Thịt thực vật gần đây đã trở thành một xu hướng dinh dưỡng mới và một cơ hội phát triển đối với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, dự đoán sẽ tăng mạnh trong giai đoạn 2021 – 2025 với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm là 11,85 %.
- Thịt nhân tạo – giải pháp giảm phát thải CO2 trong nông nghiệp
- Sử dụng bã đậu tương để nuôi cấy thịt nhân tạo
- Israel phát triển công nghệ thúc đẩy sản xuất thịt nhân tạo quy mô lớn
Thị trường thịt thực vật sẽ vươn lên chiếm 10% thị trường tiêu dùng toàn cầu vào năm 2025.
Thông tin về thị trường thịt thực vật thế giới và Việt Nam tại hội thảo “Giải pháp công nghệ trong sản xuất thịt thực vật”, cuối tuần qua, TS. Aparna Venkatesh, Giám đốc Phát triển Công nghệ khu vực Đông Nam Á – Tập đoàn Bühler cho biết, 10 năm trước thịt thực vật đã xuất hiện trên thế giới và đang chiếm từ 1% đến 3% thị phần thực phẩm tiêu dùng trên toàn cầu, dự báo, thị trường thịt thực vật sẽ vươn lên chiếm 10% vào năm 2025.
Năm 2020, thương mại thịt thực vật toàn cầu chỉ đạt 3,1 tỷ USD, vào năm 2021 đã tăng lên 61,29% và đạt 5 tỷ USD, trong đó, Châu Á -Thái Bình Dương (APAC) đạt 162 triệu USD vào năm 2021 đạt 312 triệu USD, tăng 92,59%. Đây là một mức tăng trưởng ấn tượng.
Riêng tại châu Á, TS. Aparna Venkatesh đánh giá, việc tiêu thụ thịt thực vật vẫn còn khiêm tốn so với sự tăng trưởng mạnh mẽ của thế giới, và chỉ chiếm khoảng 5% so với các loại thịt khác nhưng có xu hướng phát triển tốt.
Tuy nhiên, châu Á là khu vực sản xuất nông nghiệp nên nguồn nguyên liệu sản xuất thịt thực vật rất đa dạng và phong phú, vì vậy sắp tới châu Á sẽ là một thị trường rất sôi động trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam, thị trường thịt thực vật cũng phát triển vượt bậc trong vài năm gần đây. Cuối năm 2020, thị trường Việt Nam đã đạt 249 triệu USD, với 70% là các sản phẩm có nguồn gốc đậu nành. Nhu cầu thị trường ngày càng tăng mạnh do người Việt ngày càng chú trọng đến sức khỏe, và một phần từ văn hóa ăn chay đã có từ lâu đời.
Theo báo cáo của Bühler, thị trường thịt thực vật có tiềm năng rất lớn để chiếm thị phần tốt hơn tại châu Á cũng như Việt Nam, và ngày càng trở nên rất hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các startup, các nhà sản xuất thực phẩm hàng đầu và thậm chí các công ty sản xuất thịt động vật cũng tham gia.
Thị trường thịt thực vật tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, do nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ mỡ động vật, thịt đỏ nên có ý thức ăn lành mạnh hơn, cùng với suy nghĩ giảm bớt sát sinh khi giết mổ động vật. Ngoài ra, chăn nuôi quá nhiều cũng là nguyên nhân gây ra hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường…
Việt Nam là nước nông nghiệp và thuộc khối ASEAN nên có thể tận dụng được nguồn nguyên liệu phong phú của các nước trong khối để được hưởng về ưu đãi thuế quan.
TS. Aparna Venkatesh, Giám đốc Phát triển Công nghệ khu vực Đông Nam Á – Tập đoàn Bühler
Đối với sản xuất thịt thực vật nguồn nguyên liệu chiếm giá thành cao nhất, nếu giá đầu vào giảm thì giá thành sản phẩm cũng giảm theo, và đồng thời khuyến khích được những công ty start-up tận dụng những công nghệ mới trong các quá trình sản xuất.
“Tại Việt Nam, Bühler sẽ cùng với đối tác chiến lược nghiên cứu phát triển sản phẩm phù hợp với người Việt Nam. Bühler là nhà sản xuất thiết bị cũng là công ty cung cấp các giải pháp công nghệ, chúng tôi sẽ làm việc cùng đối tác như Givaudan – công ty chuyên cung cấp các hương liệu sản xuất để cho ra loại thịt thực vật có hương vị, mùi vị đặc trưng cho từng vùng, miền ở Việt Nam”, TS. Aparna Venkatesh nhấn mạnh.
PHƯƠNG THẢO
Nguồn: mekongasean.vn
Việt Nam đang theo xu hướng toàn cầu
Là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong sản xuất thịt thực vật, ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng Giám đốc Công ty Vinamit nhìn nhận, trong nước, một số công ty đã bắt tay sản xuất sản phẩm theo xu hướng dựa trên thực vật. Vinamit cũng tham gia sản xuất “xanh” từ lâu với thịt mít non Vegan. Đại dịch Covid-19 khiến người ta quan tâm đến xu hướng tiêu dùng xanh, nông nghiệp hữu cơ hơn vì mục đích cuối cùng cũng là sức khỏe.
“Xu hướng tiêu dùng xanh đã diễn ra ở Mỹ, châu Âu và sẽ lan đến Việt Nam. Vì thế, các doanh nghiệp cần định hướng đường đi, đón đầu cơ hội. Thực tế cho thấy một số doanh nghiệp Việt đã đẩy mạnh sang phát triển sản phẩm thịt thay thế từ thực vật. Không cạnh tranh bằng chi phí lao động giá rẻ, mà bằng các tiêu chuẩn gắn với bảo vệ môi trường”.
- thịt nhân tạo li>
- Thị trường thịt thực vật li>
- thịt thực vật li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất