[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đây là nội dung chính của buổi Hội thảo kỹ thuật chủ đề “Tối ưu hóa chi phí thức ăn chăn nuôi”, do Công ty DSM tổ chức trong hai ngày 21 và 25/10/2022, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
Với chủ đề hấp dẫn, phù hợp với tình hình thực tiễn, Hội thảo của DSM nhận được sự quan tâm đặc biệt của gần 200 khách hàng là đại diện các doanh nghiệp ngành thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam tham dự.
Ông Rajeev Murthy – Tổng Giám đốc DSM khu vực Đông Nam Á; Ông Kostas Stamatopoulos, ông Nilus Phang, ông William Chin – phụ trách mảng enzyme DSM khu vực châu Á Thái Bình Dương; Ông Neil Gannon, bà Jeru Abelilla-Mesina – nhóm chuyên gia heo, là những diễn giả chính tại Hội thảo.
Các khách mời chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo của DSM tại Hà Nội, sáng ngày 21/10/2022.
Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi, không chỉ có sự biến động về giá nguyên liệu, sự sẵn có và chất lượng nguyên liệu, mà cả những thay đổi trong môi trường chăn nuôi cũng là những yếu tố nội tại dẫn đến sự thay đổi về hiệu quả thức ăn và năng suất chăn nuôi. Để giải quyết được vấn đề trên, nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi cần xây dựng kế hoạch kiểm soát chất lượng. Trong đó, công việc đầu tiên là xác định kế hoạch kiểm soát nguyên liệu và thành phẩm. Từ nhiều năm nay, DSM là công ty hàng đầu trong lĩnh vực phát triển, cung cấp các giải pháp bền vững cho ngành chăn nuôi.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Đào Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc DSM Việt Nam, chia sẻ: “Với sự góp mặt, chia sẻ thông tin đến từ những chuyên gia hàng đầu của Tập đoàn DSM, Hội thảo chủ đề “Tối ưu hóa chi phí thức ăn chăn nuôi” sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp đặc biệt, cách sử dụng hợp lý và hiệu quả nhất nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong bối cảnh hiện tại, khi giá nguyên liệu tăng cao, chất lượng nguyên liệu biến đổi liên tục”.
Tại Hội thảo, Ông Rajeev Murthy – Tổng Giám đốc DSM khu vực Đông Nam Á cho biết, thời gian gần đây, ngành chăn nuôi đang phải chịu nhiều áp lực từ các nhà hoạt động môi trường, người tiêu dùng trong việc giảm dấu ấn cacbon trong hoạt động sản xuất. Trên thế giới, tỷ lệ phát thải cacbon từ hoạt động sản xuất của ngành chăn nuôi chiếm tới 14,5%. Việc giảm dấu ấn cacbon rõ ràng sẽ tác động làm giảm lợi nhuận của ngành chăn nuôi, chính vì vậy DSM tập trung vào việc đảm bảo hoạt động sản xuất trở nên bền vững hơn.
“Để làm được điều này, DSM đã phát triển 6 nền tảng: Chống lại kháng kháng sinh trong chăn nuôi; Giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên biển; Giảm phát thải trong chăn nuôi; Sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả hơn; Cải thiện chất lượng các sản phẩm từ thịt; Sử dụng các loại nguyên liệu hiệu quả hơn”, ông Rajeev Murthy cho hay.
Ông Rajeev Murthy – Tổng Giám đốc DSM khu vực Đông Nam Á
Giám đốc cao cấp về Enzyme của DSM, ông Kostas Stamatopoulos đã có bài chia sẻ về ưu và nhược điểm của việc sử dụng enzyme DSM trong sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cụ thể, ông cho rằng việc sử dụng enzyme DSM mang lại một số lợi ích đáng kể, bao gồm giảm chi phí sản xuất, tăng cường khả năng tiêu hóa thức ăn giúp cải thiện năng suất vật nuôi, giảm tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, đảm bảo vấn đề súc quyền và hạn chế tối đa những tác động đến môi trường.
“Enzyme DSM hỗ trợ giải phóng các dưỡng chất khỏi thành tế bào, giúp vật nuôi hấp thụ tốt hơn các dưỡng chất. Khi dưỡng chất được hấp thu một cách tốt hơn thì những tổn hao qua phân ra ngoài môi trường sẽ ít hơn. Điều này cũng góp phần tác động tích cực đến môi trường”, ông Kostas Stamatopoulos cho hay.
Từ hơn 20 năm nay, DSM và Novozymes đã hợp tác và đi tiên phong trong công nghệ enzyme thức ăn chăn nuôi giúp tối đa hóa giá trị của các nguồn nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ này cũng cho phép các nhà sản xuất có thể sử dụng đa dạng hơn các nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương làm thức ăn chăn nuôi, giúp giảm xung đột liên quan đến cạnh tranh nguồn dinh dưỡng. Xác định rõ chiến lược phát triển, DSM đã cho ra mắt nhóm giải pháp có sẵn với tên gọi RONOZYME.
“Công nghệ enzyme có thể mở khóa tiềm năng của mọi thức ăn có nguồn gốc thực vật. RONOZYME MultiGrain là một loại enzyme đa thành phần phù hợp với những khẩu phần ăn phức tạp của người châu Á. Việc sử dụng kết hợp RONOZYME có thể cải thiện tính sẵn có và khả năng tiêu hóa protein của mọi thành phần thức ăn có nguồn gốc thực vật. Kết quả là cải thiện hiệu quả chăn nuôi, lợi nhuận và giảm dấu vết môi trường”, ông Kostas kết luận.
Tiếp đó, nhóm chuyên gia heo, ông Neil Gannon – Giám đốc Kỹ thuật phụ trách mảng heo toàn cầu của DSM, bà Jeru Abelilla-Mesina chia sẻ về những giải pháp dinh dưỡng giúp tối ưu hóa năng suất cho heo nái và heo con đến từ DSM, dựa trên 3 trụ cột: Chuẩn bị, Bảo vệ và Hỗ trợ phục hồi.
Bà Đào Thị Thu Hằng, Tổng Giám đốc DSM Việt Nam trao quà tặng cho các diễn giả
Chuyên gia DSM giải đáp những câu hỏi đến từ các khách mời tham dự Hội thảo được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh ngày 25/10/2022 (Ảnh: DSM)
Cũng tại Hội thảo, những thắc mắc của các đại biểu, khách hàng được nhóm các chuyên gia DSM tận tình giải đáp, giúp khách hàng hiểu thêm về những phương pháp giảm chi phí thức ăn, tăng năng suất chăn nuôi trước bối cảnh khó khăn hiện nay.
Phạm Huệ
- Enzyme li>
- DSM li>
- Chi phí thức ăn chăn nuôi li>
- bà Đào Thị Thu Hằng li>
- Novozyme li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất