Hội Chăn nuôi Thú y Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Thú y Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Với 9 Chi hội, 265 hội viên, thời gian qua, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế đã có phát huy tính năng động, sáng tạo của hội viên, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển.

    Ngành chăn nuôi có nhiều chuyển biến

     

    Theo Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế, tổng đàn trâu toàn tỉnh ước tính 15.000 con (tăng 5,4 % so với cùng kỳ). Đàn bò ước có 29.000 con (tăng 2,3%). Đàn lợn ước đạt 157.000 con (tăng 11,4%). Tổng đàn gia cầm ước đạt 4.826 nghìn con (tăng 1,3%). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước khoảng 33.000 tấn (tăng 4,1%), sản lượng trứng gia cầm 55 triệu quả (tăng 2%).

     

    Đến nay, toàn tỉnh có 401 trang trại chăn nuôi, tăng 1,8% so cùng kỳ. Trong đó: 14 trang trại chăn nuôi lợn, gà quy mô lớn, tăng 7,6%, 70 trang trại quy mô vừa, tăng 9,4% (23 trại lợn, 25 trại gia cầm, 18 trại bò, 04 trại tổng hợp) và 317 trang trại quy mô nhỏ (120 trại trâu bò, 05 trại dê, 82 trại lợn, 80 trại gia cầm và 30 trại tổng hợp; có 42 hộ dân và 2 Hợp tác xã (HTX) đang hợp tác và phát triển tốt về chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học (ATSH), liên kết theo chuỗi giá trị với hơn 300 heo nái và 6.000 con heo thịt và 01 trang trại chăn nuôi lợn hữu cơ tại Tổ hợp chăn nuôi 4F ở xã Phong Thu, huyện Phong Điền với quy mô 100 con lợn nái và 2.200 lợn con giống, lợn thịt. Có khoảng 28 cơ sở chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao (công nghệ làm mát chuồng trại, nước uống tự động…) trong đó có 04 cơ sở chăn nuôi gia cầm, 01 cơ sở sản xuất gia cầm giống, 22 cơ sở chăn nuôi lợn. 100% cơ sở chăn nuôi đã sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc thức ăn tự phối trộn.

     

    Một số doanh nghiệp liên doanh liên kết trong chăn nuôi công nghệ cao như: Công ty cổ phần chăn nuôi Mavin (Phong Hiền, Phong Điền), Công ty cổ phần 3F Việt chi nhánh Huế (Quảng Lợi, Quảng Điền), Công ty cổ phần Lâm nghiệp 1/5 (Phong An, Phong Điền), Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Organic Quế Lâm (Phong Thu, Phong Điền), Công ty Bảo Nguyên (Phú Gia, Phú Vang), Công ty TNHH CP Lam Điền (Quảng Lợi, Quảng Điền), Công ty TNHH Hoàng Vân (Lộc Hòa, Phú Lộc), Trang trại Chăn nuôi Trí Dũng (Hương Hồ, Tp Huế), Công ty Cổ phần GREENFEED (Quảng Lợi, Quảng Điền).

     

    Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học, kỹ thuật

     

    Để nâng cao nhận thức người dân trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Thừa Thiên Huế (Hội) đã phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng thực hiện 9 phóng sự, 04 bản tin 40.000 tờ rơi về chăn nuôi an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm;

     

    Để nâng cao nhận thức người chăn nuôi trong phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm Chi hội Chăn nuôi Thú y huyện A Lưới đã phối hợp cùng với đơn vị Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp in ấn và cấp phát sổ tay, tờ rơi. Tổ chức 30 lớp tuyên truyền, tập huấn kỹ thuật phòng chống dịch bệnh và vận động công tác tiêm phòng tại các xã, thị trấn với số lượng tham gia là 966 người. Cấp phát 5.000 tờ rơi về hướng dẫn kỹ thuật phòng chống bệnh cúm gia cầm, bệnh LMLM, bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò,tuyên truyền tái đàn lợn an toàn sinh học sau Dịch tả lợn châu phi và phát 300 tài liệu về phòng chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu bò.Triển khai phòng chống đói rét cho gia súc mùa mưa bão, đặc biệt chú trọng công tác tu sữa chuồng trại,dự trữ thức ăn ( mua rơm cuộn số lượng 520 cuộn/09 xã ), phòng dịch bệnh,chỉ đạo lùa trâu bò thả rông về chuồng trước khi rét đậm,rét hại sảy ra để quản lý chăm sóc; thường xuyên tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi xây dựng các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại theo hướng an toàn sinh học. Đồng thời, tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật kỹ thuật sử dụng vắc xin, tiêm phòng, kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm…

     

    Chi hội Chăn nuôi Thú y huyện Phú Lộc đã kết hợp với Phòng Chăn nuôi – Chi cục chăn nuôi Thú y tỉnh tuyên truyền, phổ biến các văn bản, quy định mới về chăn nuôi an toàn sinh học, bình tuyển đực giống trên địa bàn huyện; In ấn và cấp phát 5.200 tờ rơi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia súc, gia cầm: bệnh dại chó (800 tờ), bệnh Đốm trắng (1.000 tờ), cúm gia cầm (1.000 tờ), Lở mồm long móng (800 tờ) và Viêm da nổ cục trên Trâu, bò (1.500 tờ); Phối hợp triển khai 10 buổi tập huấn gồm 200 hội viên hội Chăn nuôi Thú y, các đoàn thể Nông dân, Phụ nữ, hộ nghèo, cận nghèo; Thông qua các buổi họp trực báo Thú y cơ sở, Chi hội đã kết hợp sinh hoạt để phổ biến các văn bản mới chuyên về chuyên ngành cho hội viên (6 buổi, 180 lượt)

     

    Chi hội Chăn nuôi Thú y Thị xã Hương Thủy đã tranh thủ các nguồn vốn khuyến nông thị xã rót về Trung tâm hằng năm để  tổ chức tập huấn 08 lớp với 320 hộ chăn nuôi tham gia tuyên truyền phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm.Tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi xây dựng các mô hình chăn nuôi gia trại, trang trại theo hướng an toàn sinh học; thực hiện ký cam kết với các hộ chăn nuôi về vấn đề không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Nâng cao nhận thức của các hội viên về công tác khoa học kỹ thuật, một số hội viên đã áp dụng vào công việc có hiệu quả.

     

    Chi hội Chăn nuôi Thú y huyện Quảng Điền Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ tổ chức 03 lớp tập huấn với sự tham gia của 120 học viên về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Hiện nay, tổng đàn lợn toàn huyện có khoảng 27.000 con, với 3.200 lợn nái, tập trung chủ yếu khu vực trang trại gia công cho Công ty C.P, GREENFEED, Mavin. Chi hội đã phối hợp với Phòng NN & PTNT, Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện và thông qua đội ngũ thú y hành nghề ở cơ sở, Hội thường xuyên tuyên truyền bà con chăn nuôi áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, có 04 hộ chăn nuôi liên kết với tập đoàn Quế Lâm chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ với 20 lợn nái và 120 con lợn thịt, có thêm  03 hộ đang tiến hành đăng ký chăn nuôi lợn theo hướng hữu cơ.

     

    Tăng cường các hoạt động gắn kết

     

    Do ảnh hưởng Dịch Covid-19, Hội không tổ chức buổi gặp mặt thân mật đầu xuân cho các bác cán bộ lão thành ngành Thú y. Tuy nhiên sau khi dịch Covid-19 được khống chế, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động gắn kết nhằm gặp gỡ, giao lưu tạo mối đoàn kết giữa các chi hội, cũng như trong các hội viên như: lễ kỷ niệm ngày Truyền thống ngành Thú y Việt Nam 11/7/2022; tổ chức tham quan, học tập, nghỉ mát sau đợt tiêm phòng gia súc gia cầm vụ Xuân và sau đợt tiêm phòng dại…

     

    Năm qua, Hội đã tổ chức trên 100 lượt thăm hỏi, tặng quà cho những hội viên và gia đình hội viên ốm đau, có hoàn cảnh khó khăn kịp thời chia sẻ giúp đỡ nhau vượt qua hoàn cảnh.

     

    Nhiều chi hội còn có những hoạt động mang tính nhân văn, như Chi hội CNTY huyện Phú Lộc Phối hợp với Trung tâm giáo dục thường xuyên – Giáo dục nghề nghiệp huyện Phú Lộc chấm thi lý thuyết, thực hành, giới thiệu định hình bước đầu về ngành, nghề Thú y, Chăn nuôi  cho các em học sinh lớp 8 của các Trường Trung học cơ sở trên địa bàn với > 90 % em đạt thành tích khá, giỏi; Chi hội CNTY thị xã Hương Thủy kết hợp với Trung tâm Dịch vụ TX tổ chức 03 lớp tập huấn với sự tham gia của 120 học viên về công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, chăn nuôi an toàn sinh học và tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi…

     

    Tuy nhiên, Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh cũng gặp một số khó khăn như ở một số chi hội huyện còn thiếu hụt lực lượng hội viên kế cận, phần lớn hội viên lớn tuổi. Nguồn thu hội phí từ hội viên, tài trợ các đơn vị còn hạn chế. Nguồn phụ cấp cho nhân viên thú y theo chế độ thấp, nên nhiều hội viên chuyển công việc, hoặc không tham gia nhiệt tình trong công tác phòng chống dịch bệnh ở địa phương.

     

    TÂM AN

    Phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2023

     

    Hội tiếp tục bám sát sự hướng dẫn, chỉ đạo cuả Trung ương Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hội Thú y Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa Học và Kỹ thuật tỉnh…, Luôn đổi mới phương thức và nội dung hoạt động của Hội, tổ chức nhiều hoạt động linh hoạt sáng tạo, có hiệu quả.

     

    Hội viên phối hợp triển khai công tác chuyên môn về phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, hữu cơ, ứng dụng chuổi VietGap tạo vùng nguyên liệu an toàn thực phẩm…và phòng chống dịch bệnh có hiệu quả.

     

    Hội đẩy mạnh việc thông tin tuyên truyền, phổ biến và ứng dụng kiến thức khoa học kỹ thuật chăn nuôi thú y; triển khai hoạt động truyền thông tư vấn và cung cấp dịch vụ chăn nuôi, thú y tại cộng đồng thông qua đội ngũ hội viên, các kênh truyền thông đại chúng như: Phát thanh, truyền hình, báo chí, tạp chí, website, cổng thông tin điện tử… để giới thiệu về Hội và các chương trình hoạt động của Hội.

     

    Hội sẽ chú trọng công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ Chăn nuôi Thú y phường xã, đặc biệt là hội viên Trạm Chẩn đoán xét nghiệm và điều trị bệnh động vật nhằm đáp ứng nhu cầu dịch vụ chất lượng cao cho người chăn nuôi. Phát triển tổ chức Hội và hội viên thông qua các mô hình hoạt động phát triển ở các tập thể Chi hội.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.