[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đầu năm 2017, trên thế giới, tình hình cúm gia cầm có những diễn biến khó lường. Cùng với đó, thời tiết chuyển mùa càng làm cho bệnh Lở mồm long móng (LMLM), tai xanh dễ bùng phát thành dịch và lây lan ở nước ta. Vì vậy, đòi hỏi nhà chăn nuôi tích cực kết hợp nhiều biện pháp phòng, chống dịch cho đàn vật nuôi của mình, tránh thiệt hại đáng tiếc xảy ra!
Tiêm phòng cho vật nuôi là cách phòng bệnh tốt nhất
Dịch cúm gia cầm đang hoành hành
Cuối tháng 1/2017, Campuchia đã thông báo một đợt bùng phát virus cúm gia cầm H5N1 ở miền Đông Nam nước này.Tuyên bố của Bộ Nông nghiệp Campuchia đăng trên trang web của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết virus H5N1 được tìm thấy trong đàn gà nuôi tại vùng Svay Rieng hồi tuần trước. Đã có 68 con gia cầm chết và 322 con bị tiêu hủy.
Đầu tháng 2/2017, ông Nguyễn Văn Mấy, Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Tây Ninh, cho biết, khu vực tỉnh Svay Riêng (Campuchia), giáp biên giới với tỉnh Tây Ninh đang bùng phát ổ dịch cúm gia cầm (H5N1) và bệnh LMLM trên đàn trâu, bò, gây chết nhiều gia súc, gia cầm.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh dịch cúm gia cầm đang bùng phát ở nhiều nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản… và cả ở châu Âu như Đức, Séc, Thụy Điển, Pháp, Hà Lan…, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn nuôi và xuất khẩu các sản phẩm từ gia cầm.
Tại Trung Quốc, theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tình hình dịch cúm A (H7N9) đang có xu hướng gia tăng tại Trung Quốc từ tháng 10/2016 tạo thành đợt dịch thứ 5 kể từ năm 2013 với hơn 100 trường hợp mắc ở người, tập trung chủ yếu ở 4 tỉnh: Triết Giang, Quảng Ðông, Giang Tô, An Huy. Các tỉnh này đã từng ghi nhận các ổ dịch cúm A (H7N9) trong vài năm gần đây. Các trường hợp mắc đều có tiền sử đi qua các chợ buôn bán gia cầm sống hoặc có tiếp xúc với gia cầm; chưa có bằng chứng về việc lây truyền dễ dàng từ người sang người. Do nước ta có sự giao lưu thương mại, du lịch lớn với Trung Quốc, đặc biệt là với tỉnh Quảng Đông- nơi đã ghi nhận nhiều ổ dịch cúm A(H7N9). Vì vậy, nguy cơ bị nhiễm virus cúm A(H7N9) là khá lớn.
Mùa đông là thời gian các chủng virus cúm gia cầm bùng phát do hoạt động di cư của các loài chim và gia cầm hoang dã. Chính vì vậy, những người tiếp xúc trực tiếp với các loại gia cầm sống – chẳng hạn như chăn nuôi, tiêu thụ, giết mổ hoặc gia công các sản phẩm từ gia cầm – phải đặc biệt đề cao cảnh giác.
Tại tỉnh Nghệ An, theo thông tin từ UBND tỉnh, từ ngày 15/01/2017 đến ngày 2/2/2017 đã xảy ra 03 ổ dịch cúm gia cầm H5N1 tại huyện Đô Lương và huyện Diễn Châu làm nhiều gia cầm ốm, chết buộc phải tiêu hủy.
Cũng trong ngày 08/02, Cục Thú y đưa tin, trong ngày, không có báo cáo ổ dịch mới phát sinh từ các địa phương. Hiện nay, cả nước không có dịch Cúm gia cầm. Cùng với đó, xuất hiện 02 ổ dịch lở mồm long móng trên gia súc phát sinh từ tỉnh Hà Tĩnh, cụ thể như sau: Ngày 23/01/2017 phát sinh 01 ổ dịch tại phường Bắc Hồng, thị xã Hồng Lĩnh làm tổng số gia súc mắc bệnh là 06 con (05 trâu, 01 bò); và ngày 25/01/2017, phát sinh 01 ổ dịch tại 07 hộ chăn nuôi của xã Đức Lập, huyện Đức Thọ làm tổng số gia súc mắc bệnh là 15 con (02 trâu, 13 bò). Chi cục Chăn nuôi và Thú ý tỉnh đã phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành công tác phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Nhiều nguy cơ…
Cục Thú y nhận định:
Đối với Cúm gia cầm: Với diễn biến phức tạp của thời tiết nên nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao; các địa phương cần chủ động trong công tác phòng, chống Cúm gia cầm độc lực cao H5N1, H5N6 và một số chủng virus cúm có thể lây sang người như virus H7N9; tăng cường kiểm soát và xử lý nghiêm việc nhập lậu gia cầm, giám sát chặt địa bàn để phát hiện và xử lý ổ dịch kịp thời.
Lở mồm long móng: Các địa phương thuộc khu vực có nguy cơ cao, nơi có ổ dịch cũ, có đàn gia súc chưa được tiêm phòng triệt để, đặc biệt các địa phương có dự án cung ứng con giống gia súc, xóa đói giảm nghèo cần tăng cường giám sát, phát hiện sớm ổ dịch, tổ chức tiêm phòng vắc xin LMLM, kiểm soát chặt việc vận chuyển gia súc, quản lý giết mổ gia súc để giảm thiểu nguy cơ phát sinh, lây lan dịch.
Tai xanh trên lợn: Hiện nay, virus Tai xanh vẫn tồn tại trong môi trường chăn nuôi kết hợp với những diễn biến phức tạp của thời tiết ảnh hưởng xấu đến sức khỏe đàn lợn dễ làm phát sinh dịch bệnh. Trong thời gian tới, có thể tiếp tục xuất hiện các ổ dịch nhỏ lẻ trên địa bàn có ổ dịch cũ và khu vực có nguy cơ cao. Các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn lợn, phát hiện sớm ổ dịch, thực hiện nghiêm các quy định về kiểm dịch vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, tăng cường kiểm soát giết mổ lợn, chủ động ngăn chặn dịch phát sinh và lây lan.
Các biện pháp quyết liệt
Trước tình hình dịch bệnh có thể lây qua Việt Nam từ các hoạt động trao đổi, vận chuyển hàng hóa, du lịch của cư dân biên giới. Chi cục Thú y tỉnh Tây Ninh chỉ đạo Trạm bảo vệ thực vật các huyện biên giới, các cửa khẩu triển khai phòng chống dịch. Cụ thể, phân công cán bộ trực; kiểm tra, kiểm soát chặt, không để người dân mang gia cầm, gia súc từ Campuchia sang; đồng thời phun, xịt sát trùng 100% các phương tiện từ vùng dịch sang.
Đối với những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ và trang trại lớn trên tuyến biên giới, tỉnh khuyến cáo người dân tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ, thường xuyên phun thuốc sát trùng, vệ sinh chuồng trại; không để người lạ tiếp xúc khu vực chăn nuôi…để phòng tránh dịch bệnh phát sinh.
Hiện, Chi cục thú y đề nghị tỉnh khẩn trương cấp kinh phí để triển khai tiêm phòng đợt 1/2017 sớm hơn mọi năm đối với đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, ưu tiên tiêm phòng 2 loại bệnh H5N1 và LMLM cho 100% đàn gia súc, gia cầm của người dân tại 5 huyện biên giới của tỉnh.
UBND tỉnh Nghệ An vừa có có công điện khẩn số 03 ngày 7/2/2017 về việc tập trung triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu thủ trưởng các địa phương và sở ban ngành liên quan phối hợp tập trung dập tắt ổ dịch, không để dịch lây lan ra diện rộng. Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Trạm kiểm dịch Bắc Nghệ An, Sở Y tế, Công an tỉnh… phối hợp theo dõi nắm tình hình và có biện pháp xử lý, hạn chế lây lan dịch bệnh. Tăng cường công tác giám sát, phát hiện nhanh các trường hợp gia cầm mắc bệnh để xử lý ổ dịch trong diện hẹp…
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội cho biết, Hà Nội đã chủ động phòng các loại dịch bệnh đầu năm với nhiều biện pháp như: Tổ chức tiêm phòng sớm, đặc biệt là vùng có nguy cơ lây nhiễm cao như Mê Linh, Phúc Thọ. Ngày 20/2/2017, các địa phương trên địa bàn Hà Nội sẽ tổ chức tiêm phòng đồng loạt, các đơn vị tiêm trước thì tiến hành vào ngày mùng 10/2. Tổng tẩy uế vệ sinh môi trường vào ngày 20/2/2017. Tăng cường, nắm bắt thông tin, thắt chặt việc quản lý đầu vào, đầu ra các nguồn sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền: Chỉ đạo các trạm thú y thông báo cho người dân bằng hệ thống loa truyền thanh xuống các thôn xóm, cảnh báo nguy cơ, đưa ra hướng dẫn cho người chăn nuôi chủ động phòng dịch. Đối với các trang trại quy mô lớn, tập trung chỉ đạo thú y hướng dẫn xuống tận thôn bản để kiểm tra giám sát và hướng dẫn. Cùng với đó, chỉ đạo thú y huyện tập trung giám sát dịch bệnh xuống thôn bản, nếu hiện phát hiện dịch bệnh, vật nuôi chết thì cần phải thì báo cáo ngay, không để dịch để dịch lây lan.
Ông Sơn cũng khẳng định, đến nay cơ bản tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP đã ổn định. Trước đó, ngày 25/01/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 21/KH-UBND về Phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn TP Hà Nội trong suốt năm 2017 với các nội dung như: tuyên truyền tập huấn; giám sát dịch bệnh; tiêm phòng vắcxin; vệ sinh tiêu độc, khử trùng; xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh; quản lý giống và thức ăn chăn nuôi; thanh tra, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y…
Nguyễn Huệ
Các địa phương căn cứ tình hình dịch bệnh trên địa bàn, thông báo của Cục Thú y về lưu hành vi rút Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Tai xanh và hướng dẫn sử dụng vắc xin năm 2016 (văn bản số 2151/TY-DT ngày 24/10/2016) để tổ chức mua đúng loại vắc xin phòng, chống dịch nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Lãnh đạo, chuyên viên của Cục Thú y, Cơ quan Thú y vùng và các Trung tâm chuyên ngành tiếp tục kiểm tra, chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm theo quy định.
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- dịch cúm gia cầm li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- chăn nuôi làm giàu li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất