Theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, từ đầu năm 2023 đến nay cả nước có 14 người mắc bệnh nhiệt thán.
Các địa phương cần tuân thủ quy định của ngành thú y, ngăn ngừa lây nhiệt thán từ trâu, bò sang người. Ảnh: Tùng Đinh.
Các ca bệnh này được phát hiện tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ca) và Điện Biên (13 ca).
Trên gia súc đã phát hiện 4 ổ dịch nhiệt thán tại 2 tỉnh Hà Giang (1 ổ dịch) và Điện Biên (3 ổ dịch).
Đây là bệnh thuộc danh mục bệnh phải công bố dịch, bệnh lây truyền giữa động vật và người, bệnh động vật cấm giết mổ và chữa bệnh.
Nguyên nhân chủ yếu là do gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin nhiệt thán. Khi trâu, bò chết, người dân không khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương, tự ý giết mổ, ăn thịt, dẫn tới lây bệnh cho những người trực tiếp giết mổ, ăn thịt gia súc mắc bệnh.
Nguy cơ dịch bệnh nhiệt thán tiếp tục xảy ra tại các tỉnh Hà Giang, Điện Biên và lây lan sang các tỉnh khác do buôn bán, vận chuyển, sử dụng gia súc, thịt gia súc bị bệnh trong thời gian tới là rất cao.
Để khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn không để dịch bệnh nhiệt thán lây lan trên diện rộng, giảm thiểu thấp nhất số người mắc bệnh và bảo vệ đàn vật nuôi, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) đề nghị Giám đốc Sở NN-PTNT các tỉnh khẩn trương chỉ đạo tập trung các nguồn lực để triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y và Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN-PTNT.
Trong đó, chính quyền và cơ quan chuyên môn của địa phương trực tiếp tổ chức xử lý, tiêu hủy gia súc bệnh để không làm phát tán, lây lan dịch bệnh.
Thực hiện thường xuyên, liên tục biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh, lập trạm, chốt kiểm soát vận chuyển gia súc, thịt gia súc từ vùng dịch ra bên ngoài làm lây lan dịch bệnh.
Tiếp theo, khẩn trương tổ chức tiêm phòng bao vây ổ dịch, tiêm phòng cho đàn gia súc có nguy cơ cao, ở những nơi người dân giết mổ gia súc bệnh, nơi người dân mua thịt gia súc nghi mắc bệnh về tiêu thụ.
Một nhiệm vụ quan trọng nữa là tuyên truyền cho người dân về dấu hiệu và tính chất nguy hiểm của bệnh nhiệt thán, không tự ý vận chuyển, giết mổ gia súc, bán, cho, tặng, ăn thịt gia súc mắc bệnh, nghi mắc bệnh.
Người dân cần khai báo cho chính quyền, cơ quan thú y địa phương ngay khi phát hiện động vật có biểu hiện của bệnh, phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức xử lý ổ dịch và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Đặc biệt lưu ý, hướng dẫn người dân, người tham gia chống dịch, xử lý ổ dịch phải có dụng cụ bảo hộ cá nhân, phải áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không để bị nhiễm mầm bệnh nhiệt thán (vì rất có thể mầm bệnh, nha bào nhiệt thán đã phát tán trong môi trường, đất, nước tại những nơi có gia súc bệnh, nơi người dân giết mổ, sử dụng thịt gia súc bệnh).
Cận cảnh vi khuẩn nhiệt thán. Ảnh: TĐ.
Các đơn vị chuyên môn cũng cần tham mưu cấp có thẩm quyền công bố dịch và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo đúng quy định.
Tăng cường công tác giám sát lâm sàng phát hiện sớm để xử lý kịp thời ca mắc bệnh nhiệt thán trên người, trên gia súc.
Nếu phát hiện ra các trường hợp gia súc nghi ngờ mắc bệnh, cần lấy mẫu, gửi mẫu Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương để xét nghiệm và báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác các trường hợp mắc bệnh, nghi mắc bệnh nhiệt thán.
Ở các địa phương, cần phối hợp chặt chẽ giữa ngành Y tế và Thú y trong việc chia sẻ thông tin, điều tra ổ dịch, ngăn chặn tác nhân gây bệnh lây từ gia súc mắc bệnh sang người và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Nếu cần thiết, thành lập các đoàn công tác, phân công cán bộ thú y có chuyên môn và kinh nghiệm đến trực tiếp các địa phương có dịch bệnh, có nguy cơ cao để phối hợp, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh nhiệt thán theo đúng quy định.
Tùng Đinh
Nguồn: nongnghiep.vn
Quy cách gửi mẫu xét nghiệm nhiệt thán
Loại mẫu gửi xét nghiệm vi khuẩn nhiệt thán theo TCVN 8400-52:2022. Quy trình đóng gói và gửi mẫu tuân theo Hướng dẫn kèm theo Công văn số 2185/TY-KH ngày 31/12/2021 của Cục Thú y, đặc biệt lưu ý mẫu cần được đóng gói 3 lớp theo quy cách đóng gói chất lây nhiễm loại A.
- bệnh nhiệt thán li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất