Chị Lưu Thị Ánh Loan (ấp Hòa Lộc, xã Minh Hòa, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương), Giám đốc Hợp tác xã chăn nuôi Tâm Phát là một người nông dân dám nghĩ, dám làm, cộng với sự chịu khó học hỏi, nên chị đã thành công với mô hình nuôi gà hậu bị.
Chị Loan cho biết, nhận thấy việc phát triển kinh tế từ chăn nuôi gia cầm đem lại hiệu quả kinh tế cao, đầu năm 2009 chị quyết định đầu tư chuồng trại nuôi gia công 18.000 gà thịt với 3 trại hở. Tuy nhiên, sự khởi đầu của chị không suôn sẻ. Năm đầu tiên chị thua lỗ nặng. Không nản chí, cuối năm 2009, chị quyết định chuyển từ nuôi gà trại hở sang trại gà lạnh ứng dụng công nghệ cao.
Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm, cộng thêm việc đi đúng hướng, lần này chị Loan đã thành công. Chị nuôi trung bình 27.000 con gà/3 trại lạnh, mỗi năm chị xuất 2 lứa, mang lại hiệu quả khá cao. “Tôi đã đầu tư hệ thống chuồng trại với diện tích trên 500m2, mua sắm thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhập 27.000 con gà, với tổng số tiền đầu tư trên 3,6 tỷ đồng”, chị Loan cho hay.
Chị Lưu Thị Ánh Loan bên mô hình nuôi gà trại lạnh của gia đình mang lại hiệu quả kinh tế cao
Chị Loan chia sẻ kinh nghiệm, khi nuôi gà hậu bị cần chú ý đến việc giữ cho tốc độ sinh trưởng của gà ở mức trải đều trong suốt quá trình sống, bảo đảm cho sự phát triển các đặc tính sinh lý hài hòa và cân bằng. Cùng với đặc điểm sinh trưởng theo từng hướng sản xuất. Cụ thể, gà hướng chuyên thịt có tốc độ sinh trưởng cao, khả năng tích lũy mỡ cao nên dễ có nhiều mỡ và giảm khả năng đẻ trứng; còn nuôi gà hậu bị hướng thịt cần theo dõi chặt chẽ lượng thức ăn và mức tăng trọng hàng tuần.
Ngoài ra, đàn gà phải được tiêm phòng các loại dịch bệnh khác theo định kỳ, xung quanh chuồng và trong chuồng phải được tiêu độc, khử trùng, đồng thời phải thường xuyên thu gom xử lý chất thải. Nhiệt độ chuồng nuôi ảnh hưởng đến lượng thức ăn hàng ngày và mức độ sinh trưởng của đàn gà, làm ảnh hưởng đến tuổi thành thục, năng suất trứng sau này. Nhiệt độ thích hợp cho gà giống hậu bị sau 2 -3 tuần úm ở khoảng 21 – 270C, tùy theo điều kiện khí hậu mà có thể tăng hoặc giảm nhiệt độ.
Năm 2022, chị Lưu Thị Ánh Loan được công nhận là nông dân xuất sắc tỉnh Bình Dương. Ngoài chị Loan, trên địa bàn xã Minh Hòa còn có nhiều hộ nông dân cũng khá lên nhờ chăn nuôi gà. Để hợp tác giúp nhau cùng phát triển, năm 2016, chị Loan liên kết với các hộ có cùng ngành nghề thành lập Hợp tác xã chăn nuôi Tâm Phát, với 11 thành viên. Chị Loan là giám đốc hợp tác xã.
Nhờ kiên trì, tâm huyết với công việc, cùng với việc chịu khó học hỏi và ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật trong chăn nuôi, chị Loan đã thành công với lựa chọn của mình. Đến nay, trang trại nuôi gà hậu bị của chị phát triển ổn định, mang lại nguồn lợi nhuận cao. Hiện trang trại của chị duy trì 27.000 con gà giống hậu bị, thị trường tiêu thụ tương đối ổn định, lợi nhuận đạt khoảng gần 1 tỷ đồng/năm. Mô hình nuôi gà của chị còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động tại nông thôn, góp phần phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
“Nuôi gà thịt gia công đến ngày xuất bán mà không kịp tiêu thụ gà sẽ yếu và chết. Nhưng chuyển sang trại lạnh mình có thể bán trứng để bù lỗ, vì gà chưa xuất đi vẫn đẻ trứng bình thường”, chị Loan chia sẻ.
Gà hậu bị không phải tên của một giống gà mà để chỉ chung cho những con gà được nuôi để sinh sản. Trước khi gà thành thục bước vào giai đoạn sinh sản, thường gà được nuôi từ 20 tuần tuổi đến trước khi đẻ được gọi là gà hậu bị.
Thoại Phương
Nguồn: Báo Bình Dương
- nuôi gà hậu bị li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất