Vợ chồng anh Nguyễn Văn Cưng (đại lý Chín Cưng) tại Long An đã phát triển chuỗi liên kết chăn nuôi gà đẻ giúp nhiều hộ nông dân trên địa bàn phát triển kinh tế. Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả bền vững, qua đó cung cấp thức ăn chăn nuôi, con giống và bao tiêu đầu ra cho bà con.
Thuận vợ thuận chồng, cùng nhau khởi nghiệp chăn nuôi
Đến xã Tân Lân, huyện Cần Đước, tỉnh Long An, hỏi đại lý Chín Cưng chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi và trứng gia cầm ai cũng biết. Bén duyên cùng nghề từ năm 1993, đến nay vợ chồng anh Nguyễn Văn Cưng và chị Võ Thị Lai là đại lý cấp 1 phân phối cám của công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam), hợp tác với hơn 100 trang trại tại địa phương.
Có được sự tin tưởng của các hộ nông dân như ngày hôm nay, đó là kết quả của sự đồng lòng trong suốt quá trình gây dựng cơ nghiệp hơn 30 năm của hai vợ chồng đầy tâm huyết này.
Chị Lai kể, thời điểm gặp anh Cưng là lúc anh đang trong giai đoạn khởi nghiệp. “Cùng xuất phát từ thú y và chung đam mê đối với ngành chăn nuôi, chúng tôi dễ dàng nhận thấy đối phương có chung tâm tư, nguyện vọng nghề nghiệp như mình và quyết định gắn bó lâu dài”.
Sau đó, cả hai đầu tư tất cả vốn liếng để xây dựng chuồng trại nuôi gà. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng vợ chồng anh chị vẫn kiên trì, khắc phục từng điểm yếu và chưa từng có ý định bỏ cuộc.
Trải qua nhiều thăng trầm trên con đường lập nghiệp, đến nay cả hai đã xây dựng thành công thương hiệu Chín Cưng chuyên phân phối thức ăn chăn nuôi và trứng gia cầm, đồng hành hỗ trợ nông dân trên địa bàn cùng nhau phát triển kinh tế.
Phát triển thương hiệu trứng gia cầm chất lượng
Anh Cưng cho biết: “Trứng gà là sản phẩm quen thuộc đối với mọi gia đình. Với ý tưởng đó, tôi nghĩ ngay đến việc hợp tác với các trang trại chăn nuôi gà trên địa bàn để thu mua trứng”.
Nghĩ là làm, anh bắt tay liên kết các hộ nông dân chủ động nguồn trứng ổn định. Để sản phẩm đạt chất lượng đồng đều, anh đề nghị tất cả hộ chăn nuôi hợp tác phải sử dụng thức ăn dành riêng cho gà đẻ của Công ty Japfa Việt Nam nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng.
Trứng gà do đại lý của anh phân phối đang được thị trường đánh giá cao với vỏ nâu sẫm, đều màu, lòng trắng ôm quanh lòng đỏ, lòng đỏ đặc và không nổi bọt…
Hiện tại, anh đang sở hữu trang trại quy mô 24.000 gà hậu bị, đồng thời hợp tác với hơn 100 hộ chăn nuôi gà đẻ trứng trong toàn huyện. Các trại liên kết có quy mô 2.000 – 5.000 con gà đẻ trứng và được anh thu mua với giá cao hơn 50 đồng so với thị trường.
Trung bình mỗi tháng cơ sở của anh Cưng phân phối gần 10 triệu quả trứng cho thị trường Long An và TP. Hồ Chí Minh.
Ông Võ Văn Ba (xã Tân Lân), chủ trang trại đang chăn nuôi hơn 8.000 gà đẻ cho biết, mỗi ngày trại của ông thu được hơn 7.000 trứng.
“Nhờ hợp tác với đại lý này, tôi được hỗ trợ về kỹ thuật chăn nuôi hiệu quả, đặc biệt trứng gà của nhà tôi được thu mua hàng ngày với giá ổn định. Do vậy tôi yên tâm đầu tư chăn nuôi, phần thị trường đã có Chín Cưng lo”, ông Ba cho biết.
Với tín hiệu tích cực từ thị trường, anh Cưng chia sẻ kế hoạch mở rộng diện tích kho trứng tại huyện Bình Chánh, TP. Hồ Chí Minh. Hiện đại lý đã đầu tư 4 xe chuyên dụng để phân phối trứng trong ngày, đảm bảo độ tươi của sản phẩm và cung ứng đầy đủ số lượng trứng đến tay khách hàng ngay cả trong thời điểm nhu cầu thị trường tăng cao.
Đặc biệt, anh sẽ tiếp tục mở rộng hợp tác phân phối thức ăn chăn nuôi, con giống và đảm bảo đầu ra sản phẩm với các trang trại, giúp các hộ chăn nuôi nâng cao đời sống kinh tế và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
MINH PHÚC
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- chăn nuôi gà đẻ li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
Tin mới nhất
T3,24/12/2024
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Chào Qúy Anh, Chị! Chúng tôi đang muốn khởi nghiệp với việc nuôi gà đẻ trứng, rất mong Anh, Chị kết nối giùm với Anh Cưng, để chúng em được học hỏi và liên kết doanh nghiệm, số dt của em, 0937103399, rất cảm ơn Anh, Chị