VIGOVA được Bộ NN-PTNT giao nuôi giữ 4 giống gốc gia cầm bao gồm giống vịt chuyên thịt SM, vịt chuyên trứng TC, vịt biển và gà thịt lông màu VLV, số lượng 7.000 con mái sinh sản dòng thuần…
Năm 2017, trong khuôn khổ dự án Khuyến nông Trung ương 2016 – 2018 của Bộ NN-PTNT, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi gia cầm VIGOVA (Phân viện Chăn nuôi Nam Bộ – Viện Chăn nuôi) đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học hiệu quả; đẩy mạnh chuyển giao con giống gia cầm năng suất chất lượng cao, được sản xuất từ các đàn gia cầm giống gốc tốt nhất.
VIGOVA chuyển giao con giống vịt biển 1 ngày tuổi và thức ăn cho các hộ tại tỉnh Vĩnh Long (mô hình dự án Khuyến nông Trung ương 2017)
VIGOVA được Bộ NN-PTNT giao nuôi giữ 4 giống gốc gia cầm bao gồm giống vịt chuyên thịt SM, vịt chuyên trứng TC, vịt biển và gà thịt lông màu VLV, số lượng 7.000 con mái sinh sản dòng thuần. Số lượng sản phẩm giống gốc gia cầm (chỉ tính riêng cấp giống ông bà và bố mẹ) đã sản xuất và chuyển giao gần 250 nghìn con. Các đàn gia cầm giống gốc được đầu tư nuôi dưỡng tốt, chọn lọc và nhân thuần bài bản.
Tất cả các dòng thuần tại các trại giống gia cầm VIGOVA đều được theo dõi năng suất cá thể, chọn lọc bằng BLUP và chỉ số chọn lọc tiên tiến nên năng suất chất lượng cao, xứng đáng là những đàn giống hạt nhân của nhà nước. Do đó các sản phẩm giống gốc khi đưa ra sản xuất đại trà đã phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế – xã hội cao, góp phần tích cực vào tái cơ cấu của các tỉnh phía Nam.
Dự kiến trong năm 2017, Bộ NN-PTNT sẽ giao cho trung tâm VIGOVA nuôi giữ với số lượng giống gốc lớn hơn vì nhu cầu về sản phẩm giống gốc có năng suất và chất lượng cao tại khu vực Nam Bộ là rất lớn.
Trong số các giống gốc nêu trên, vịt biển là một giống vịt tương đối mới được Bộ NN-PTNT giao cho trung tâm VIGOVA nuôi giữ đàn giống gốc (tại Quyết định số 1232/QĐ-BNN-TC ngày 11/4/2016) mục đích chọn lọc, nhân nhanh con giống phục vụ chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu.
Năm 2016 và đầu năm 2017, trung tâm VIGOVA đã chuyển giao cho các tỉnh Nam bộ trên 100 nghìn con giống vịt biển, trong đó khoảng 90% cho các tỉnh ĐBSCL. Trung tâm đã xây dựng được nhiều mô hình sản xuất tại các vùng nước ngọt, lợ, mặn, nhiễm phèn. Tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình cho khoảng 500 lượt người chăn nuôi. Các hộ nuôi vịt biển giống VIGOVA đạt tỷ lệ nuôi sống rất cao từ 96 – 98,5%, khối lượng xuất chuồng sau 63 – 70 ngày nuôi là 2,65 – 2,88 kg/con, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Hiện nay trại vịt giống Bình Dương của VIGOVA đang tiến hành nhiều nội dung nghiên cứu chuyên sâu về chọn tạo dòng (kế hoạch đến 2020 trại vịt VIGOVA sẽ có 4 dòng thuần chủng vịt biển), các đặc điểm sinh học, năng suất và chất lượng thịt, trứng để có thêm cơ sở khoa học phục vụ công tác nhân giống vịt biển. Chương trình này nhằm phục vụ hiệu quả các chương trình tái cơ cấu nông nghiệp và chăn nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu tại Nam bộ.
Dương Xuân Tuyển
Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam
Mọi thông tin về giống và tư vấn kỹ thuật xin vui lòng liên hệ: Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi gia cầm VIGOVA 94/1056 Dương Quảng Hàm, P.6, Q. Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh. Website: www.vigova.vn. Số điện thoại liên hệ về kỹ thuật: 0913.567547 (ThS. Lê Thanh Hải); 0933.563115 (KS. Hồ Văn Thế). Số điện thoại liên hệ về con giống: 0901.392119 (ThS. Ngô Đức Vũ).
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- chăn nuôi gà li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- vietgahp li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất