[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2022, ngành chăn nuôi heo Việt Nam đã phải âm thầm chịu đựng những khó khăn như dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là dịch tả heo châu Phi; giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, trong khi giá đầu ra của thịt heo thất thường và thấp. Nhiều doanh nghiệp và người chăn nuôi thua lỗ, đang phải bỏ trống chuồng… Nhưng trong cái khó, ló cái khôn, rất nhiều nhà chăn nuôi chuyên nghiệp với tư duy cởi mở, chịu khó học hỏi, thay đổi nhận thức chăn nuôi để thích nghi với tình hình mới. Họ đã thành công và có cách làm đúng đắn khi hợp tác với Gold Coin Feedmill, đã duy trì và phát triển đàn heo, sẵn sàng cho những bước đột phá mới trong tương lai.
Trụ vững qua bão giá, bão dịch
Tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk, ông Bùi Văn Cho, là một trong những nhà chăn nuôi heo nổi tiếng, với hơn 10 năm gắn bó. Ông Cho chia sẻ, trước khi bước vào công việc chăn nuôi, ông gắn bó với trồng trọt, chăm sóc rẫy tiêu, rẫy điều, rẫy cà phê. Tới năm 2011, gia đình ông quyết định đầu tư chuồng trại, cơ sở vật chất để chăn nuôi heo. Từ đó đến nay, cũng là quãng thời gian ông Cho trải qua nhiều biến cố của ngành chăn nuôi như: khủng hoảng thừa năm 2017, dịch tả lợn châu Phi năm 2019, khủng hoảng thiếu thịt lợn năm 2020, rồi tới dịch Covid-19.
Năm 2022 với rất nhiều khó khăn cho người chăn nuôi Việt Nam như ông. Bởi, tình hình bệnh Dịch tả lợn châu Phi vẫn âm thầm diễn biến phức tạp, gây áp lực với nhà chăn nuôi. Cùng với đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục, tính cả năm đã tăng thêm hơn 100.000 đồng/bao. Các loại thuốc, vắc xin cũng tăng khoảng 20%. Tuy vậy, sản phẩm đầu ra của heo thì không ổn định, lên xuống liên tục, mà xuống nhiều hơn lên. Với những người chăn nuôi nhỏ lẻ, nhiều thời điểm không đủ trang trải cho cuộc sống… Tuy vậy, trang trại heo của gia đình ông Cho vẫn duy trì được đàn nái 100 con và từ 900-1100 heo thịt trong chuồng.
Bí quyết thành công…
Ông đúc kết lại những kinh nghiệm xương máu trong công việc chăn nuôi của mình đó là: Cách thức chọn lựa và sử dụng cám (cám phải đảm bảo heo không bị tiêu chảy, tăng trọng tốt, sữa nhiều..) giống, vắc xin, thuốc thú y có chất lượng tốt; thực hiện tốt an toàn sinh học; cũng như chăm sóc heo nái, heo con tốt…
Khiêm tốn kể về bí quyết thành công của mình, ông Cho chia sẻ:“Mỗi người có cách làm khác nhau. Trong lúc dịch bệnh và giá sản phẩm xuống thấp, nhiều người rút cám xuống, cho heo ăn ít lại hoặc chọn cám có chất lượng thấp hơn. Nhưng quan điểm của tôi là cần cung cấp dinh dưỡng tốt nhất, để con heo có sức đề kháng tốt, đặc biệt là phải quản lý được tiêu chảy, giúp chống chịu với dịch bệnh. Từ đó, heo có năng suất chăn nuôi tốt để đón chu kỳ giá lên. Bởi nếu một khi heo con bị tiêu chảy, sức đề kháng giảm, tiêm vắc xin cũng không tạo được miễn dịch, dịch bệnh sẽ tấn công, rất tốn công chăm sóc, tốn cám nuôi, chi phí thú y tăng lên, hao hụt đầu con. Với heo nái thì ảnh hưởng đến heo con trong bụng và heo cai sữa, từ đó làm giảm năng suất heo con. Với heo thịt, nếu heo nhiễm bệnh sẽ kéo dài thời gian nuôi, tăng chi phí thức ăn, điện, nước, tăng rủi ro bệnh tật. Và trong trường hợp xấu nhất đó là con heo chết thì càng thiệt hại về kinh tế”.
Ông cũng bộc bạch chân thật: “Năm 2017, giá heo xuống thấp, đơn vị cung cấp cám cho tôi nói rằng, nên chuyển sang cám heo lai, trong khi tôi đang nuôi heo siêu nạc. Vì vậy, tôi đã quyết định chuyển qua sử dụng cám của Gold Coin Feedmill từ đó tới nay, bởi tôi cảm thấy có chung quan điểm về chăn nuôi”.
Ông Bùi Văn Cho trong trang trại heo của gia đình
Điều ông Cho hài lòng đầu tiên khi heo ăn cám của Gold Coin đó là heo con không bị tiêu chảy và mùi hôi chuồng trại giảm đi đáng kể so với cám khác.“Chăn nuôi có mùi hôi khó chịu, có điều tiếng của hàng xóm, rồi chính quyền ý kiến cũng rất khó”, ông Cho khẳng định.
Công ty Gold Coin cùng quan điểm với tôi về tìm giải pháp quản lý rủi ro và nâng cao năng suất chăn nuôi, làm cho việc nuôi heo trở nên nhẹ nhàng, thoải mái, đơn giản hơn, giảm chi phí hơn. Chẳng hạn như việc ứng dụng lên men thảo dược để nâng cao sức đề kháng, giải pháp không tiêm chích heo nái sau khi sanh, sát trùng bằng Vôi ( quét nước Vôi, phun nước Vôi, tắm nước Vôi) rất rẻ tiền, nhưng rất hiệu quả.
Trước đây, với cách làm cũ, nái sau khi đẻ sẽ chích kháng sinh liên tục, ngày nào cũng chích, làm cho heo đau đớn, stress; ảnh hưởng tới việc tiết sữa đầu, nuôi con của nó. Khi ứng dụng giải pháp không tiêm chích trên nái sau khi sinh (So sánh ảnh hưởng của đường cấp thuốc lên năng suất sinh sản trên nái đẻ – Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam; Tác giả: TS Ngô Hồng Phượng, Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh và Ông Nguyễn Thanh Hương – Phó Tổng giám đốc Gold Coin Feed mill miền Nam) đã giúp cho nái đẻ khỏe mạnh hơn, từ đó tiết sữa sớm, nhiều sữa, nuôi con tốt hơn, người chăm sóc cũng đỡ vất vả. Kết quả là heo con cũng khỏe mạnh, bóng mượt, hồng hào và quan trọng không bị tiêu chảy, trọng lượng cai sữa cũng tốt hơn. Sau đó, con nái cũng phối sớm hơn.
“Heo con mà bị tiêu chảy thì sẽ tốn thêm 15-20 kg cám so với những con không bị, kể từ lúc đẻ tới xuất chuồng thịt”, ông Cho khẳng định.
Cũng chia sẻ thêm về bộ giải pháp này của Gold Coin Feedmill, ông Nguyễn Thanh Hương, Phó Tổng giám đốc Gold Coin Feed mill miền Nam cho biết, việc cấp thuốc bằng đường thức ăn làm giảm stress cho heo nái đồng thời, có 1 số loại thuốc, cụ thể là thuốc giảm đau hạ sốt, nếu cấp bằng đường thức ăn sẽ làm cho lượng thuốc đủ để duy trì trong máu cho tác dụng giảm đau, heo nái ăn nhiều hơn và nhanh phục hồi hơn. Kết quả thể hiện rõ trên các chỉ tiêu năng suất như số lượng heo con sinh ra, heo cai sữa, heo con theo mẹ tốt hơn, đồng thời trọng lượng của heo con cũng cải thiện hơn.
Ông Bùi Văn Cho chăm sóc đàn heo
Bởi, với trọng lượng nái lớn, nếu chỉ cung cấp qua đường tiêm chích với liệu trình 1 lần/ ngày thì không đáp ứng đủ lượng thuốc và gây đau đớn cho heo nái, làm tăng thêm stress cho heo nái trong thời điểm quan trọng này. Do đó cần bổ sung thêm chất bổ trợ (chủ yếu là các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E), vitamin C, hạ sốt…) vì nguồn vitamin trong khẩu phần có thể không đủ để đáp ứng nhu cầu này và đồng thời giúp heo nái có thể giảm stress trong tiết sữa và nuôi con.
Ngoài việc cho heo ăn cám tốt, theo ông Cho, trong chăn nuôi cần thực hiện tốt an toàn sinh học. Trước đó, trại của ông đã chú trọng khâu vệ sinh chuồng trại, nhưng kể từ khi dịch tả heo châu Phi ập đến năm 2019, thi thoảng nghe trại của người quen này, người quen kia bị nhiễm bệnh, chết nhiều đầu heo, thiệt hại về kinh tế; nên ông Cho quyết tâm thay đổi thói quen quản lý an toàn sinh học của mình và đội ngũ chăn nuôi của trại, dựa trên sự tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình của Gold Coin Feedmill.
Ông Cho rà soát lại tất cả các khâu an toàn sinh học của trại, từ việc vệ sinh, khử trùng chuồng trại đúng cách, thường xuyên, hiệu quả bằng nguyên liệu rẻ tiền như vôi bột; sát trùng nước Clear Max, sát trùng không khí, xua đuổi côn trùng bằng Iodine Oil… công nhân ra vào phải được cách ly, khử khuẩn, thay đồ bảo hộ và có thời điểm ông động viên công nhân chỉ ở trong trại; giăng lưới quanh trại để hạn chế ruồi, muỗi; không cho chó, mèo, chuột tiếp xúc với vật nuôi; không mang thịt heo và các loại sản phẩm từ thịt heo vào trại; xe chở thức ăn, vắc xin, vật tư vào trại đều được sát trùng; xuất, nhập heo đều có khu vực riêng… Nói thì dễ nhưng tạo được thói quen trong an toàn sinh học là chuyện liên quan đến ý thức, kỷ luật hàng ngày, nếu không tạo được thói quen này thì rất nguy hiểm, vì bệnh ASF xảy ra khi ta lơ là, ỷ lại và thiếu kỷ luật.
Khâu tiêm phòng vắc xin cũng được ông Cho thực hiện nghiêm túc và dùng vắc xin tốt cho: heo thịt với các loại vắc xin (Myco, PPRS, Circo, tả, FMD,…); heo nái đẻ (tả, FMD, AD, tẩy kí sinh trùng…); heo nái hậu bị (FMD, E.coli, tả, AD, Parvo…)
Ông Cho cũng được phía Gold Coin cũng hướng dẫn cách làm men tăng sinh – thảo dược rất dễ làm, để tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp hấp thu được dinh dưỡng tốt nhất.
Và điều ông tâm đắc nữa khi hợp tác với Gold Coin, đó là chi phí thuốc thú y giảm phân nửa so với trước kia, công nhân cũng nhàn hơn rất nhiều, heo giảm bệnh hẳn, nhanh lớn, năng suất tăng lên rõ rệt.
Bảng theo dõi năng suất trại
Các chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Số liệu theo dõi |
Tổng đàn nái |
Con |
100 |
Số lượng nọc |
Con |
2 |
Số lượng heo sơ sinh bình quân |
Con/nái/lứa |
12.5 |
Trọng lượng heo sơ sinh bình quân |
Kg |
1.4 |
Số lượng heo cai sữa bình quân |
Con/nái/lứa |
11.5 |
Trọng lượng heo cai sữa bình quân |
Kg |
7.1 |
Số ngày cai sữa |
Ngày |
21-24 |
Số lứa đẻ bình quân của nái |
Lứa |
2.3 |
Tổng số con trên nái/năm |
Con |
26.5 |
Thời gian nuôi thịt từ đẻ- xuất chuồng |
ngày |
155 ngày |
Cũng theo ông Cho: “Trước khi sang chăn nuôi, tôi chưa biết gì về thú y, cũng nhờ đội ngũ của Gold Coin hỗ trợ, mà tôi và đội ngũ nhân công trong trại đã tự xử lí được các vấn đề thú y cho heo, không dùng thú y bên ngoài (rủi ro dịch bệnh rất lớn)”.
Nhờ không ngừng tiếp thu các kiến thức về chăn nuôi, thú y từng ngày và có sự hỗ trợ đắc lực của phía Gold Coin, mà giá thành chăn nuôi của trại ông Cho dao động từ 46.000-48.000 đồng/kg. Đối chiếu với giá heo hơi trên 50.000 đồng/kg ngày 15/2/2023, thì trại ông có lời một chút, ông Cho chia sẻ.
Thời gian tới, ông Cho vẫn duy trì đàn và hi vọng năm 2023, kinh tế hồi phục, xuất khẩu mở cửa thì giá heo nhích lên ở mức ổn định, từ 55.000-60.000 đồng/kg, giúp chăn nuôi ổn định và có lãi tốt hơn.
Ông Cho có lời khuyên đối với các nhà chăn nuôi, dù đắt hay rẻ thì cũng cần duy trì đàn nái. Nó sẽ giúp giá thành nuôi heo thịt thấp hơn và chủ động hơn khi mua bên ngoài. Cùng với đó, cần chọn lọc được những giống heo có năng suất, phẩm chất tốt để chăn nuôi. Đồng thời nên đặt sự quan tâm về năng suất chăn nuôi và an toàn sinh học lên hàng đầu.
“Nghề không phụ người”, tâm huyết với công việc chăn nuôi heo hơn 10 năm đã giúp ông Cho và gia đình có kinh tế khấm khá, cuộc sống no đủ; tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhiều lao động.
Hà Ngân
ÔNG NGUYỄN THANH HƯƠNG, PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GOLD COIN FEEDMILL MIỀN NAM:
Sự tồn tại và phát triển của khách hàng sẽ quyết định sự phát triển doanh nghiệp
Trước những áp lực về dịch bệnh, giá cả và thịt nhập khẩu, mỗi ngày, đội ngũ của Gold Coin Feedmill liên tục học tập, tìm kiếm, cải thiện để tìm những giải pháp mới cho nhà chăn nuôi ngày càng tiến bộ hơn nhằm giúp giảm giá thành và phòng chống rủi ro cho họ. Sự tồn tại và phát triển của khách hàng sẽ quyết định sự phát triển doanh nghiệp trong bối cảnh chăn nuôi hiện nay.
Cụ thể, về chất lượng cám cho heo nái, heo thịt, heo con của Gold Coin qua thời gian ngày càng nâng cấp lên, vì công ty liên tục tìm ra những nguyên liệu tốt, có hiệu quả cao để mạnh dạn đưa vào sản xuất. Gold Coin toàn cầu đã có chiến lược với các nhà cung cấp trên thế giới, để thu mua được nguyên liệu giá tốt, giúp tối ưu hóa chi phí, cũng góp phần giúp các sản phẩm cám của Gold Coin cạnh tranh được trên thị trường.
Cùng với đó, đội ngũ kỹ thuật, thị trường của Gold Coin coi trọng việc áp dụng những phương pháp thực tiễn và có nghiên cứu khoa học, đơn giản hóa cách làm; gần gũi với người chăn nuôi, những nguyên liệu sẵn có, rẻ tiền mà trang trại có thể tự làm. Cụ thể như phương pháp làm men tăng sinh – thảo dược để cho heo ăn, gà, vịt… giúp cải thiện hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, giảm chi phí chăn nuôi.
Hiện nay, số heo con cai sữa/nái/năm ở các quốc gia phát triển là 28 – 30 con, người chăn nuôi trong nước cần cải thiện năng suất chăn nuôi, mới có thể cạnh tranh với thịt nhập khẩu, chưa kể tới rủi ro dịch bệnh ASF ở Việt Nam đang rất cao.
Giống tốt luôn song hành với dinh dưỡng cao và phù hợp, nhà chăn nuôi cần có góc nhìn kỹ về dinh dưỡng thông qua năng suất trại. Bởi 75% hệ miễn dịch của cơ thể nằm ở đường ruột, dinh dưỡng hấp thụ tốt thì đáp ứng miễn dịch mới tốt được.Nó cũng song hành với quản lý rủi ro về dịch bệnh, đây là rủi ro lớn nhất trong chăn nuôi. Bên cạnh đó phải tập được thói quen toàn sinh học; áp dụng các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi, để càng ít phải dùng các biện pháp can thiệp trực tiếp, thì quá trình chăm sóc vật nuôi sẽ rất thoải mái,nhẹ nhàng và hiệu quả cao.
Chúc nhà chăn nuôi giữ được đàn heo nái, heo thịt vượt qua giai đoạn giá heo đang thấp này, hy vọng sang quý 2 năm 2023 giá heo sẽ khởi sắc trở lại!
Hà Ngân (ghi)
- chan nuoi heo li>
- dịch ASF li>
- gold coin li>
- gold coin feedmill li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất