Dù đã hết thời hạn tổ chức tiêm phòng vắc-xin đợt 1 cho gia cầm năm 2022 hơn 1 tháng nhưng nhiều địa phương tại Hà Tĩnh tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp, nguy cơ dịch bệnh tấn công đàn vật nuôi là rất lớn.
Huyện Đức Thọ vừa tiêu hủy đàn gia cầm của ông Lê Anh Toản (thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ) do nhiễm cúm gia cầm H5N1.
Vừa qua, trang trại của ông Lê Anh Toản (thôn Tiến Thọ, xã Yên Hồ, Đức Thọ) đã phải tiêu hủy gần 1.700 con gia cầm bị nhiễm bệnh. Kết quả xét nghiệm phát hiện thấy vi-rút gây bệnh cúm gia cầm H5N1 trong mẫu kiểm tra.
Được biết, trong số gia cầm bị tiêu hủy, 1.500 con vịt được mua từ trang trại chăn nuôi ở Hà Nội về, không có hồ sơ mua bán gia cầm lưu tại trang trại. Toàn bộ số gia cầm của trang trại đều chưa tiêm vắc-xin cúm gia cầm đợt 1 năm 2022. Trang trại chăn nuôi tổng hợp, theo hình thức nhỏ lẻ nên việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi khó thực hiện. Đây được xem là những nguyên nhân trực tiếp khiến đàn gia cầm của ông Toản bị “dính” bệnh.
Ông Hà Quang Thăng – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Đức Thọ cho biết: “Thời gian tới, nguy cơ dịch cúm gia cầm rất dễ lây lan ra diện rộng trên địa bàn do đàn gia cầm được tiêm phòng vắc-xin đợt 1/2022 đạt tỷ lệ thấp (toàn huyện tiêm chỉ đạt 24,8% kế hoạch; xã Yên hồ tiêm được 1.000 con, đạt 6,6 %)”.
Hiện nay, toàn tỉnh chỉ mới đạt trên 23% kế hoạch tiêm phòng cho gia cầm đợt 1 năm 2022.
Trên thực tế, không phải chờ đến khi hộ ông Toản phải chịu thiệt hại lớn trong chăn nuôi, ngành chuyên môn mới đưa ra khuyến cáo mà từ nhiều năm nay, việc đàn gia cầm nhiễm bệnh, chết do không tiêm phòng dịch đã có nhiều bài học nhãn tiền.
Tuy nhiên, theo thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh (Sở NN&PTNT), tỉ lệ tiêm phòng cúm gia cầm tại Hà Tĩnh vẫn luôn đạt thấp. Năm nay, khi thời hạn tiêm phòng đợt 1 đã kết thúc hơn 1 tháng, toàn tỉnh chỉ mới đạt trên 23% kế hoạch. Một số địa phương có tỉ lệ tiêm phòng rất thấp như: Nghi Xuân đạt 10,5% kế hoạch, Can Lộc đạt 27,3%, Hương Sơn 1,2%, Vũ Quang 3,6%, huyện Kỳ Anh gần 1%…
Nguy cơ dịch bệnh luôn thường trực trong bối cảnh vắc-xin của tiêm đợt cũ đã hết tác dụng, thời tiết diễn biến thất thường, nhiều ổ dịch đang xuất hiện trong nước, việc vận chuyển gia súc, gia cầm chưa được kiểm soát tốt.
Trao đổi về lý do tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm đạt thấp, cơ quan chuyên môn tại các địa phương như Thạch Hà, Hương Sơn, Vũ Quang, Can Lộc cho biết, ở địa bàn phần lớn là chăn nuôi nông hộ (hộ gia đình nuôi nhỏ lẻ, tự cung tự cấp) nên người dân không mấy mặn mà với việc tiêm phòng.
Toàn tỉnh có trên 10 triệu con gia cầm nhưng chủ yếu vẫn là chăn nuôi nông hộ, nhỏ lẻ.
Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà Lê Văn Thuận
Tiêm phòng vắc-xin là một trong những biện pháp phòng bệnh tốt nhất cho vật nuôi, ngăn chặn dịch bệnh phát sinh và lây lan, bảo vệ sức khỏe động vật. Tuy nhiên, do nhận thức còn hạn chế, dẫn đến việc bảo vệ đàn vật nuôi của người dân chưa được chú trọng đúng mức.
“Người dân thường chủ quan, chỉ khi gia cầm có dấu hiệu nhiễm bệnh mới quan tâm đến công tác tiêm phòng. Cùng với đó, lực lượng thú y có chuyên môn tại các xã mỏng, không đáp ứng được khối lượng lớn công việc trong các đợt tiêm phòng chính nên tỷ lệ tiêm tại huyện còn đạt thấp. Đơn vị đang cho rà soát lại đàn gia cầm trên địa bàn để tiêm phòng bổ sung” – Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh Nguyễn Văn Thái chia sẻ.
Ngoài tiêm phòng vắc-xin, người dân cần thực hiện thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường nuôi.
Trưởng phòng Quản lý Thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh) Hoàng Thị Ngọc Diệp cho biết: “Nguyên nhân tỷ lệ tiêm phòng vắc-xin cho đàn gia cầm đạt thấp là do các địa phương thiếu quan tâm, sát sao trong công tác chỉ đạo; người dân còn chủ quan, thờ ơ với việc tiêm phòng trong khi tổng đàn gia cầm của tỉnh rất lớn, chủ yếu là chăn nuôi nông hộ (tổng đàn trên 10 triệu con).
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện dịch cúm gia cầm, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh khuyến cáo các địa phương, người chăn nuôi phải giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, nếu có gia cầm bị chết bất thường phải kịp thời báo với cơ quan chức năng để lấy mẫu xét nghiệm; khẩn trương tổ chức tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm, nhất là tại các địa phương có tổng đàn lớn, các trang trại có quy mô nuôi lớn; thực hiện thường xuyên vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường nuôi”.
Thái Oanh
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
- tiêm phòng vắc xin li>
- nguy cơ dịch bệnh li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất