[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại đối với sản xuất chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong vụ Đông xuân 2022-2023, Sở NN&PTNT Nghệ An đã có văn bản yêu cầu các UBND huyện thành thị và một số đơn vị trực thuộc Sở chủ động phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi.
Kiểm tra đôn đốc, hướng dẫn phòng, chống đói,rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm tại huyện Quỳ Hợp – tỉnh Nghệ An
Theo đó, UBND các huyện, thành, thị chỉ đạo UBND các xã, thị trấn; các phòng ban, đơn vị liên quan:
Ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng chống đói rét, dịch bệnh trên địa bàn; hướng dẫn người chăn nuôi tích cực chăm sóc, nuôi dưỡng, nâng cao sức khoẻ cho đàn vật nuôi có khả năng chống rét và phòng, chống dịch bệnh; vận động người dân thu gom các phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn dự trữ cho đàn vật nuôi trong mùa đông; khi chưa xảy ra rét đậm, rét hại, cần chủ động gia cố,tu sửa, che chắn chuồng trại; tăng cường công tác vệ sinh tiêu độc khử trùng tại khu vực chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nơi tập trung mua bán động vật và sản phẩm động vật; không chăn thả hoặc cho gia súc làm việc khi nhiệt độ xuống dưới 12°C. Tận dụng diện tích đất không sử dụng trồng cây vụ đông, đất hoang, đất trống xung quanh vườn nhà để trồng cỏ, cây thức ăn,trồng ngô dày làm thức ăn cho vật nuôi.
Tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi rà soát tổng đàn vật nuôi hiện có, tiến hành loại thải, giảm đàn trước khi vào mùa rét; đặc biệt là đối với trâu bò già, gầy yếu,những hộ không có điều kiện nuôi nhốt và cung cấp đủ thức ăn cần duy trì số lượng phù hợp với khả năng chăn nuôi.
Tổ chức thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định của Luật Chăn nuôi làm cơ sở cho việc hỗ trợ khi có thiệt hại do thiên tai, dịch bênh gây ra.Thành lập các đoàn công tác đi chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống đói, rét; đặc biệt chú trọng các khu vực vùng núi, núi cao, những nơi có nguy cơ vật nuôi bị ảnh hưởng nhiều do đói, rét.
Chủ động sử dụng ngân sách dự phòng của địa phương để đáp ứng kịp thời công tác phòng chống đói, rét và dịch bệnh cho vật nuôi. Lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ vật tư, kinh phí cho các hộ chăn nuôi nghèo, hộ gia đình chính sách,…để gia cố, che chắn chuồng trại và mua thức ăn bổ sung cho đàn vật nuôi.
Hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát và báo cáo kịp thời khi có gia súc chết do đói rét, dịch bệnh; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y theo quy định hiện hành.
Ngoài ra chỉ đạo cơ quan chuyên môn từ huyện đến xã ( như: Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông huyện, hệ thống truyền thanh các xã, thị trấn) thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, diễn biến không khí lạnh, rét đậm, rét hại, tăng cường thời lượng phát tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là hệ thống thông tin, truyền thông cơ sở để chính quyền các cấp, người dân, nhất là nông dân vùng cao biết, chủ động ứng phó.
Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An cũng yêu cầu các đơn vị Trung tâm giống chăn nuôi, trung tâm khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và thú y trực thuộc Sở phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho vật nuôi, hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng đầy đủ các biện pháp kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Trong đó giao Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu thành lập các đoàn kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn phòng, chống đói,rét và dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân năm 2022-2023. Tổng hợp tình hình thiệt hại do đói,rét và dịch bệnh đối với vật nuôi vụ Đông Xuân năm 2022-2023 để tham mưu Sở Nông nghiệp và PTNT báo cáo UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT
Kim Ngân
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nghệ An
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất