[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bệnh Dịch tả heo châu Phi (DTHCP) hiện có nhiều vấn đề phức tạp và nan giải. Nhiều hội thảo đã được tổ chức nhưng đâu đó vẫn còn những thông điệp chưa rõ ràng và hoài nghi, nhiều câu hỏi trùng lặp nhưng chưa được đúc kết thành tài liệu. Song song đó, sự hiểu biết về bệnh và quản lý dịch bệnh vẫn còn nhiều thiếu sót, bất cập, chưa được cập nhật và phổ biến đến từng người chăn nuôi, đặc biệt trong thời gian gần đây khi vaccine được công bố trong phạm vi cho phép và gặp chút vấn đề trong quá trình khảo nghiệm diện rộng thì các câu hỏi bỏ ngỏ về DTHCP lại được mở rộng thêm.
- Kẽm – chìa khóa vàng để tái đàn sau dịch tả heo Châu Phi
- Đối diện thách thức tình trạng bệnh đặc hữu của Virus dịch tả heo Châu Phi ở Việt Nam
- Cục Thú y yêu cầu tạm dừng tiêm vắc xin phòng dịch tả heo châu Phi NAVET-ASFVAC
Chính vì vậy, ngày 16/10/2022, Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ đã tổ chức hội thảo “Kiểm soát bệnh Dịch tả heo Châu Phi: Góc nhìn khoa học và thực tiễn” dưới sự bảo trợ của Hội Chăn nuôi Việt Nam và sự phối hợp của Trường Đại học Lâm nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai. Phiên khai mạc diễn ra lúc 8:30 và bế mạc kết thúc lúc 16:11 cùng ngày.
Mục tiêu của hội thảo là để giới thiệu những tri thức mới và những giải pháp căn cơ trong công tác nghiên cứu và phòng chống bệnh DTHCP, giúp đại biểu có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn các vấn đề về DTHCP, từ đó góp sức chung tay phòng chống dịch bệnh nói chung và bệnh DTHCP nói riêng một cách hiệu quả hơn.
Hội thảo có sự tham dự của hơn 400 đại biểu theo hình thức trực tiếp (tại Trường Đại học Lâm Nghiệp – Phân hiệu Đồng Nai) và trực tuyến. Hơn 150 câu hỏi đã được đặt ra trước hội thảo và được các diễn giả biên tập khá chi tiết trong quyển tài liệu hội thảo “Hỏi và đáp về bệnh DTHCP”. Tuy nhiên, đâu đó vẫn còn gần 30 câu hỏi được đặt ra trong phiên thảo luận dưới góc nhìn đa chiều của nhiều thành phần tham gia trong chuỗi sản xuất, quản lý sức khỏe và dịch vụ chăn nuôi. Trong gần 1 ngày làm việc, hội thảo cũng đã khép lại sau khi câu hỏi cuối cùng được thảo luận (như cam kết ban đầu của Ban Tổ chức là không giới hạn thời gian thảo luận).
Các thông điệp từ hội thảo sẽ tiếp tục được các chuyên gia đúc kết thành sách gồm 7 chương (i) Những cập nhật mới về bệnh DTHCP, (ii) Những thách thức trong kiểm soát bệnh DTHCP, (iii) Đáp ứng miễn dịch DTHCP và những điều suy ngẫm, (iv) Một số giải pháp phòng chống DTHCP, (v) Công nghệ vaccine: từ nghiên cứu đến thử nghiệm và sản xuất thành công, (vi) Hỏi và đáp về DTHCP, và (vii) Một số kiến nghị. Sách dự kiến phát hành trong tháng 12/2022. Hi vọng đây là cẩm nang gợi mở, giúp cho người tham gia trực tiếp/gián tiếp chuỗi sản xuất-dịch vụ chăn nuôi có thể quản lý tốt hơn sức khỏe đàn heo nói chung và kiểm soát tốt hơn bệnh DTHCP nói riêng.
Một số hình ảnh tại hội thảo:
TS. Mai Hải Châu (Phó Giám đốc Phân hiệu Đồng Nai – Trường Đại học Lâm Nghiệp) đại diện cho Ban Tổ chức phát biểu khai mạc
PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa (Trưởng ban Tổ chức, Chi hội Trưởng Chi hội Chăn nuôi Cần Thơ, GVCC Viện Chăn nuôi) trình bày chuyên đề “Những thách thức trong công tác phòng chống DTHCP”)
PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải (GVCC, Trường Đại học Nông lâm TPHCM) trình bày chuyên đề “Miễn dịch và một số giải pháp cơ bản trong phòng chống DTHCP”)
PGS.TS. Nguyễn Đức Hoàng (GĐ Trung tâm Khoa học và CNSH, GVCC Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM trình bày chuyên đề “Công nghệ vaccine: từ nghiên cứu đến thử nghiệm và sản xuất thành công”)
Chủ tịch đoàn điều hành phiên thảo luận (từ trái qua phải) gồm PGS.TS. Đỗ Võ Anh Khoa, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hải, Ô. Nguyễn Trí Công (Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai), PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hoài (Trường ĐH Quốc tế, ĐHQG TPHCM) và PGS.TS. Nguyễn Đức Hoàng.
Đại biểu tham dự hội thảo
Trần Hồng Mi
Hội Chăn nuôi Việt Nam
- dịch tả heo châu Phi li>
- phòng Dịch tả lợn châu Phi li> ul>
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất