Ông Nguyễn Ngọc Phúc, ở thôn Thanh Lâm, xã Đức Minh (Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) đã xây dựng được thương hiệu “Mật ong Đắk Mil”. Mật ong của gia đình ông đã trở thành sản phẩm đặc trưng của huyện Đắk Mil và đang hướng tới xuất khẩu.
Ông Phúc quê ở Đồng Nai. Trước khi đến với Đắk Mil, ông đã 35 năm gắn bó với nghề nuôi ong. Năm 1994, ông chọn vùng đất Đắk Mil làm điểm dừng chân để thử nghiệm phát triển nghề nuôi ong.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, ông Phúc đánh giá hoa cà phê có lượng mật chất lượng cao, giàu tiềm năng, nên quyết định ở lại lập nghiệp tại Đắk Mil một cách lâu dài.
Ông Phúc chia sẻ, ông đã trải qua nhiều thăng trầm với nghề nuôi ong. Trong đó, ông phải mất rất nhiều tiền, mất nhiều đàn ong mới có được thành công như ngày hôm nay.
Những câu chuyện thăng trầm mà ông Phúc nhắc đến là những đợt mật ong xuống giá, chỉ còn 8.000 đồng/kg, nhưng bán không ai mua. Đó là những đợt ong chết do ăn phải thuốc bảo vệ thực vật. Những lần ong bỏ thùng vì ong chúa quá già, không kịp thay thế…
Mật ong sau thu hoạch được ông Phúc đóng chai theo quy trình an toàn đạt chuẩn quốc tế
Từ những thất bại đã giúp ông Phúc rút ra được nhiều kinh nghiệm để tự tin đầu tư phát triển, có cách làm hiệu quả, sáng tạo khi nuôi ong.
Tại Đắk Mil, từ những thùng ong khởi nghiệp đầu tiên, ông liên tục gây đàn, mở rộng quy mô đầu tư. Có những thời điểm, đàn ong của ông lên đến 1.000 thùng.
Năm 2007, ông Phúc thành lập Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Gia chuyên chăn nuôi, cung cấp mật ong. Doanh nghiệp đã giúp ông kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm tốt hơn.
Theo ông Phúc, mật ong hoa cà phê mà ông sản xuất là loại mật nguyên chất nhất. Bởi vào giai đoạn hoa cà phê nở rộ, ông đặt các thùng ong ngay tại rẫy cà phê để giúp chúng lấy mật.
Mật ong hoa cà phê có màu vàng nhạt, dẻo quánh, không ngọt gắt như các loại mật hoa khác. Loại mật này không bị ngả màu hay đóng đường dù bảo quản lâu ngày.
Mỗi mùa hoa cà phê, ông Phúc có thể sản xuất được từ 9 – 10 tấn mật ong. Để chất lượng mật bảo đảm tự nhiên, tránh rủi ro chết đàn, mật bị nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, ông đã chọn vùng nuôi an toàn.
Trước khi mang đàn ong đi chăn ở đâu, ông thường đến khảo sát nhiều ngày để đánh giá độ an toàn cho ong. Để ong không bỏ đàn, ông thường tự gây ong chúa và thay ong chúa thường xuyên. Điều này cũng giúp đàn ong sinh sản tốt.
Hiện nay, ông Phúc duy trì đàn ong 120 thùng, nuôi theo công nghệ cao để lấy mật nguyên chất. Để bảo đảm chất lượng mật, sau mỗi vụ thu hoạch, mỗi lô sản phẩm, ông đều mang đi kiểm tra ở Viện Pasteur.
Ngoài ra, ông Phúc còn đầu tư máy lọc, máy hạ thủy phần, máy đóng chai… để thực hiện các khâu chiết xuất, chế biến mật ong.
Sản phẩm mật ong của gia đình ông được sản xuất và đóng gói với nhãn hiệu “Mật ong Đắk Mil”. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế HACCP, bảo đảm chất lượng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Hiện nay, sản phẩm mật ong của gia đình ông Phúc đã có mặt tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước. Ông cũng đang kết nối, tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho sản phẩm.
Năm 2021, sản phẩm “Mật ong Đắk Mil” của ông Phúc đã được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP hạng 3 sao. “Đó là thành công lớn và mở ra nhiều cơ hội cho sản phẩm mật ong của chúng tôi. Mục tiêu trong thời gian tới của chúng tôi là đưa sản phẩm “Mật ong Đắk Mil” ra thị trường các nước”, ông Phúc chia sẻ.
Bài, ảnh: Hưng Nguyên
Nguồn: Báo Đắk Nông
- Mật ong Đắk Mil li> ul>
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất