Trao đổi với phóng viên Tạp chí Hải quan, ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) cho biết, trên 10 triệu ha đất nông nghiệp trồng trọt hiện nay đều đã trồng kín các loại cây. Muốn phát triển cây nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (TACN) như ngô, đậu tương…, bản thân các loại cây này phải đảm bảo cạnh tranh được về hiệu quả sử dụng tài nguyên, hiệu quả kinh tế… với các cây trồng hiện có.
- Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
- Nội địa hóa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Giá TACN tăng cao: “Hạ nhiệt” bằng nguồn nguyên liệu thay thế
Nhiều ý kiến cho rằng, chưa có quy hoạch cụ thể, rõ ràng về vùng sản xuất cây nguyên liệu TACN là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến Việt Nam phải phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu TACN NK. Quan điểm của ông như thế nào?
Theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017 là không có quy hoạch sản phẩm. Điều đó được hiểu là không có quy hoạch quốc gia cho từng loại cây trồng, ví dụ không có quy hoạch quốc gia trồng lúa, quy hoạch quốc gia cây cao su, quy hoạch quốc gia cây ngô ….
Tuy nhiên, trong Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 2/2/2012 về “Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” đã có định hướng về phát triển diện tích với một số loại cây trồng chủ lực, trong đó có cây nguyên liệu TACN. Song song với đó, Thủ tướng cũng đã ban hành Quyết định số 255/QĐ-TTg ngày 25/2/2021 về việc phê duyệt “Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021 – 2025” và Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 phê duyệt “Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”.
Căn cứ vào những định hướng và lợi thế của từng địa phương, khi lập quy hoạch tỉnh, cần có định hướng quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tập trung. Trên cơ sở đó có chính sách, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chế biến và logistics… hợp lý, nhằm phát huy tối đa lợi thế của địa phương.
Việt Nam được nhận định là không có lợi thế để đẩy mạnh phát triển các loại cây nguyên liệu TACN. Ông có thể phân tích rõ hơn khía cạnh này?
Sản xuất nông nghiệp Việt Nam là sản xuất hàng hóa tuân theo theo quy luật thị trường. Phát triển các cây trồng lợi thế, ưu tiên các cây trồng có lợi thế dài hạn, có hiệu quả kinh tế cao và bền vững. Cây ngô, đậu tương không là cây trồng lợi thế so với các loại cây trồng phổ biến hiện nay như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp…
Quỹ đất nông nghiệp của Việt Nam có khoảng 10 triệu ha và đã được trồng các loại cây trồng khác như lúa, cây ăn quả, cây công nghiệp… Do vậy, muốn phát triển cây ngô hoặc các loại cây làm TACN khác, các cây trồng này phải cạnh tranh về hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư với các loại cây trồng khác. Nếu hiệu quả các cây dùng làm TACN cao hơn, đương nhiên xu thế chuyển đổi cây trồng làm TACN sẽ phát triển. Đó là quy luật thị trường, không thể dùng mệnh lệnh hành chính để phát triển cây nguyên liệu TACN khi không có lợi thế cạnh tranh.
Ví dụ với cây ngô, ở Việt Nam đã có bộ giống ngô ngang bằng với bộ giống của các nước trồng ngô tiên tiến trên thế giới. Trong điều kiện đất trồng, đầu tư thâm canh tốt, năng suất ngô đạt tới 10 tấn/ha như vùng Tây Nguyên, Đông Nam bộ. Tuy nhiên, tại các vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, cây ngô hoặc các cây làm TACN phải cạnh tranh với cây công nghiệp (cao su, cà phê…), cây ăn quả về hiệu quả kinh tế, hiệu quả đầu tư, sử dụng tài nguyên đất.
Hiện nay, diện tích sản xuất ngô tập trung ở các vùng đất dốc, khô hạn, vùng khó khăn chủ yếu nhờ vào nguồn nước tự nhiên, cộng với quy mô sản xuất manh mún, tỷ lệ cơ giới trong canh tác thấp (khoảng 20- 25%) dẫn đến chi phí cao và năng suất thấp. Các yếu tố này khiến giá thành sản xuất ngô, đậu tương cao hơn nhiều so với giá ngô, đậu tương nhập nội.
Không có lợi thế phát triển trên diện rộng so với các cây trồng khác, nhưng liệu có giải pháp nào khả thi để thúc đẩy phát triển diện tích trồng cây nguyên liệu TACN ở những vùng có lợi thế nhất định không, thưa ông?
Nhìn chung, hiện tại các cây nguyên liệu TACN như ngô, đậu tương… không có lợi thế trên phạm vi rộng, nhưng vẫn có lợi thế trên những vùng nhất định; phải tập trung phát triển cây nguyên liệu TACN ở những vùng có lợi thế đó.
Ví dụ, tại những vùng khô hạn, không chủ động được nguồn nước như Ninh Thuận, Bình Thuận hoàn toàn có thể phát triển ngô sinh khối, cỏ thức ăn chăn nuôi, các cây trồng cạn yêu cầu ít nước; tại Mộc Châu (Sơn La) cũng có thể trồng ngô sinh khối… Lúc này, ngô sinh khối, cỏ chăn nuôi là cây trồng lợi thế so với những cây trồng hiện tại.
Định hướng phát triển các loại cây trồng phục vụ chăn nuôi trong thời gian tới là: tổ chức lại sản xuất, liên kết sản xuất giữa sản xuất với chế biến, tiêu thụ song song với khuyến khích dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn; khuyến khích chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả, đất không chủ động nước; ứng dụng các quy trình canh tác tiên tiến giảm vật tư đầu vào nhằm giảm giá thành sản xuất; đa dạng hoá cây trồng như ngô sinh khối, cao lương, cỏ thức ăn chăn nuôi…
Xin cảm ơn ông!
Thanh Nguyễn (thực hiện)
Nguồn: Báo Hải Quan
- Giảm lệ thuộc nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Vì sao giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao nửa đầu năm?
- Nội địa hóa nguyên liệu thức ăn chăn nuôi
- Giá TACN tăng cao: “Hạ nhiệt” bằng nguồn nguyên liệu thay thế
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất