đặc biệt chất lượng đàn gia súc, gia cầm những năm qua được cải thiện đáng kể về chất lượng giống được nhiều tỉnh, thành đến tham quan học tập kinh nghiệm. Cụ thể đàn bò sữa tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt 100 %, đã đưa tinh phân ly giới tính để nâng cao chất lượng đàn giống và năng suất sữa. Đàn bò thịt, đàn lợn tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt trên 80 %, đàn gia cầm nhiều giống mới năng suất cao được đưa vào thực tế sẩn xuất, các giống bản địa được khôi phục, nhiều giống mới năng suất cao trên Thế giới đã được đưa vào thực tiễn sản xuất có hiệu quả.
Với vai trò làm công tác tham mưu, ngành Thú y Hà Nội đã thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch tái cấu trúc ngành chăn nuôi, chương trình phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030, tầm nhìn đến 2045; thực hiện tốt việc hướng dẫn chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng quy hoạch phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư gắn với mạng lưới giết mổ, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tăng cường thực hiện công tác quản lý các sơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi; giống vật nuôi trên địa bàn Thành phố, đặc biệt những năm qua tập trung tham mưu các chính sách về phát triển chăn nuôi mà điển hình là chính sách nâng cao chất lượng giống cho các hộ chăn nuôi (cung ứng tinh lợn, bò miễn phí). Chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở sơ chế, chế biến, bảo quản giống, bảo quản nông sản. Chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung, hỗ trợ chi phí vật tư, hóa chất cho công tác tiêm phòng, hỗ trợ khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và xử lý môi trường chăn nuôi để đảm bảo chăn nuôi phát triển hiệu quả bền vững.
Đặc biệt, từ năm 2020 khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã tham mưu để Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành Nghị quyết về khu vực không được phép chăn nuôi và chính sách hỗ trợ di dời các cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn Thành phố được chính quyền và người dân đồng thuận cao.
Chăn nuôi bò thịt tại xã Minh Châu, huyện Ba Vì, Hà Nội
Làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
Hàng năm thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Tổ chức tốt việc tiêm phòng vắc xin định kỳ và bổ sung cho đàn vật nuôi, hàng năm chỉ đạo tổ chức 5 – 6 đợt tổng vệ sinh tiêu độc trên địa bàn toàn Thành phố. Chỉ đạo, triển khai có hiệu quả việc kiểm tra việc xuất, nhập động vật, gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố. Tham mưu UBND Thành phố ban hành Quyết định số 761/QD-UBND ngày 17/02/2020 về việc phê duyệt “Mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung”, vừa đảm bảo an toàn dịch bệnh vừa đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
Những năm qua tập trung cao độ cho công tác quản lý đàn chó nuôi trên địa bàn các quận, nhằm ngăn chặn bệnh dại và hơn thế nữa đảm bảo cho du lịch, người nước ngoài sinh sống tại Thủ đô thấy được hình ảnh của một Thủ đô xanh, sạch, đẹp quan tâm đến “Phúc lợi động vật” đó chính là việc quản lý chó nuôi.
Đến nay đã 4 quận (Thanh Xuân, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm) đã được công nhận Vùng an toàn bệnh Dại; 44 cơ sở chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong công tác chống dịch, nhất là đối với các dịch bệnh nguy hiểm (như Cúm gia cầm, Tai Xanh, Lở mồm long móng, Dịch tả lợn Châu phi, Viêm da nổi cục. …) Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội đã làm tốt công tác tham mưu để khống chế và ngăn chặn dịch có hiệu quả, giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất; tham mưu để chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác hỗ trợ cho người dân có gia súc, gia cầm bị tiêu hủy tránh trục lợi, đảm bảo nhanh chóng để người chăn nuôi tái sản xuất.
Từ năm 2019 đến nay, trong công tác phòng chống dịch Covid-19 đi đôi với thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, không lo sợ nguy hiểm đến tính mạng, những cán bộ thú y vẫn hàng đêm thực hiện kiểm soát giết mổ để đảm bảo cho người dân có thực phẩm qua kiểm soát hàng ngày.
Về kết quả chăm lo đời sống, việc làm trong hệ thống ngành, với lực lượng công chức, viên chức, người lao động lớn, để đảm bảo các hoạt động chuyên môn có hiệu quả, động viên người lao động yên tâm công tác việc chăm lo đời sống, việc làm, các chế độ chính sách của người lao động, công tác thi đua khen thưởng cũng được ngành luôn quan tâm chú trọng. Hàng năm các hoạt động văn hóa, thể thao, tham quan, nghỉ dưỡng, trao đổi kinh nghiệm được tổ chức tốt, nhất là dịp kỷ niệm ngành 11/7 hàng năm. Nhiều tập thể, cá nhân trong hệ thống ngành được các cấp các ngành ghi nhận bằng những tấm bằng khen, giấy khen. Tập thể Chi cục Chăn nuôi và Thú y cũng đã được UBND Thành phố tặng Huân chương lao động hạng III về những thành tích đạt được.
Trong thời gian tới, với ngành Nông nghiệp nói chung, ngành Chăn nuôi, Thú y nói riêng dự báo có quá nhiều khó khăn, thách thức bởi biến đổi khí hậu, diễn biến dịch bệnh phức tạp, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhiều bệnh mới, chủng mới xuất hiện, nhiều bệnh truyền lây giữa người và động vật tái nhiễm, môi trường ô nhiễm nặng, chăn nuôi nhỏ lẻ phân tán tỷ lệ còn cao. Đặc biệt khi Thành ủy và UBND Thành phố đã có chủ trương, kế hoạch thí điểm hợp nhất 03 đơn vị cấp huyện (Trạm Chăn nuôi và Thú y, trạm Trồng trọt và BVTV, trạm Khuyến nông) thành Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp trực thuộc UBND huyện quản lý. Đây thật sự là một khó khăn thách thức không nhỏ với Ngành Thú y để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới.
Phát huy kết quả đạt được sau 72 năm xây dựng và phát triển ngành Thú y Hà Nội đã và đang thực hiện tốt việc quán triệt sâu sắc đến cả hệ thống công chức, viên chức người lao động chấp hành nghiêm chủ trương của Thành phố; trong mọi tình huống, ở mọi nơi, mọi lúc vẫn quyết tâm cao để hoàn thành nhiệm vụ chức, trách được giao; làm tốt hơn nữa công tác cải cách hành chính trong hệ thống, nâng cao năng lực phát huy sở trường của từng người để nâng cao hiệu quả hoạt động. Về chuyên môn làm tốt hơn công tác dự báo tình hình về phát triển chăn nuôi trước bối cảnh trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, diễn biến dịch bệnh khó lường. Đặc biệt làm tốt hơn công tác tham mưu về chính sách, nhất là chính sách đặc thù trong phát triển chăn nuôi phòng chống dịch bệnh, phát triển chăn nuôi theo hướng sinh học, hữu cơ, xây dựng chuỗi liên kết, chăn nuôi công nghệ cao tiến tới xuất khẩu để ngành chăn nuôi ngày càng phát triển hiệu quả, bền vững.
Ngành Chăn nuôi, Thú y Hà Nội rất mong sự quan tâm hơn nữa của các cấp các ngành để kế tục xứng đáng sự nghiệp vẻ vang của các thế hệ đi trước, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác Chăn nuôi và Thú y trên địa bàn Thành phố./.
TS Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 125 SL Ấn định luật lệ bài trừ bệnh truyền nhiễm gia súc, đây là văn bản Pháp luật đầu tiên của nước ta về công tác Thú y, đánh dấu mốc lịch sử cho sự ra đời và phát triển của ngành Thú y Việt Nam và cũng là nền tảng của hệ thống pháp luật về thú y hiện nay. Ngày 12/7/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 664/QĐ-TTg về việc lấy ngày 11/7 hàng năm là “Ngày truyền thống của ngành Thú y Việt Nam”. Đây chính là sự ghi nhận đối với những đóng góp to lớn của ngành những năm qua trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất