Doanh nghiệp VN đang cấp tập nhập khẩu thức ăn chăn nuôi vì nguyên liệu trong nước không thể cạnh tranh về giá so với các cường quốc nông nghiệp khác như Mỹ, Argentina, Ấn Độ…
Các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi tranh thủ nhập khẩu nguyên liệu khi giá thế giới ở mức thấp – Ảnh: Hữu Thuận
Chỉ trong ba tháng đầu năm 2017, VN đã chi khoảng 22.000 tỉ đồng nhập thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu, tăng tới 41,6% so với cùng kỳ năm 2016. Việc tăng cường nhập khẩu giai đoạn này chủ yếu là để sản xuất và dự trữ nhằm tranh thủ mức giá nguyên liệu rẻ.
Đừng mơ thay thế hàng nhập?
Khoảng 4-5 năm trở lại đây, Công ty cổ phần Thanh Bình chỉ sản xuất và kinh doanh các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Trước đó, nguồn nguyên liệu trong nước như bắp, cám gạo, khoai mì luôn chiếm một phần lớn trong cơ cấu nguyên liệu của công ty.
Theo ông Phạm Đức Bình – giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), giá bắp nhập từ Mỹ, Argentina về đến cảng của VN hiện đang được chào bán với giá 4.700 đồng/kg, luôn thấp hơn giá bắp trồng trong nước. Giá bã đậu nành về cũng chưa tới 10.000 đồng/kg thì trong nước không thể cạnh tranh nổi.
Chưa kể, hàng nhập khẩu số lượng muốn mua bao nhiêu cũng có, biết chắc giá cả và phẩm cấp sản phẩm nên doanh nghiệp dễ tính toán cho sản xuất kinh doanh. Trong khi hàng trong nước không ổn định về sản lượng, chất lượng mỗi lúc một khác nhau rất khó cho nhà sản xuất.
Theo một số chuyên gia, dù VN đã có nhiều chính sách khuyến khích chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang bắp nhưng thực tế không hiệu quả. Do đặc điểm đất đai cũng như hạ tầng mà việc trồng bắp ở VN khó cơ giới hóa, năng suất thấp, giá thành cao khó cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
Chưa kể nhiều diện tích trồng bắp lấy hạt ở các địa phương trồng nhiều như Đồng Nai cũng đã chuyển sang trồng bắp lấy thân làm thức ăn nuôi bò, hoặc chuyển sang trồng các loại cây ăn trái cho thu nhập cao hơn.
Ông Phạm Đức Bình nhận định VN không thể tránh nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
“Đừng mơ đến chuyện tự túc. Đây là vấn đề của phân công lao động. VN có lợi thế về sản xuất lúa quy mô lớn thì nên tập trung vào lúa chất lượng cao chứ không hi vọng sẽ chuyển bớt đất lúa sang trồng bắp để giảm nhập khẩu vì không hiệu quả” – ông Bình nói.
Tăng nhanh vì doanh nghiệp trữ hàng
Ông Lê Bá Lịch, chủ tịch Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, cũng cho rằng việc thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu về VN trong các tháng đầu năm nay tăng mạnh không có nhiều bất ngờ.
Lý do thời gian qua giá các loại nguyên liệu như bắp, đậu nành đều giảm do được mùa và Trung Quốc tăng thuế nhập khẩu các mặt hàng trên vào nước này. Do giá thấp, các doanh nghiệp tranh thủ nhập hàng giá rẻ để trữ trong kho.
“Đằng nào người dân vẫn phải chăn nuôi nên các doanh nghiệp mạnh dạn trữ hàng. Với sản lượng trong nước ngày càng thiếu hụt so với nhu cầu, việc tăng nhập khẩu là đương nhiên” – ông Lê Bá Lịch cho biết.
Trong khi đó, ông Phạm Đức Bình cho hay bên cạnh mua do bắp và đậu nành ở mức giá thấp còn do các doanh nghiệp VN đang đẩy mạnh nhập khẩu bột thịt về trữ trong kho.
“Đang có thông tin châu Âu sẽ cho sử dụng lại bột thịt trong chăn nuôi nên các doanh nghiệp tranh thủ mua sớm trước khi giá tăng lên trong thời gian tới” – ông Bình cho hay.
Nhưng do nhập về nhiều nên lượng hàng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu trong các cảng, kho bãi của các doanh nghiệp chế biến và kinh doanh thức ăn chăn nuôi đang có dấu hiệu dư thừa.
Tập trung vào sản phẩm có lợi thế
Theo Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ, trong ba tháng đầu năm nay người chăn nuôi heo, gà đều trong tình trạng lỗ nhiều hơn lãi. Tuy nhiên, do đã đầu tư hệ thống chuồng trại nên các chủ trại cũng không dễ dàng giảm ngay tổng đàn, nhất là với heo. Vì vậy, lượng thức ăn tiêu thụ trong nước vẫn giữ ở mức cao.
Trước băn khoăn cho rằng VN là nước nông nghiệp mà phải nhập lượng lớn nguyên liệu như bắp, đậu nành, ông Lê Bá Lịch cho rằng nếu cứ nghĩ như trên là không hiểu kỹ về nông nghiệp VN. Thực tế đất để canh tác nông nghiệp VN là không nhiều.
Hơn nữa, VN là nước nông nghiệp nhưng ở trình độ sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu. Trong khi đó các quốc gia khác đã công nghiệp hóa nông nghiệp nên họ cho ra sản lượng lớn, giá thành thấp, VN khó cạnh tranh.
“Vì vậy, thay vì nghĩ sản xuất nhiều bắp với đậu nành để phục vụ ngành chăn nuôi, ngành nông nghiệp VN nên tập trung sản xuất những sản phẩm có lợi thế đáp ứng nhu cầu trong nước, xuất khẩu rồi nhập khẩu thức ăn chăn nuôi” – ông Lịch nói.
Nhập thức ăn và xuất khẩu thịt: Theo ông Lê Bá Lịch, giá thức ăn chăn nuôi hiện tương đồng trên quy mô toàn cầu, vì vậy giá thành nuôi trong nước hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác. VN hoàn toàn có thể xuất khẩu được thịt heo, thịt gà sang các nước trong khu vực như Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản, Singapore, Brunei… Vấn đề hiện nay là cơ quan thú y phải nhanh chóng vào cuộc để mở cửa thị trường, đảm bảo ngành chăn nuôi trong nước an toàn dịch bệnh, đảm bảo yêu cầu xuất khẩu.
Mỗi năm nhập trên 3 tỉ USD thức ăn chăn nuôi… Theo Bộ NN&PTNT, năm 2016 VN nhập khẩu 3,39 tỉ USD thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu. Năm 2016, VN đã nhập khẩu 8,3 triệu tấn bắp (1,65 tỉ USD), 1,56 triệu tấn đậu nành (ép dầu, bã dùng cho chăn nuôi). Ba tháng đầu năm 2017, giá trị nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu đã lên mức 955 triệu USD (khoảng 22.000 tỉ đồng). Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng kể trên là Argentina, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Trung Quốc. Thị trường có tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là Ý (tăng hơn 5 lần), tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ (tăng gần 3 lần).
Trần Mạnh
Nguồn: Tuổi trẻ
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất