Nuôi lợn có lúc tốn 55.000 đồng/kg nhưng phải bán 46.000 đồng/kg; làm ra 60 triệu con gà giống thì phải tiêu hủy 30 triệu con bằng nước sôi; nhập một tàu biển đỗ tương lỗ vài triệu USD vì giá giảm; dự án bất động sản hoàn thành 95% nhưng không thể bàn giao vì vướng quy định phòng cháy chữa cháy… – Chủ tịch Tập đoàn Dabaco Nguyễn Như So nói về năm 2022 đầy biến cố.
Đại hội cổ đông của Tập đoàn Dabaco
Còn khó khăn đến hết quý II/2023
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2023 của Công ty cổ phần Tập đoàn Dabaco (mã DBC) được tổ chức tại TP Bắc Ninh sáng 22/4, Chủ tịch Hội đồng quản trị DBC– ông Nguyễn Như So nhiều lần cảm thán “năm 2023 là một năm quá khó khăn”, “khó khăn kinh khủng”, “chưa bao giờ tôi chứng kiến trong 27 năm điều hành doanh nghiệp”…
Cụ thể, hậu quả nặng nề của đại dịch, bất ổn địa chính trị, đứt gãy chuỗi cung ứng, lạm phát… đã khiến kinh tế toàn cầu khó khăn và tác động mạnh đến doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Dabaco.
Dù là doanh nghiệp sản xuất hàng thiết yếu nhưng, theo thống kê của ông So, sức mua các sản phẩm của DBC trong năm 2022 đã giảm tới 65%, cao hơn mức giảm 55% như ông dự đoán trước đó.
Trong đó, giá lợn trên thị trường có lúc chạm đáy 45.000 đồng/kg, bản thân doanh nghiệp từng có giai đoạn sản xuất thịt lợn với giá thành 55.000 – 56.000 đồng/kg mà phải bán 46.000 – 48.000 đồng/kg.
“Chưa kể dịch bệnh, mặc dù Dabaco đang nghiên cứu sản xuất vắc xin tả lợn châu Phi nhưng cũng chịu thiệt hại lớn vì dịch diễn biến quá phức tạp. Lợn mẹ xét nghiệm âm tính nhưng đẻ con ra thì nhiễm bệnh hoặc lợn con chết ở tuần 18 trở ra”, ông So nói và cho biết, tổng đàn lợn thịt của riêng công ty con là Công ty Chăn nuôi gia công DBC đã giảm từ 160.000 con xuống còn 120.000 con và sắp tới có thể còn giảm tiếp.
Một mảng chủ lực nữa là gà giống, mặc dù đã tính toán rất kỹ nhưng giá thực phẩm giảm kéo theo giá gà giảm. Trong năm, Dabaco sản xuất được 60 triệu con gà giống thì phải tiêu hủy gần 30 triệu con bằng nước sôi. “Rất đau xót nhưng không còn cách nào khác”, Chủ tịch DBC nói.
Rồi đứt gãy chuỗi cung ứng, giá cả thế giới diễn biến bất thường cũng khiến doanh nghiệp này “lĩnh đủ”. Để phục vụ nhà máy ép dầu, mỗi lần mua cả tàu khoảng 30.000 – 40.000 tấn đỗ tương, thấy giá lên doanh nghiệp vội mua để chủ động nguồn dự trữ, nhưng mua xong một tháng sau giá lại “sập” xuống, mỗi tấn hàng chỉ xuống 100 USD là mất một vài triệu USD như thường.
Vì những lý do trên, lần đầu tiên sau 6 năm, Dabaco báo lỗ với số lỗ ròng quý IV/2022 là 79 tỷ đồng. Theo báo cáo tài chính 2022 đã kiểm toán, lũy kế cả năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hơn 11.687 tỷ đồng, tăng nhẹ so với con số 10.961 tỷ đồng năm 2021; song lợi nhuận sau thuế chỉ đạt gần 5,2 tỷ đồng, giảm 99% so với lợi nhuận năm 2021 là gần 830 tỷ đồng.
“Chúng tôi đã sử dụng hết “võ”, nhưng năm 2022 khó khăn quá. 27 năm làm lãnh đạo doanh nghiệp, chưa khi nào tôi phải họp ban lãnh đạo hàng ngày, thậm chí ngày 3 lần như hiện nay, vì thị trường diễn biến quá nhanh”, ông So nói.
“Chủ yếu do kinh tế chung khó khăn, việc làm thiếu. Quý I/2023, Bắc Ninh lần đầu tiên “đội sổ” về tăng trưởng do GRDP âm 11,85% dù trước đó luôn đứng thứ tư cả nước. Tình trạng khó khăn này có khả năng còn kéo dài đến hết quý II/2023”, Chủ tịch DBC nhận định.
Không chỉ mảng sản xuất, mà hoạt động đầu tư của Dabaco trong năm qua cũng “bị chìm”, theo cách nói của lãnh đạo doanh nghiệp.
Năm 2025 là thời điểm áp dụng Luật chăn nuôi mới, những nhà máy chăn nuôi gần dân buộc phải di chuyển. Để thực thi chính sách, Dabaco dồn nguồn lực lớn vào đầu tư nhà máy ở Thanh Hóa. Đến nay nhà máy Thanh Hóa đã được đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng nhưng chưa mang lại doanh thu do chỉ nuôi được 6.200 con lợn, còn lại phải nhập lợn ông bà từ Pháp để bù đắp thiếu hụt do dịch bệnh.
Ở mảng nghiên cứu sản xuất vắc xin dịch tả lợn châu Phi, “anh cả” ngành chăn nuôi phía Bắc này đã đổ vào hơn 300 tỷ đồng nhưng do quá trình thử nghiệm phức tạp nên đến giờ vẫn chưa thể vận hành thương mại.
Kế hoạch doanh thu tỷ USD, lợi nhuận gấp 110 lần
Theo phương án đã được các cổ đông thông qua tại Đại hội, Dabaco đặt mục tiêu doanh thu (gồm tiêu thụ nội bộ) là 24.562 tỷ đồng (tương đương hơn 1 tỷ USD); lợi nhuận sau thuế đạt 569 tỷ đồng, gấp hơn 110 lần năm 2022 nhưng vẫn giảm 31% so với năm 2021.
Khi cổ đông chất vấn cơ sở nào để đạt được mức lợi nhuận này, ông So cho biết, cách đây hơn 10 ngày, DBC đã nhận được quyết định nghiệm thu phòng cháy chữa cháy cho dự án chung cư Parkview City. Dự án này dự kiến sẽ đóng góp hơn 200 tỷ đồng vào lợi nhuận của Tập đoàn trong năm 2023.
Giá lợn hiện tại đang là 54.000 – 55.000 đồng/kg, lãnh đạo doanh nghiệp nói rằng, “chủ quan tôi nghĩ giá thịt lợn sẽ phải lên tiếp”. Bởi vì tổng đàn lợn đã giảm từ 28 triệu con xuống còn khoảng 23 triệu con do năm vừa qua dịch bệnh và giá lợn giảm, nhiều nông dân giảm tái đàn.
“Giảm tổng đàn thì không lý do gì giá lợn không lên, trong khi cả nước phải có 32 triệu con lợn thịt mới đủ nguồn cung. Tôi còn kỳ vọng giá lợn tới 60.000 – 65.000 đồng/kg, nếu giá lợn 65.000 đồng thì lợi nhuận DBC sẽ không chỉ là 569 tỷ đồng”, Chủ tịch DBC nhận định.
“Điểm sáng” nhất trong bức tranh kinh doanh năm 2023 của doanh nghiệp có lẽ là dự án vắc xin dịch tả lợn châu Phi, mà ông So nói rằng nếu thành công, nó sẽ là dự án tỷ USD. Ông đặt hy vọng vắc xin này sẽ không chỉ giúp đàn lợn của Dabaco an toàn mà còn có thể bán trong nước và xuất khẩu tới tất cả các nước có sản xuất lợn trên thế giới.
“Hiện tại, vắc xin đã được thử nghiệm 3 lần với tỷ lệ thành công 100% ở cả 3 lần, giờ chỉ còn chờ hoàn thiện nhà máy để vận hành thương mại. Cố gắng hết tháng 6 tới nhà máy cho vào chạy thử, quý IV năm nay dự kiến sẽ tung vắc xin ra thị trường”, ông So thông tin.
Có cổ đông hỏi: “Theo ông, giá trị hợp lý của cổ phiếu DBC hiện nay là bao nhiêu”? Trả lời, Chủ tịch Nguyễn Như So cho biết, giá cổ phiếu do thị trường quyết định nhưng thị giá DBC hiện nay đang thấp hơn giá trị sổ sách, “chưa đáng gì” so với tiềm năng kinh doanh và giá trị tài sản của doanh nghiệp.
T.A tổng hợp
- vắc xin dịch tả lợn Châu Phi li>
- dabaco li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất