USDA mới công bố số liệu tổng hợp bởi Liên đoàn Xuất khẩu Thịt Mỹ (USMEF), xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 8/2022 đạt mức cao nhất so với các tháng trong năm 2022, xuất khẩu thịt bò tăng nhẹ so với tháng 8/2021 và đạt 1 tỷ USD.
- Thị trường thịt lợn thế giới: Mỹ giảm xuất khẩu, Trung Quốc giảm nhập khẩu
- Xuất khẩu thịt lợn của Brazil đạt mức kỷ lục
- Hàn Quốc dỡ bỏ các hạn chế đối với xuất khẩu thịt lợn và gia cầm của châu Âu
Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ trong tháng 8/2022 đạt 226.293 tấn, tăng nhẹ so với tháng 8/2021 và đây là mức cao nhất kể từ tháng 11/2021, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng 4% lên 659,6 triệu USD. Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đạt 1,72 triệu tấn, trị giá 4,9 tỷ USD, giảm 15% về khối lượng và giảm 13% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2021.
Xuất khẩu thịt bò Mỹ trong tháng 8/2022 đạt 133.832 tấn, tăng 1% so với tháng 8/2021 và đây là tháng đạt mức cao thứ hai trong năm, chỉ đứng sau tháng 5/2022; kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt dưới 1,04 tỷ USD, giảm nhẹ so với mức kỷ lục đạt được vào tháng 8/2021, đây là lần đầu tiên xuất khẩu hàng tháng đạt mốc 1 tỷ USD. Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu thịt bò đã tăng 5% so với cùng kỳ năm trước lên 1,004 triệu tấn, trị giá 8,23 tỷ USD, tăng mạnh 24%.
Ông Dan Halstrom – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành USMEF cho biết: Xuất khẩu thịt bò của Mỹ phải đối mặt với những khó khăn đáng kể ở một số thị trường chính, do các đồng tiền suy yếu. Nhưng việc đẩy mạnh mở rộng thị trường thực sự mang lại lợi nhuận cao, cho thấy xuất khẩu nói chung vẫn rất tích cực, khách hàng quốc tế vẫn tiếp tục ưa chuộng thịt đỏ của Mỹ.
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ tăng trưởng mạnh nhất ở thị trường Mexico, Hàn Quốc, nhu cầu thịt đa dạng. Tháng 8/2022 xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Mexico đạt 81.178 tấn, tăng nhẹ so với tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu tăng 20% lên 195 triệu USD. Tính chung 8 tháng năm 2022 xuất khẩu đạt 620.718 tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước, kim ngạch tăng 13% lên 1,25 tỷ USD. Không giống như nhiều loại tiền tệ của các nước khác, đồng peso của Mexico tương đối ổn định, trung bình chỉ hơn 20 peso so với đồng đô la trong năm nay, về cơ bản vẫn ổn định như năm 2021.
Xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Trung Quốc/Hồng Kông trong tháng 8/2022 đạt tổng cộng 55.695 tấn, tăng 14% so với tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu tăng 31% lên 137,8 triệu USD. Phần lớn khối lượng tăng ở các loại thịt xay đạt kỷ lục (34.831 tấn, tăng 18%), xuất khẩu thịt thăn cũng tăng 7%, lên mức 20.864 tấn, cao nhất kể từ tháng 6/2021. Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu thịt lợn sang Trung Quốc/Hồng Kông đạt 323.422 tấn, giảm 44%, so với cùng kỳ năm ngoái, với giá trị giảm 37% xuống 850,1 triệu USD.
Hàn Quốc gần đây đã tăng hạn ngạch nhập khẩu thịt lợn miễn thuế – động thái này chủ yếu mang lại lợi ích cho xuất khẩu thịt lợn của Canada, Mexico và Brazil, vì nhập khẩu từ Mỹ, Liên minh châu Âu và Chile vào Hàn Quốc đã được hưởng mức thuế bằng 0. Khối lượng thịt lợn xuất khẩu của Mỹ trong tháng 8/2022 đạt mức thấp nhất trong sáu tháng, tuy nhiên xuất khẩu sang Hàn Quốc vẫn tăng mạnh so với tháng 8/2021, tăng 37% lên 13.568 tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,6 triệu USD, tăng 34%. Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Hàn Quốc tăng 1% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 120.687 tấn, trong khi kim ngạch tăng 9% lên 424,1 triệu USD.
Tính chung 8 tháng năm 2022 xuất khẩu thịt lợn của Mỹ bao gồm: Xuất khẩu trong 8/2022 đạt 52.958 tấn, tăng 14% so với tháng 8/2021, kim ngạch xuất khẩu đạt 118,3 triệu USD, tăng 12%; trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc/Hồng Kông tăng mạnh nhất, bên cạnh đó, xuất khẩu cũng tăng ở các thị trường Philippines, Việt Nam, Canada, Colombia, Cộng hòa Dominica, Nhật Bản, Hàn Quốc, Guatemala, Honduras và Đài Loan.
Tháng 8/2022, xuất khẩu thịt lợn Mỹ sang Philippines tăng trở lại lên 5.712 tấn, tăng 44% so với tháng 8/2021 và là mức cao nhất trong 13 tháng. Kim ngạch xuất khẩu tăng lên 18,1 triệu USD, tăng 66%. Xuất khẩu sang Việt Nam và Singapore cũng tăng so với tháng 8/2021, đẩy lượng xuất khẩu sang khu vực ASEAN đạt 6.489 tấn (tăng 49%), trị giá 20,5 triệu USD (tăng 66%). Tính chung 8 tháng năm 2022, xuất khẩu sang khu vực này vẫn giảm 53% so với cùng kỳ năm ngoái, trị giá 102,6 triệu USD (giảm 49%).
Mặc dù xuất khẩu tháng 8/2022 sang Colombia giảm nhẹ so với tháng 8/2021 cả về lượng và giá trị, nhưng xuất khẩu 8 tháng năm 2022 vẫn ở đạt kỷ lục. Trong tháng 8/2022, xuất khẩu sang Colombia tăng 10% lên 69.502 tấn, trong khi giá trị tăng 9% lên 163 triệu USD.
Xuất khẩu tăng mạnh ở Cộng hòa Dominica, xuất khẩu thịt lợn sang Caribe cũng duy trì tốc độ kỷ lục trong tháng 8/2022 với 64.294 tấn, tăng 33% so với tháng 8/2021, trị giá 175,6 triệu USD (tăng 36%). Trong khi Cộng hòa Dominica chiếm phần lớn sự tăng trưởng này, xuất khẩu cũng tăng kỷ lục sang Bahamas, Leeward-Windward Islands, Bermuda và Turks and Caicos. Xuất khẩu cũng tăng ở hầu hết các thị trường khác như: Barbados, Quần đảo Cayman, Haiti và Antilles của Hà Lan.
Xuất khẩu thịt lợn sang Nhật Bản tiếp tục có xu hướng giảm trong tháng 8, chỉ đạt dưới 27.000 tấn, giảm 18% so với tháng 8/2021, trị giá 107,4 triệu USD (giảm 25%). Trong 8 tháng năm 2022, xuất khẩu sang Nhật Bản đạt 1,02 tỷ USD (giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái). Với sự mất giá mạnh của đồng yên, Nhật Bản đã nhập khẩu nhiều thịt lợn hơn từ Liên minh châu Âu, Mexico và Brazil.
Giá thịt lợn xuất khẩu trong tháng 8/2022 đạt khoảng 60,04 USD/con lợn giết mổ, tăng nhẹ so với tháng 8/2021. Giá trung bình 8 tháng năm 2022 là 59,40 USD/con, giảm 9%. Xuất khẩu chiếm 27,3% trong tổng sản lượng thịt lợn của Mỹ trong tháng 8/2022 và 22,5% là thịt thăn so với mức tương ứng 28,3% và 24,3% của tháng 8/2021. Tỷ lệ này trong 8 tháng năm 2022 là 26,9% và 23,5%, giảm so với mức 30,4% và 26,8% trong 8 tháng năm 2021.
Nguồn: Vinanet/VITIC/euromeatnews
- usda li>
- Xuất khẩu thịt lợn của Mỹ li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất