- Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
- 6 tháng đầu năm 2022: Sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp đạt 10,5 triệu tấn
Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, hiện nay thức ăn chăn nuôi chiếm từ 60 – 70% giá thành sản phẩm nói chung. Trong cơ cấu giá thành sản phẩm thịt lợn, thức ăn chăn nuôi chiếm từ 59 – 65%, chi phí giống chiếm 22 – 24%, còn lại là các chi phí khác (khấu hao thiết bị, chuồng trại, điện, nhân công, thuốc thú y…).
Đối với sản phẩm gia cầm, chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm từ 69 – 75% giá thành. Do đó, đối với lợn và gia cầm, thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định đến hiệu quả sản xuất.
Ngành chăn nuôi phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu rất lớn.
Đặc biệt, trong tổng số 21,9 triệu tấn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu vào Việt Nam năm 2021 chủ yếu để phục vụ chăn nuôi lợn (chiếm 55,7%) và gia cầm (40,6%), còn lại là các vật nuôi khác.
Trong cơ cấu sản lượng thịt sử dụng trong bữa ăn của người Việt Nam, tỷ lệ thịt lợn chiếm 62% (trong khi bình quân của thế giới chỉ khoảng 38%). Như vậy, thông qua việc cơ cấu lại giỏ thực phẩm theo hướng giảm tỷ lệ sử dụng thịt lợn, tăng tỷ lệ sử dụng thịt gia cầm và động vật nhai lại, chúng ta sẽ từng bước giảm lệ thuộc vào nguyên liệu thức ăn nhập khẩu.
Từ tháng 7/2020, khi giá nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi (chủ yếu nhập khẩu) liên tục tăng cao, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã chỉ đạo các đơn vị liên quan nghiên cứu, đưa ra giải pháp góp phần nâng cao tính tự chủ nguồn cung thức ăn chăn nuôi trong nước, giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài.
Đồng thời, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Tài chính kiến nghị với Chính phủ giảm mức thuế nhập khẩu đối với lúa mỳ và ngô. Cụ thể, đối với mặt hàng lúa mỳ, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 3% xuống 0%. Đối với mặt hàng ngô, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu từ 5% xuống 3%. Qua đó góp phần giảm chi phí trong chăn nuôi.
Cục chăn nuôi xác định chăn nuôi là một ngành kinh tế và kỹ thuật, có mối quan hệ hữu cơ với ngành trồng trọt, thủy sản và công nghiệp chế biến. Sản phẩm đầu ra của ngành trồng trọt và thủy sản là đầu vào của ngành chăn nuôi (ngô, sắn, thóc, đậu tương, đầu tôm, đầu, ruột cá…) còn sản phẩm đầu ra của ngành chăn nuôi được tái sử dụng để làm phân bón.
Tuy nhiên, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong nước còn phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu, nhất là thức ăn tinh chịu tác động trực tiếp từ nguyên liệu thức ăn trên thế giới. Năng lực sản xuất nhiều nguyên liệu thức ăn vẫn còn hạn chế như ngũ cốc và phụ phẩm để sản xuất một số loại thức ăn bổ sung.
Hiện nay, doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này không nhiều, vì thị trường trong nước khá nhỏ và phải chịu sự cạnh tranh gay gắt từ thức ăn bổ sung sản xuất tại Trung Quốc, EU. Không những thế, chi phí sản xuất và thương mại thức ăn chăn nuôi còn lớn do nhiều khâu trung gian từ nhà máy đến các trang trại.
Liên kết doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu để giảm nhập khẩu thức ăn chăn nuôi
Từ thực tiễn trên, Cục Chăn nuôi đề xuất một số giải pháp mang tính tổng thể. Thứ nhất, cần cơ cấu lại sản lượng thịt tiêu dùng trong nước để cân đối lại sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Trong đó, cần giảm tỷ trọng sử dụng thịt lợn và tăng tỷ trọng sử dụng thịt gia cầm và gia súc nhai lại; nâng cao năng suất của lợn để sử dụng hiệu quả thức ăn chăn nuôi thông qua cải thiện giống; hệ thống chuồng nuôi, quản trị chuyên nghiệp và chuyển đổi số trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Cân đối lại cơ cấu sản phẩm thức ăn chăn nuôi.
Thứ hai, cần nghiên cứu, khảo sát và đánh giá lại hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đưa ra các định hướng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả, nhất là các vùng đất bãi ven sông có thể trồng ngô sinh khối để phục vụ chăn nuôi.
Thứ ba, cần đầu tư dây chuyền và liên kết đa chủ thể để xây dựng vùng nguyên liệu để phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp lớn như Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam, Japfa Comfeed Việt Nam đã triển khai mô hình này rất hiệu quả tại các địa phương.
Để làm được điều đó, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ cao; nâng cao năng lực để đẩy mạnh sản xuất thức ăn bổ sung như Biotech, thức ăn thảo dược…
Bên cạnh đó, cần tạo hành lang pháp lý để đẩy mạnh sử dụng protein côn trùng làm thức ăn chăn nuôi. Đây là một trong những dư địa lớn để ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong nước giảm lệ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Để nâng cao giá trị sản phẩm chăn nuôi, cần từng bước phát triển các mô hình chăn nuôi khép kín, chăn nuôi theo hướng hữu cơ, chăn nuôi tuần hoàn, chăn nuôi sinh thái, chăn nuôi du lịch. Vừa qua, một doanh nghiệp trong nước như Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế lâm, Công ty Cổ phần T&T 159 đã phát triển mô hình chăn nuôi tuần hoàn để tái sử dụng phụ phẩm ngành trồng trọt rất hiệu quả.
Tới đây, Cục Chăn nuôi sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với ngành trồng trọt, ngành chế biến thực phẩm, các viện nghiên cứu, địa phương và doanh nghiệp để thực hiện một số giải pháp để tận dụng và sử dụng hiệu quả phụ phẩm công nông nghiệp.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh nghiên cứu tiềm năng, năng lực sản xuất, nhu cầu thị trường, xu hướng tiêu dùng thực phẩm để từng bước chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi sang các vật nuôi ít cạnh tranh nguyên liệu thô, giàu năng lượng protein nhập khẩu (như bò, dê, cừu). Tuy nhiên, để làm được điều này thì phải cần rất nhiều thời gian chứ không thể chuyển biến ngay và luôn được.
Cục chăn nuôi cũng khuyến khích doanh nghiệp đẩy mạnh chăn nuôi vật nuôi bản địa, đặc hữu để tận dụng phụ phẩm và nguyên liệu tại chỗ, qua đó giảm sử dụng thức ăn công nghiệp. Đây cũng là các sản phẩm tạo ra giá trị cao vì sản lượng thấp, ít bị cạnh tranh và tích hợp đa giá trị từ văn hóa, thương hiệu đến tính khác biệt.
PHƯƠNG THẢO
Nguồn: mekongasean.vn
- thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất