Kế hoạch xây dựng nhà máy mới của Cargill Vietnam Ltd., tại Khu công nghiệp Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh) đang gặp trở ngại do khả năng dư thừa nguồn cung.
Dự kiến khởi công, rồi… im lặng
Gần đây, Cargill đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh về việc phát triển nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Khu công nghiệp Quế Võ. Nhà máy dự kiến có tổng vốn đầu tư khoảng 60 triệu USD, với công suất 70.000 tấn/tháng. Đây được xem là nhà máy lớn nhất của tập đoàn này tại Việt Nam.
Cargill đã có hơn chục nhà máy tại Việt Nam. Trong ảnh: Chi nhánh của Cargill tại tỉnh Hà Nam. Ảnh: internet
Tuy nhiên, Cargill hiện vẫn chưa có động thái gì mới, mặc dù doanh nghiệp này trước đó dự kiến khởi công xây dựng nhà máy này trong quý I năm nay.
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một lãnh đạo của Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh cho biết, chỉ đạo gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn nuôi lợn và chăn nuôi công nghiệp đã khiến dự án này có thể phải xem xét lại.
Cụ thể, theo Văn bản số 1426/BNN-CN ký ngày 16/2/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các tỉnh, thành phố, đặc biệt là các địa phương thuộc khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long hạn chế đầu tư mở rộng thêm các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi lợn và gia cầm.
“Với chỉ đạo đó, chúng tôi sẽ phải xem xét cẩn thận những dự án như thế này trước khi cấp phép”, lãnh đạo của Ban Quản lý Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh chia sẻ.
Cargill Việt Nam đã từ chối đưa ra bất kỳ bình luận gì về vấn đề này.
Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sau 22 năm hoạt động tại Việt Nam, tính đến cuối năm 2015, Cargill đang vận hành 11 nhà máy thức ăn chăn nuôi, chiếm 7,7% thị phần.
Nhà máy thứ 12 của Cargill tại Bình Dương đã nhận giấy phép đầu tư cuối năm 2016. Với tổng vốn đầu tư 30 triệu USD, nhà máy này khi đi vào vận hành (dự kiến năm 2018) sẽ góp phần nâng tổng công suất sản xuất của Cargill Việt Nam lên 1,7 triệu tấn/năm.
Mối lo dư thừa nguồn cung
Theo các chuyên gia, mặc dù chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khiến nhiều doanh nghiệp có kế hoạch xây thêm nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi “đau đầu”, nhưng động thái đó nhằm phát triển ngành chăn nuôi bền vững trong bối cảnh tăng trưởng “nóng”.
Trong những năm gần đây, sự tăng trưởng “nóng”, nhất là trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm đã và đang gây nên những hệ lụy lớn cho thị trường tiêu thị sản phẩn chăn nuôi hiện nay, cũng như tác động không nhỏ đến môi trường sinh thái.
Nhằm giảm thiểu những áp lực đó và đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo khuyến khích phát triển lĩnh vực sản xuất, chế biến các sản phẩm làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu trong nước nước, thay thế nhập khẩu. Trong đó, chú trọng áp dụng công nghệ sinh học, công nghệ cao trong sản xuất các chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh và xử lý môi trường chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Bên cạnh đó, cần khuyến khích phát triển các nhà máy chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn chăn nuôi cho đàn gia súc ăn cỏ; các nhà máy chế biến bột thịt xương, bột cá, bột đầu tôm, bột khoáng… để vừa hạn chế ô nhiễm môi trường, vừa tận thu khối lượng lớn nguồn hữu cơ hiện nay trong sản xuất.
Bích Thủy
Nguồn: Báo Đầu Tư
Nhập khẩu nhóm mặt hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu trong tháng 3/2017 ước đạt 343 triệu USD, đưa tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này trong 3 tháng đầu năm 2017 lên 955 triệu USD, tăng 41,6% so với cùng kỳ năm 2016.
Thị trường nhập khẩu chính của nhóm mặt hàng này trong 2 tháng đầu năm 2017 là Argentina (chiếm 47,2% thị phần), tiếp đến là Hoa Kỳ (15,7%), Ấn Độ (4,2%), Trung Quốc (3,4%). Tăng trưởng mạnh nhất so với cùng kỳ năm 2016 là thị trường Italy (tăng hơn 5 lần), tiếp đến là thị trường Hoa Kỳ (tăng gần 3 lần).
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất