[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – 2022 thực sự là năm khó khăn chồng chất mà người chăn nuôi phải âm thầm chịu đựng. Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả lợn châu Phi; nguyên liệu giá đầu vào tăng cao, thiếu vốn và lãi suất tín dụng tăng cao, trong khi giá đầu ra của hầu hết sản phẩm chăn nuôi giảm thấp. Trừ sản phẩm trứng, sữa, còn lại người chăn nuôi đều phải bán sản phẩm ngang hoặc dưới giá thành sản xuất trong suốt cả năm 2022, nhiều doanh nghiệp và người chăn nuôi thua lỗ lớn,đang phải bỏ trống chuồng…
1. Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi “lập đỉnh”
Giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng cao kỷ lục
Tiếp đà tăng giá từ tháng 10/2020, đến tháng 03/2022 là thời điểm giá nguyên liệu TACN tăng cao nhất. Cụ thể, giá ngô và bã ngô tăng 80-95% so với thời điểm chưa tăng giá (năm 2019); khô dầu đậu tương tăng khoảng 71%, thức ăn bổ sung tăng 46-50%. Từ đó kéo theo giá TACN thành phẩm tăng 33-40% so với thời điểm chưa tăng giá.
Còn tính bình quân 11 tháng năm 2022, giá các loại nguyên liệu TACN đều tăng so với cùng kỳ năm 2021, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc, cụ thể: ngô hạt 8,867 nghìn đồng/kg (tăng 14,5 %), khô dầu đậu tương 14,513 nghìn đồng /kg (tăng 14,2%), DDGS 9,850 nghìn đồng /kg (tăng 16,8%), cám gạo chiết ly 6,508 (tăng 20,5%), Lysine 40,480 nghìn đồng /kg (tăng 15,7%), Methionine 68,645 nghìn đồng /kg (tăng 7,2%). Giá bình quân các nguyên liệu thức ăn chăn nuôi đều tăng so với năm 2021, tăng từ 7-27%, trong đó tăng mạnh nhất là các nguyên liệu thuộc nhóm ngũ cốc (cám gạo tăng 27,2%).
Giá nguyên liệu và thức ăn chăn nuôi “lập đỉnh” và nhiều chi phí đầu vào khác tăng cao đã gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và người chăn nuôi.
2. Giá sản phẩm chăn nuôi giảm sâu và lâu, trái với quy luật hàng năm
Nếu như hàng năm, vào thời điểm cuối năm, giá các sản phẩm chăn nuôi sẽ tăng cao do nhu cầu phục vụ tiêu dùng dịp Tết gia tăng, thì năm nay lại diễn biến không theo quy luật này. Cụ thể, từ giữa tháng 9/2022 đến cuối tháng 12/2022, giá lợn hơi liên tục giảm, cuối tháng 12/2022 chỉ dao động 53-55 nghìn/kg, phổ biến 53 nghìn đồng/kg, thấp hơn giá thành sản xuất (58-60 nghìn/kg). Giá các sản phẩm gia cầm giảm trong nửa cuối năm 2022 và giảm nhiều nhất trong tháng 10, 11/2022.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này, do: (i) Nguồn cung lợn thịt tăng cao vào các tháng 9, tháng 10 và tháng 11/2022; (ii) Sức mua thực phẩm không cao do tình hình thu nhập của người dân bị ảnh hưởng khi lạm phát tăng (lãi suất cho vay tăng, tỷ giá ngoại tệ tăng) và (iii) Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn phải giảm quy mô sản xuất, buộc phải giảm lao động, sức tiêu thụ thịt gia súc, gia cầm giảm. Điều này đã khiến cho nhiều người chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi nhỏ lẻ phải giảm giảm quy mô đàn vật nuôi, thậm chí bỏ trống chuồng.
3. “Cuộc đua” xây dựng thương hiệu thịt, mở chuỗi bán lẻ của các doanh nghiệp chăn nuôi
Quầy bán thịt heo tại TP. Hồ Chí Minh với nhiều thương hiệu khác nhau
Cuối tháng 9 và tháng 10/2022, ngành chăn nuôi xôn xao bởi hai sự kiện ra mắt thương hiệu thịt của hai doanh nghiệp. Đó là công ty cổ phần Bapi HAGL – công ty con của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ra mắt thương hiệu “heo ăn chuối” Bapi-HAGL vào tháng 9/2022. Theo kế hoạch, công ty này sẽ mở 200 cửa hàng bán lẻ thịt lợn (heo) thương hiệu Bapi-HAGL và phấn đấu chạm mốc 1.000 cửa hàng trong năm 2023.
Công ty cổ phần BaF Việt Nam (thuộc Tân Long Group) ra mắt giới thiệu thương hiệu “heo ăn chay” BaF Meat. BaF cũng ký kết hợp tác về việc phân phối độc quyền thịt và các sản phẩm chế biến khác từ thịt mang thương hiệu BaF trong hệ thống chuỗi thực phẩm Siba Food. Kế hoạch năm 2023 sẽ mở rộng thêm 100 siêu thị và 1.000 BaF MeatShop. Mục tiêu đến năm 2030, Siba Food sẽ đạt quy mô 1.500 siêu thị và 15.000 BaF MeatShop.
Ngoài các doanh nghiệp mới nổi như BAF hay Bapi HAGL thì các tập đoàn, công ty như lâu đời trong lĩnh vực chăn nuôi như C.P, GREENFEED, Japfa, Emivest, CJ Vina Agri… đã và đang có những dự án đầu tư với số lượng vốn rất lớn vào hoạt động chăn nuôi, sản xuất, chế biến, tiếp thị và bán lẻ sản phẩm chăn nuôi để tối ưu hóa chuỗi giá trị.
Đối với lĩnh vực sữa cũng đã khởi công 02 nhà máy sữa với số vốn đầu tư hơn 6.600 tỷ đồng là Nhà máy chế biến sữa công nghệ cao Mộc Châu và Vinamilk.
4. Tín hiệu tốt từ xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi
Lễ xuất khẩu lô hàng thịt gà xuất khẩu đầu tiên của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
Trong 11 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực chăn nuôi ước đạt 361,4 triệu USD. Số liệu này chưa tính kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu và thức ăn cho gia súc, gia cầm. Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu thịt và trứng đi 26 nước, thị trường chính xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam là Hồng Kông (41%), Nhật Bản (16%), Thái Lan (11%), Pháp (5%), Campuchia (5%), trong khi các thị trường khác chiếm 22%.
Ngày 25/10/2022 vừa qua, tại Khu công nghiệp Becamex Bình Phước, Công ty TNHH CPV Food – một công ty con của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam đã xuất khẩu lô thịt gà chế biến đầu tiên sang Nhật Bản. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu thịt gà lớn thứ ba trên thế giới (sau Trung Quốc và Liên bang Nga). Mỗi năm, Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn thịt gà, trong khi CPV Food có nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà lớn nhất tại Việt Nam. Vì vậy, việc Nhật Bản chấp thuận nhập khẩu thịt gà của CPV Food đã mang tới cơ hội kinh doanh rất lớn cho C.P. Việt Nam nói riêng và ngành chăn nuôi gia cầm nói chung.
Ngày 16/11, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đã chính thức ký Nghị định thư về xuất khẩu tổ yến từ Việt Nam sang Trung Quốc. Đây là bước khởi động xuất khẩu chính ngạch yến sang thị trường Trung Quốc. Khi kích hoạt được thị trường rộng lớn này thì chuỗi ngành hàng yến của Việt Nam sẽ được cấu trúc lại và tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, thu nhập của người nuôi yến, doanh nghiệp chế biến yến.
5. Dịch bệnh vẫn là thách thức lớn nhất đối với ngành chăn nuôi
Tiêu hủy heo bị nhiễm ASF
Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.217 ổ dịch tả lợn châu Phi tại 53 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 57.914 con lợn. Đối với Dịch cúm gia cầm, cả nước đã xảy ra 48 ổ dịch tại 38 huyện của 22 tỉnh, thành phố (bao gồm: 45 ổ dịch CGC A/H5N1, 01 ổ dịch CGC A/H5N6, 02 ổ dịch CGC A/H5N8). Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 97.822 con.
Với bệnh Lở mồm long móng, cả nước phát sinh 18 ổ dịch tại 11 huyện của 08 tỉnh, thành phố: Bắc Kạn, Sơn La, Hà Nội, Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đồng Nai và Đồng Tháp; số gia súc mắc bệnh là 570 con, số gia súc tiêu hủy là 20 con.
Với bệnh Viêm da nổi cục, trong năm phát sinh 247 ổ dịch tại 16 tỉnh, thành phố; số gia súc mắc bệnh là 2.270 con, số gia súc buộc tiêu hủy 455 con trâu, bò.
Đây là những con số thống kê của cơ quan chức năng, trên thực tiễn, số lượng vật nuôi thiệt hại do dịch bệnh còn lớn hơn nhiều. Dịch bệnh còn khiến người chăn nuôi phát sinh nhiều chi phí sản xuất, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi trong nước.
6.Sản phẩm chăn nuôi nhập khẩu tiếp tục là mối nguy lớn đối với ngành chăn nuôi Việt Nam
Thịt heo đông lạnh bày bán tại một siêu thị
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 11 tháng năm 2022, Việt Nam nhập khẩu 614,76 nghìn tấn thịt và sản phẩm từ thịt, trị giá 1,35 tỷ USD, giảm 8,6% về lượng, nhưng tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 55 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Bra-xin, Hàn Quốc và Nga là 5 thị trường lớn nhất cung cấp thịt và sản phẩm từ thịt cho Việt Nam.
Theo nhiều chuyên gia, vấn đề nhập khẩu các sản phẩm chăn nuôi nếu Nhà nước không không có chính sách, giải pháp phù hợp, kịp thời để kiểm soát thì nhất định Việt Nam sẽ trở thành nước nhập khẩu thịt lợn trong 5 năm tới khi dòng thuế quan về 0%. Nếu không có giải pháp chính sách kịp thời để hạn chế sản phẩm gia cầm nhập khẩu, tăng cường xuất khẩu và kiểm soát tốt quy mô phát triển đàn gia cầm sản xuất trong nước phù hợp với thị trường thì ngành chăn nuôi sẽ luôn là ngành sản xuất bấp bênh.
Hà Ngân tổng hợp
- chăn nuôi li>
- Ngành chăn nuôi 2022 li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Xin chào! Tôi nghĩ nên thêm 1 điểm nhấn khác của ngành chăn nuôi năm qua, đó là Việt Nam sản xuất thành công vaccine dịch tả lợn châu Phi. Xin cảm ơn!