Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại trong năm 2022 đạt trên 9,57 triệu tấn, trị giá gần 3,33 tỷ USD, giá trung bình 347,8 USD/tấn, giảm 4,5% về lượng, nhưng tăng 15,6% kim ngạch và tăng 21% về giá so với năm 2021.
Trong đó, riêng tháng 12/2022 đạt 1,16 triệu tấn, tương đương 386,2 triệu USD, giá trung bình 333,5 USD/tấn, tăng 32,4% về lượng, tăng 34% kim ngạch, giá tăng 1,2% so với tháng 11/2022; so với tháng 12/2021 thì tăng mạnh 127,2% về lượng, tăng 138,4% về kim ngạch và tăng 5% về giá.
Achentina là thị trường chủ đạo cung cấp ngô cho Việt Nam trong năm 2022, chiếm trên 59% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, đạt 5,63 triệu tấn, tương đương gần 1,98 tỷ USD, giảm 4,8% về lượng, nhưng tăng 11,3% kim ngạch và tăng 16,9% về giá so với năm 2021; riêng tháng 12/2022 đạt 361.732 tấn, tương đương 119,95 triệu USD, giá 331,6 USD/tấn, tăng trên 18% cả về lượng và kim ngạch so với tháng 11/2022, giá tăng nhẹ 0,2%; so với tháng 12/2021 tăng 27,3% về lượng, tăng 33% về kim ngạch, giá tăng 4,4%.
Ngoài ra, nhập khẩu ngô từ Brazil năm 2022 đạt 1,44 triệu tấn, tương đương 476,35 triệu USD, giá 331,9 USD/tấn, chiếm 15% trong tổng lượng và chiếm 14,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 13,3% về lượng, nhưng tăng 22,8% về kim ngạch và giá tăng mạnh 41,6% so với năm 2021.
Nhập khẩu ngô từ thị trường thị trường Ấn Độ năm 2022 đạt 872.343 tấn, tương đương 287,16 triệu USD, giá 329,2 USD/tấn, chiếm 9,1% trong tổng lượng và chiếm 8,6% trong tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước, giảm 23% về lượng, giảm 10% về kim ngạch nhưng giá tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu ngô năm 2022
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)
Năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,84 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,28 tỷ USD, giá trung bình 693,6 USD/tấn.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu đậu tương trong tháng 12/2022 đạt 203.471 tấn, tương đương 137,83 triệu USD, giá trung bình 677,4 USD/tấn, tăng mạnh 95,3% về lượng và tăng 91% kim ngạch so với tháng 11/2022, tuy nhiên giá giảm nhẹ 2,1%; so với tháng 12/2021 giảm nhẹ 1% về lượng, nhưng tăng 13,4% về kim ngạch và tăng 14,5% về giá.
Tính chung năm 2022 cả nước nhập khẩu 1,84 triệu tấn đậu tương, trị giá gần 1,28 tỷ USD, giá trung bình 693,6 USD/tấn, giảm 9% về lượng nhưng tăng 7,9% kim ngạch và tăng 18,5% về giá so với năm 2021.
Đậu tương nhập khẩu về Việt Nam từ thị trường Brazil nhiều nhất, trong tháng 12/2022 tiếp tục tăng 4,8% cả về lượng, tăng 7,3% kim ngạch và tăng 2,4% về giá so với tháng 11/2022, đạt 70.011 tấn, tương đương 47,5 triệu USD, giá 678,4 USD/tấn; Tính chung, năm 2022 nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 1,06 triệu tấn, tương đương 739,05 triệu USD, chiếm gần 58% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước.
Nhập khẩu đậu tương từ thị trường Mỹ – thị trường lớn thứ 2, trong tháng 12/2022 tăng mạnh trở lại, tăng 295% về lượng và 282% kim ngạch so với tháng 11/2022 nhưng giá giảm nhẹ 3,2%, đạt 97.690 tấn, tương đương 67,3 triệu USD, giá trung bình 689 USD/tấn. Tính chung cả năm 2022, nhập khẩu đậu tương từ thị trường này đạt 594.791 tấn, tương đương 408,13 triệu USD, giá 686,2 USD/tấn, chiếm 32% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu đậu tương của cả nước, giảm mạnh 30,8% về lượng, giảm 17% về kim ngạch nhưng giá tăng 20% so với năm trước.
Ngoài ra, nhập khẩu đậu tương từ thị trường Canada năm 2022 đạt 89.548 tấn, tương đương 66,41 triệu USD, giá 741,6 USD/tấn, tăng 11,3% về lượng, tăng 27% về kim ngạch và giá tăng 14,1% so với năm trước. Nhập khẩu từ thị trường Campuchia đạt 22.717 tấn, tương đương 18,03 triệu USD, giá 793,8 USD/tấn, giảm 18,2% về lượng, nhưng tăng 2% về kim ngạch và tăng 24,8% về giá.
Nhập khẩu đậu tương năm 2022
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)
Năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong tháng 12/2022 cả nước nhập khẩu 218.937 tấn lúa mì, tương đương 82,54 triệu USD, giá trung bình 377 USD/tấn, giảm 28,7% về lượng, giảm 29,6% kim ngạch và giảm 1,3% về giá so với tháng 11/2022. So với tháng 12/2021 cũng giảm 10,4% về lượng, giảm 0,3% kim ngạch nhưng tăng 11,3% về giá.
Tính chung trong năm 2022 lượng lúa mì nhập khẩu của cả nước đạt 3,93 triệu tấn, tương đương gần 1,52 tỷ USD, giảm 12,6% về khối lượng, nhưng tăng 14% về kim ngạch so với năm 2021, giá trung bình đạt 385,3 USD/tấn, tăng 30,4%.
Trong tháng 12/2022 nhập khẩu lúa mì từ thị trường chủ đạo Australia sụt giảm 20,8% về lượng, giảm 24% kim ngạch và giảm 4% về giá so với tháng 11/2022, đạt 137.328 tấn, tương đương 53,09 triệu USD, giá 386,6 USD/tấn; so với tháng 12/2021 thì tăng mạnh 41,6% về lượng, tăng 47% kim ngạch và tăng 3,9% về giá.
Tính chung cả năm 2022, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Australia, chiếm gần 72% trong tổng lượng và tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước, đạt 2,8 triệu tấn, tương đương 1,08 tỷ USD, giá trung bình 387,5 USD/tấn, giảm 11% về lượng, nhưng tăng 15,3% về kim ngạch và tăng 29,7% về giá so với năm 2021.
Đứng sau thị trường chủ đạo Australia là thị trường Brazil chiếm 8,2% trong tổng lượng và chiếm 7,4% trong tổng kim ngạch, đạt 322.760 tấn, tương đương 112,55 triệu USD, giá trung bình 348,7 USD/tấn, tăng mạnh cả về lượng, kim ngạch giá so với năm 2021, với mức tăng tương ứng 40,6%, 104,6% và 45,5%.
Tiếp đến thị trường Mỹ đạt 276.928 tấn, tương đương 128,19 triệu USD, giá 462,9 USD/tấn, tăng 37,9% về lượng, tăng 100,9% kim ngạch và tăng 45,6% về giá so với năm 2021, chiếm 7% trong tổng lượng và chiếm 8,5% trong tổng kim ngạch nhập khẩu lúa mì của cả nước.
Đáng chú ý, nhập khẩu lúa mì từ thị trường Ấn Độ chỉ đạt 73.145 tấn, tương đương 27,21 triệu USD, nhưng so với năm 2021 thì tăng rất mạnh 1.448% về khối lượng và tăng 1.755% về kim ngạch.
Nhập khẩu lúa mì năm 2022
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/1/2023 của TCHQ)
Tổng hợp: Thuỷ Chung
Trung tâm TTCN&TM
- nhập khẩu nguyên liệu li>
- đậu tương li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất