[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 6/2/2012, tại Cà Mau, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì Hội nghị phát triển ngành tôm Việt Nam. Hội nghị nhằm tìm những giải pháp để phát triển ngành tôm, hướng đến mục tiêu xuất khẩu đạt 10 tỷ USD…
Ngành tôm đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu 10 tỷ
Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016 là năm đặc biệt khó khăn đối với ngành nông nghiệp và nuôi tôm. Nguyên nhân do tình hình hạn, mặn diễn ra khốc liệt tại ĐBSCL, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại khoảng trên 188.000ha.
Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt của Bộ NN&PTNT và các địa phương, vào cuộc quyết liệt của các doanh nghiệp, người nuôi với các giải pháp phù hợp, ngành tôm đã đạt được những kết quả: Tổng diện tích thả nuôi đạt 694.645ha (bằng năm 2015), tổng sản lượng thu hoạch đạt trên 657.000 tấn, tăng 9% so với năm 2015. Năm 2016, Việt Nam đã xuất khẩu tôm sang hơn 90 thị trường, đạt kim ngạch trên 3,15 tỷ USD, tăng 6,7% so với năm 2015.
Bên cạnh những tiềm năng, lợi thế, ngành tôm nước ta vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc cần phải tháo gỡ để phát triển bền vững. Trong có có vấn đề về tôm giống, giá thức ăn nuôi tôm còn cao,…. Riêng tôm giống.mỗi năm nước ta vẫn phải nhập khẩu từ 180.000 – 260.000 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ (chiếm 90%).
Giá thành sản xuất tôm ở nước ta vẫn còn cao. Tình trạng lạm dụng thuốc, hóa chất, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu vẫn còn xảy ra ở các cơ sở nuôi; chế biến nhỏ lẻ đang làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam…
Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dư địa để phát triển con tôm là rất lớn, dưới tác động biến đổi khí hậu, nước mặn có thể xâm nhập sâu và làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, ở mặt khác đó chính là lợi thế phát triển thủy sản, chính là con tôm nước lợ.
“Thị trường tôm tới đây và những năm tới chưa có giới hạn về đầu ra. Cho đến nay không có con gì nuôi mà tốc độ sinh khối, giá trị thu nhập cao như con tôm nếu làm đúng. Hiện tại, chúng ta đã tạo dựng được những yếu tố cơ bản ban đầu cho hình thành ngành công nghiệp tôm. Tiềm năng phát triển con tôm không chỉ trên 3 tỷ USD, không chỉ 700.000ha như hiện nay”, ông Nguyễn Xuân Cường nhận định.
Nói về những khó khăn của ngành tôm, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, chia sẻ: “Tôi đã làm nghề tôm trên 35 năm. Tuy nhiên, vừa rồi tôi sang Ecuador thì mới nhận ra tất cả kiến thức về tôm mà tôi đã học sai hết. Ecuador có 175.000ha nhưng sản lượng tôm bằng nước ta 700.000ha. Nếu như sản lượng tôm nuôi chúng ta bằng sản lượng bằng 2/3 tôm nuôi của Ecuador thì nước ta có khả năng xuất khẩu 14 tỷ USD về tôm. Họ nuôi tôm với mật độ thấp, vừa sức tải môi trường, nuôi tôm kháng bệnh nên giá thành rất thấp”.
Ông Quang cũng cho biết doanh nghiệp đang triển khai mô hình doanh nghiệp xã hội tôm – rừng (sau đó chuyển sang tôm quảng canh, tôm – lúa, tôm công nghiệp). Tôm rừng đước là tôm sinh thái, tôm hữu cơ, sạch kháng sinh và giá bán rất cao. Thế nhưng, trên thị trường thế giới chúng ta không bán được vì chưa có chứng nhận quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Con tôm đã lớn lên cùng với sự đổi mới của đất nước. Năm 1986, cả nước chỉ có 68 trại sản xuất với 2 triệu tôm post. Nhưng đến năm 2016, cả nước có gần 700.000ha, sản lượng 657.000 tấn, xuất khẩu đạt gần 3,2 tỷ USD. Đặc biệt, khoa học công nghệ, giống thức ăn, trình độ thâm canh đã có nhiều mô hình tốt”.
Theo Thủ tướng, biến đổi khí hậu là nguy cơ nhưng cũng chính là thời cơ trong một số ngành sản xuất, đặc biệt là ngành thủy sản, trong đó có nuôi tôm. Từ thực tiễn này, Thủ tướng đặt vấn đề phải phát triển ngành tôm ở mức độ cao hơn, chất lượng tốt hơn. Thủ tướng cho rằng mục tiêu mà Bộ NN&PTNT đưa ra cho ngành tôm là xuất khẩu đạt giá trị 10 tỷ USD vào năm 2030 là quá thấp.
“Riêng Minh Phú đã quyết tâm đến 2021 xuất khẩu 2 tỷ USD. Vậy còn 8 tỷ USD nữa với 28 tỉnh có biển và nhiều doanh nghiệp lớn, tại sao không đạt 10 tỷ USD sớm hơn?”, Thủ tướng đặt câu hỏi. “Tôi đặt vấn đề với các đồng chí đến năm 2025, ngành tôm phải đạt 10 tỷ USD xuất khẩu”, Thủ tướng chỉ đạo.
“Chúng ta có thể chủ động giống không? Thức ăn tốt và giá thành phù hợp, có làm được không? Quy trình, kỹ thuật canh tác tôm nhân rộng thế nào để có năng suất cao, không bị dịch bệnh. Chế biến, thương hiệu thế nào, bao bì làm sao?”, Thủ tướng đặt hàng loạt vấn đề để các đại biểu cùng suy nghĩ, thảo luận và có thể mạnh dạn kiến nghị với Chính phủ các cơ chế, chính sách để phát triển lợi thế này của Việt Nam, “chứ không phải rụt rè từng dấu chấm, dấu phẩy”.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Tôi đề nghị phải kiểm soát cho được độc quyền nhóm trong việc cung cấp giống và thức ăn cho con tôm. Muốn phát triển ngành tôm, đảm bảo sinh kế cho người dân phải xây dựng thương hiệu sản phẩm tôm dựa trên đặc thù lợi thế tự nhiên của địa phương. Các cơ quan nhà nước cần cung cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp tình hình cung cầu, giá cả thị trường.
Để nâng cao sức cạnh tranh, ngành tôm cần phải được nâng công suất trên cơ sở giảm chi phí trung gian; chú trọng đa dạng thị trường xuất khẩu. Ngoài ra, có chế tài xử lý thích đáng việc bơm tạp chất vào tôm để trục lợi bất chính; phải đảm bảo quyền lợi cho nhà sản xuất, nhà xuất khẩu bảo vệ uy tín và thương hiệu tôm Việt Nam”.
Như Ngọc
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi bò li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất