[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong tuần, giá lúa mỳ, ngô và đậu tương tại Mỹ đều giảm so với tuần trước.
- Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thế giới trong tuần từ ngày 01-09/11/2022
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/11/2022
- Giá nhập khẩu nhiều chủng loại TACN&NL trong tháng 9/2022 giảm
Giá lúa mỳ tại Nga và Ucraina ổn định so với tuần trước.
Tại Ucraina: Nông dân Ucraina đang phải đẩy mạnh thu gom các loại ngũ cốc do Liên hợp quốc cung cấp để dự trữ lương thực cho mùa Đông, giữa bối cảnh nước này đang phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể khả năng dự trữ ngũ cốc do cuộc xung đột với Nga.
Ucraina có thể thiếu tới 15 triệu tấn dự trữ ngũ cốc thường xuyên trong mùa Đông này để đạt mục tiêu dự trữ 60- 65 triệu tấn ngũ cốc và hạt có dầu, sau khi một lượng lớn các hầm chứa bị phá hủy hoặc hư hại do xung đột với Nga.
FAO cho biết, họ đã đảm bảo cung cấp hơn 30.000 bao ngũ cốc nhằm giúp giảm bớt mức thâm hụt 6 triệu tấn kho dự trữ lương thực của Ucraina. Hiện hơn 7.500 bao đã được trao cho 356 trang trại ở Ucraina. Gần 1.500 trang trại trên khắp Ucraina đang được hỗ trợ, mỗi trang trại trong số đó có thể chứa khoảng 200 tấn ngũ cốc trong tối đa 9 tháng.
Giá ngũ cốc địa phương đã giảm sau khi cuộc xung đột tại Ucraina bùng nổ vào ngày 24/2/2022 và nông dân Ucraina cho biết họ gặp khó khăn trong xuất khẩu và chi phí cao vì mất điện.
Tại Trung Quốc: Dự trữ đậu tương của Trung Quốc dự báo sẽ giảm do sự chậm trễ của các chuyến hàng từ Mỹ làm gia tăng tình trạng thiếu hụt khô đậu tương – nguyên liệu chính trong thức ăn chăn nuôi và giữ giá thành ở mức cao kỷ lục.
Các chuyến tàu chở tới 3 triệu tấn đậu tương từ Mỹ dự kiến đến trong tháng 10/2022 nhưng có thể sẽ bị trì hoãn khoảng 15 đến 20 ngày vào tháng 11/2022.
Trong khi sự chậm trễ của hàng hóa của Mỹ có khả năng ảnh hưởng đến giá đậu tương kỳ hạn của Chicago, việc thắt chặt nguồn cung khô đậu tương sẽ thúc đẩy giá lợn hơi của Trung Quốc. Giá thịt lợn ở Quảng Đông, một trong những khu vực tiêu thụ thịt lợn lớn nhất Trung Quốc, đạt mức cao nhất trong một năm rưỡi trong thời gian gần đây và đã tăng gần 60% kể từ tháng 3/2022.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, Trung Quốc – nước nhập khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – ước tính xuất xưởng 98 triệu tấn hạt có dầu vào niên vụ 2022/23, loại hạt này được nghiền để làm dầu ăn và khô đậu tương dùng trong thức ăn chăn nuôi. Những người chăn nuôi lợn tại Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn protein thay thế vì họ đã giảm lượng khô đậu tương trong thức ăn chăn nuôi.
Giá tiêu dùng của Trung Quốc trong tháng 9/2022 đã tăng lên mức cao nhất trong 29 tháng qua, chủ yếu là do giá thành thịt lợn.
Giá lợn tăng cao cũng đã thúc đẩy nhu cầu nuôi và nâng trọng lượng lợn, dẫn đến tăng nhu cầu về thức ăn chăn nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu đậu tương của Mỹ đang theo kịp tốc độ bình thường của vụ mùa thu mặc dù nguồn cung tăng từ việc tăng tốc thu hoạch, bởi mực nước sông thấp đã làm chậm trễ việc tàu chở ngũ cốc đến các cảng xuất khẩu.
Các chủ tàu đã giảm gần 40% tải trọng và cắt giảm lượng ngũ cốc chất trên mỗi chuyến tàu để ngăn chặn việc tiếp đất ở các tuyến đường thủy khô hạn. Trong khi đó, Công binh Lục quân đã nạo vét các đoạn sông Mississippi và Ohio để đào sâu các kênh vận chuyển của họ.
Giá khô đậu tương tại Dongguan, tỉnh Quảng Đông đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại là 5.680 NDT/tấn trong tuần thứ hai của tháng 10/2022, so với 3.500 NDT/tấn (486,6 USD/tấn) cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu đậu tương của Trung Quốc giảm trong tháng 8/2022 và tháng 9/2022 và dự kiến giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm vào tháng 10/2022.
PV
- giá thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất