Năm 2022, TP. Hà Nội đã có 50.000 con bò cái nền F1 BBB với hơn 30.000 hộ nông dân được hưởng lợi từ dự án lai tạo giống bò BBB.
- Hà Nội: Hợp tác với vùng Wallonia của Bỉ để phát triển giống bò 3B
- Thu nhập khá từ nuôi bò 3B vỗ béo
- Triển vọng từ mô hình nuôi bò 3B
Bò F1 BBB có màu sắc thịt đỏ hồng, thịt có mùi thơm gây đặc trưng thịt bò, thịt mềm, độ đàn hồi khi ấn tay cao. Theo kết quả phân tích chỉ tiêu chất lượng thịt bò F1 BBB của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thịt bò F1 BBB đạt chất lượng cao hơn các loại bò thịt khác, kể cả bò thịt nhập khẩu từ Úc, Mỹ.
Đặc biệt một số chỉ tiêu, tính trạng quan trọng trong thành phần dinh dưỡng thịt như Protein, năng lượng, béo hòa tan, Omega 3, Zn, Fe…, thịt bò F1 BBB đều đạt cao hơn các loại thịt bò khác.
Thực hiện Quyết định số 6094/QĐ-UBND ngày 5/11/2018 của UBND TP. Hà Nội về việc phê duyệt điều chỉnh dự án: “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò lai Sind thành bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025″, năm 2022, dự án đã ổn định quy mô 50.000 con bò cái nền với hơn 30.000 hộ nông dân tham gia và hưởng lợi từ dự án.
Đến thời điểm hiện tại, dự án đã lai tạo được trên 290.000 bê lai F1 BBB chất lượng cao, tăng năng suất đàn bò thịt lai tạo so với các giống lai trước đây từ 20 – 30%, nâng cao kỹ thuật chăn nuôi bò thịt cho nông hộ.
Dự án, đã tạo ra hơn 120.000 tấn thịt bò hơi F1 BBB chất lượng cao cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng của người dân Thủ đô. Giá trị sản phẩm do đàn bò F1 BBB ước đạt trên 14.500 tỷ đồng, tăng so với giống bò thịt khác cùng thời điểm 2.600 tỷ đồng.
Nhờ chăn nuôi bò thịt BBB, nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã vươn lên làm giàu, hình thành những trang trại chăn nuôi lớn.
Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội được Thành phố cho phép xây dựng trung tâm sản xuất tinh bò chất lượng cao nhằm chủ động nguồn tinh cung cấp cho Hà Nội và các tỉnh thành cả nước. Việc nhập nội bò đực giống BBB thuần chủng chăm sóc, nuôi dưỡng và sản xuất tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ thành công tại Công ty đã giúp công tác lai tạo giống bò BBB tại Hà Nội cũng như các địa phương trong cả nước tiết kiệm được khoảng 70% chi phí so với trước đây phải sử dụng tinh bò BBB nhập khẩu.
Mặt khác, tinh bò BBB tuy sản xuất trong nước nhưng con giống, dây chuyền thiết bị và công nghệ hoàn toàn đều được nhập khẩu và áp dụng theo công nghệ châu Âu, do vậy chất lượng sản phẩm liều tinh tốt như tinh nhập ngoại. Có thể nói, người chăn nuôi sử dụng tinh bò BBB sản xuất trong nước với “chất lượng ngoại”, nhưng được hưởng chi phí giá chỉ bằng 30% nhập ngoại.
Được biết, Hà Nội là đơn vị đầu tiên trong cả nước lai tạo, phát triển thành công giống bò F1 BBB, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, nâng cao chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm thịt bò trong nước so với các sản phẩm nhập khẩu.
Hiện nay, Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã hoàn thiện việc đăng ký thương hiệu, nhãn hiệu hàng hóa đối với sản phẩm bò F1 BBB; hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố xung quanh Hà Nội để chuyển giao công nghệ chăn nuôi và cung cấp giống bò thịt BBB, qua đó xây dựng vành đai cung cấp thực phẩm chất lượng cao cho Thủ đô Hà Nội.
TP. Hà Nội phấn đấu đến năm 2025, đàn bò cái sinh sản được thụ tinh nhân tạo lên đến 90% tổng đàn, trong đó, lai tạo giống bò cao sản chiếm 45%. Cùng với đó, tập trung tiêu thụ sản phẩm bê F1 BBB cho hộ chăn nuôi bằng việc xây dựng các trang trại thu mua bê F1 BBB sau cai sữa 4 – 6 tháng cho hộ nông dân, vừa giải quyết đầu ra cho sản phẩm, vừa tạo vùng nguyên liệu tập trung phục vụ giết mổ gia súc công nghiệp.
Hạnh Phúc
Nguồn: Báo Đầu Tư
- bò bbb li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất