[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sự hợp tác bền chặt, lâu dài giữa Zoetis, tập đoàn chăm sóc sức khỏe cho động vật với hơn 70 năm kinh nghiệm và Japfa Comfeed Việt Nam để đưa công nghệ tiêm vắc xin trong trứng hiện đại bậc nhất thế giới về Việt Nam, đã góp phần đưa ngành chăn nuôi gia cầm nước ta vững bước lên tầm cao mới.
Công nghệ tiêm vắc xin trong trứng lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam bởi sự “chung tay” của hai doanh nghiệp hàng đầu…
Zoetis được thành lập từ năm 1952, thuộc mảng sức khỏe động vật của tập đoàn Pfzer và chính thức trở thành tập đoàn độc lập chuyên nghiên cứu và phát triển các giải pháp thú y vào năm 2012. Zoetis là công ty chăm sóc sức khỏe vật nuôi hàng đầu thế giới, được thúc đẩy bởi một mục tiêu duy nhất: Nuôi dưỡng thế giới và nhân loại bằng cách nâng cao dịch vụ chăm sóc vật nuôi. Năm 2022, doanh thu Zoetis đạt hơn 8 tỉ USD với gần 13.800 nhân viên trên toàn thế giới. Zoetis đã có 25 năm đồng hành cùng ngành chăn nuôi, thủy sản Việt Nam.
Zoetis là tập đoàn tiên phong dẫn đầu trong công nghệ tiêm vắc xin trong trứng từ năm 1989 với gần 60 phát minh được cấp bằng sáng chế; hơn 350 bằng sáng chế đang có hiệu lực; hơn 650 hệ thống đang hoạt động trên toàn cầu chiếm hơn 85% thị phần trên toàn cầu (95% thị phần tại Mỹ). Tiêm vắc xin trong trứng được thương mại từ năm 1992; hằng năm có hơn 18 tỉ phôi được sử dụng hệ thống tiêm vắc xin trong trứng và hiện đã có hơn 275 tỉ trứng được tiêm thành công kể từ năm 1992.
Với việc ra mắt hệ thống tiêm vắc xin trong trứng từ năm 1992, Embrex® đã thay đổi cách áp dụng công nghệ tiêm vắc xin tại nhà máy ấp của các công ty chăn nuôi. Embrex® Inovoject® NXT hiện tiêm hơn 20 tỷ quả trứng tại hơn 40 quốc gia và con số này đang tăng lên hàng năm.
Có mặt tại Việt Nam năm 1996, Japfa Việt Nam đã liên tục mở rộng mạng lưới hoạt động trải dài từ Bắc đến Nam với hệ thống nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại, nhà máy ấp, cửa hàng kinh doanh thực phẩm… Hiện nay, công ty có 04 nhà máy ấp trứng trung tâm, 07 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi và thủy sản, 40 cửa hàng thực phẩm Japfa Best và hơn 1.500 trang trại trên toàn quốc.
Ông Nguyễn Duy Tâm, Tổng giám đốc Công ty TNHH Zoetis Việt Nam (trái) và Ông Sanjeev Kumar, Phó Tổng giám đốc phụ trách miền Nam Japfa Comfeed Việt Nam (phải) kí kết chuyển giao công nghệ hệ thống tiêm vắc xin trong trứng – Inovoject NXT
Vừa qua, ngày 8/6/2023, tại TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk), Công ty TNHH Zoetis Việt Nam và Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 3 năm hợp tác công nghệ mới nhất trên gia cầm và Ký kết chuyển giao hệ thống tiêm vắc xin trong trứng – Inovoject NXT. Inovoject® NXT, hệ thống tiêm vắc xin trong trứng mới nhất được phát minh và phát triển theo tiêu chuẩn cao nhất của thương hiệu Embrex (trực thuộc tập đoàn Zoetis).
Đây là một dấu mốc đáng nhớ, đánh dấu bước ngoặt của việc hợp tác giữa Zoetis và Japfa và cũng được đánh giá là sự kiện công nghệ tiêu biểu của ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam.
LỄ KỶ NIỆM HỢP TÁC CÔNG NGHỆ MỚI NHẤT TRÊN GIA CẦM
Tham dự lễ kỉ niệm, về phía Zoetis Việt Nam có: ông Nguyễn Duy Tâm – Tổng giám đốc; ông Nguyễn Đức Long – Giám đốc ngành hàng gia cầm, gia súc lớn và phụ liệu; ông Trần Văn Nhân – Giám đốc kỹ thuật cấp cao ngành hàng gia cầm.
Về phía công ty Japfa Comfeed Việt Nam có: ông Sanjeev Kumar – Phó Tổng giám đốc phụ trách miền Nam Japfa Comfeed Việt Nam; ông Yaya – Giám đốc ngành hàng gia cầm Japfa Comfeed miền Nam Việt Nam; ông Danang – Giám đốc sức khỏe gia cầm Japfa Comfeed Việt Nam; ông Nguyễn Văn Trạng – Giám đốc mảng gà giống miền Nam Việt Nam.
Các đại biểu cắt băng chào mừng lễ kỉ niệm và bàn giao hệ thống tiêm vắc xin trong trứng – Inovoject NXT
Ngoài ra, sự kiện còn có sự tham dự của PGS.TS Lâm Thị Thu Hương – Nguyên giảng viên Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; bà Đỗ Thị Thùy Dương – Giám đốc Poulpharm Việt Nam; cùng nhiều cán bộ, công nhân viên của Japfa Comfeed Việt Nam và Zoetis Việt Nam.
Tại sự kiện, ông Nguyễn Duy Tâm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Zoetis Việt Nam chia sẻ: “Vào thời điểm tháng 11 năm 2019, tại Vĩnh Phúc, tôi và ông Sanjeev Kumar đã thảo luận với nhau về việc lắp đặt hệ thống máy tiêm trong trứng đầu tiên tại tỉnh Thái Bình. Từ đó đã hơn 3 năm trôi qua, hôm nay Zoetis tiếp tục thành công lắp đặt máy tiêm trong trứng thứ 2 bằng công nghệ mới nhất, ưu việt nhất cho phía Japfa tại nhà máy ấp ở Đăk Lắk”.
“Tôi tin tưởng rằng, với sự hợp tác, đồng hành và cộng hưởng sức mạnh từ Japfa và Zoetis sẽ góp phần quan trọng đưa ngành chăn nuôi gia cầm Việt Nam lên tầm cao mới” – ông Nguyễn Duy Tâm khẳng định.
Hiệu quả thực tiễn của công nghệ tiêm vắc xin trong trứng tại Việt Nam
Ông Sanjeev Kumar, Phó Tổng giám đốc phụ trách miền Nam Japfa Comfeed Việt Nam
Chia sẻ với Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam, ông Sanjeev Kumar, Phó Tổng giám đốc Công ty Japfa miền Nam cho biết: “Cách đây hơn 2 năm, Japfa đã lựa chọn công nghệ tiêm vắc xin trong trứng của Zoetis để áp dụng cho nhà máy ấp tại Thái Bình. Mặc dù công nghệ tiêm vắc xin trong trứng của công ty Zoetis đã phát triển trên thế giới 30 năm, nhưng ở thời điểm đó ở Việt Nam đây là công nghệ rất mới. Japfa Việt nam đã tìm hiểu sâu, nghiên cứu kỹ và tin tưởng Zoetis, tin tưởng vào công nghệ này nên đã sử dụng để tiêm vắc xin Marek cho gà. Bởi việc tạo hệ miễn dịch sớm cho vật nuôi là vô cùng quan trọng, nhất là với những giống gà nuôi dài ngày của Japfa (có thể lên tới 120 ngày)”.
“Sau 2,5 năm, chúng tôi đã có thể khẳng định, việc áp dụng công nghệ tiêm vắc xin trong trứng rất hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Khi gà con được tiêm vắc xin ở giai đoạn phôi đạt 18 -19 ngày tại các nhà máy ấp trứng của Japfa, gà có được miễn dịch sớm hơn, được vận chuyển sớm hơn đến các trại chăn nuôi, từ đó tiếp cận được nguồn nước, thức ăn sớm hơn và cải thiện năng suất. Cùng với đó công nghệ này mang đến phúc lợi động vật tốt hơn, vì gà con không cảm nhận sự đau đớn khi vừa mới sinh ra đã phải tiêm chủng” – ông Sanjeev Kumar nhấn mạnh.
Theo ông Sanjeev Kumar, bằng một số phương pháp đánh giá cảm quan cho thấy, gà con được tiêm vắc xin trong trứng khỏe mạnh và linh hoạt hơn so với tiêm dưới da cổ lúc một ngày tuổi. Bên cạnh đó, kết quả chăn nuôi gà tiêm trong trứng có tỉ lệ thành công cao hơn, giảm hao hụt so với công nghệ tiêm dưới da cổ lúc một ngày tuổi. Vấn đề an toàn sinh học cũng được đảm bảo tốt hơn, do nhân công không tiếp xúc trực tiếp với gà khi tiêm. Đồng thời, Japfa cũng giảm được nhiều nhân công tiêm chủng cho gà tại nhà máy ấp.
CHIA SẺ TỪ ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH JAPFA COMFEED VIỆT NAM TẠI LỄ KỶ NIỆM
Zoetis: Cam kết hỗ trợ cao nhất cho thị trường Việt Nam
Ông Nguyễn Duy Tâm – Tổng Giám đốc Zoetis Việt Nam
Theo ông Nguyễn Duy Tâm – Tổng Giám đốc Zoetis Việt Nam, thị trường chăn nuôi và gia cầm tại Việt Nam hiện nay có nhiều vấn đề khó khăn, thách thức như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thị trường không ổn định, sản phẩm nhập khẩu gia tăng… Tuy nhiên, Zoetis cam kết và khẳng định sẽ mang đến những sản phẩm vắc xin mới nhất, công nghệ tiên tiến, cùng dịch vụ nhanh nhạy, chiến lược hiệu quả để bảo vệ các loại vật nuôi, góp phần giúp ngành chăn nuôi Việt Nam giảm chi phí, hạ giá thành, nâng cao sức cạnh tranh.
Trước mắt, Zoetis sẽ đưa hàng loạt sản phẩm vắc xin mới đến thị trường Việt Nam góp phần bảo vệ hệ sinh thái, tránh việc lạm dụng kháng sinh trong ngành chăn nuôi. Cùng với việc lắp đặt hệ thống tiêm vắc xin trong trứng bằng công nghệ mới nhất hiện nay cho Japfa, Zoetis có kỳ vọng mở rộng công nghệ này đến nhiều đơn vị khác tại Việt Nam, qua đó tiếp tục giúp ngành chăn nuôi, thủy sản Việt Nam phát triển” – ông Nguyễn Duy Tâm khẳng định.
CHIA SẺ TỪ ĐẠI DIỆN CÔNG TY TNHH ZOETIS VIỆT NAM TẠI LỄ KỶ NIỆM
Chia sẻ thêm về công nghệ tiêm vắc xin trong trứng Inovoject® NXT của Zoetis, hệ thống Inovoject NXT, ông Phan Nguyễn Minh Thiện – chuyên gia về máy tiêm innovo của Công ty Zoetis Việt Nam cho biết, vào năm 2018, Zoetis đã ra mắt Inovoject® NXT, hệ thống tiêm vắc xin trong trứng mới nhất được phát minh và phát triển theo tiêu chuẩn cao nhất của thương hiệu Embrex với công suất lên tới 70.000 trứng/giờ. Inovoject® NXT có 3 công nghệ đột
phá, khác biệt đó là:
(1) Công nghệ Embrex Accusight™ soi trứng với độ chính xác cao và không bị tác động bởi với màu sắc, kích thước, tốc độ của khay hoặc ánh sáng;
(2) Công nghệ Haylo™ với độ hiệu quả cao trong việc gắp trứng, giúp giảm thiểu diện tích tiếp xúc trứng và dễ dàng vệ sinh;
(3) Công nghệ Embrex Precixion™ giúp tiêm chính xác đến 99.9% giúp tối ưu quá đáp ứng miễn dịch của phôi.
Công nghệ của hệ thống Inovoject NXT được phát triển từ kinh nghiệm nghiên cứu trong nhiều thập kỷ với trọng tâm là sức khỏe và năng suất của gà từ việc tiêm vắc xin trong trứng cùng với tiêu chí mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Cùng công nghệ hiện đại, Zoetis cung cấp dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật 24/7 nhằm đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và giảm thiểu thời gian khắc phục sự cố. Ngoài ra, đội ngũ hỗ trợ của Zoetis có các chuyên gia hàng đầu và các kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng từ bước tư vấn khảo sát nhà máy ấp, đến lắp đặt hệ thống tiêm vắc xin trong trứng và vận hành hệ thống.
Ông Thiện cũng cho biết khi áp dụng công nghệ tiêm vắc xin trong trứng, doanh nghiệp chăn nuôi sẽ có được 6 lợi thế sau:
1. Miễn dịch sớm: Gà con được tiêm vắc xin trong trứng sẽ có đáp ứng miễn dịch tốt nhất.
2. Tiêm chủng an toàn: Công nghệ tiêm chính xác liều lượng và vị trí giúp hạn chế tối đa tỷ lệ sai sót do con người trong quá trình tiêm vắc xin.
3. Quản lý hiệu quả: Tối ưu hóa hoạt động sản xuất và tiết kiệm nhân công so với các quy trình tiêm thủ công.
4. Giảm stress: Bằng cách loại bỏ hình thức tiêm thủ công sau khi nở, gà con sẽ được vận chuyển đến trang trại nhanh hơn trong điều kiện tốt nhất.
5. Tiết kiệm vắc xin: Máy tiêm Inovoject® xác định chính xác trứng không phôi và trứng chết phôi sớm, giúp đảm bảo chỉ những quả trứng có phôi mới được tiêm phòng. Điều đó cắt giảm trung bình 10,4% liều vắc xin và giúp kiểm soát tốt chi phí hao hụt.
6. Vệ sinh tối ưu: Với thiết kế độc đáo, hệ thống khử trùng hoạt động đồng bộ cùng với kim kép giúp loại bỏ các tạp chất nhiễm khuẩn trên bề mặt vỏ khỏi kim tiêm nhằm đảm bảo vệ sinh một cách tối ưu.
Công nghệ tiêm vắc xin trong trứng Inovoject® NXT của Zoetis
Hà Ngân
Cũng trong lễ kí kết, các đại biểu được nghe các bài trình bày quan trọng của các diễn giả: Bà Đỗ Thị Thùy Dương – Giám đốc mảng phòng Lab của Poulpharm Việt Nam với phần trình bày về: “Các phương pháp phân tích và đánh giá một số bệnh quan trọng trong gia cầm tại phòng xét nghiệm”.
PGS.TS Lâm Thị Thu Hương – Nguyên giảng viên Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh trình bày về “Một số quan tâm trong chủng ngừa vắc xin phòng bệnh Marek”
ThS. Trần Văn Nhân – Giám đốc kỹ thuật cấp cao ngành hàng gia cầm Zoetis Việt Nam trình bày về “Bảo hộ sớm bằng tiêm trên phôi trứng với Poulvac Marek”.
Cũng tại sự kiện, Zoetis Việt Nam đã giới thiệu dòng vắc xin POULVAC®MAREK CVI+HVT (Rispens-HVT) và vắc xin POULVAC®IB PRIMER.
Cụ thể, POULVAC®MAREK CVI+HVT (Rispens-HVT) là vắc xin đa giá, công nghệ liên kết tế bào, bảo quản trong ni tơ lỏng phòng bệnh Marek gia cầm. Thành phần: Marek Diesease Chicken Herpes virus chủng CVI≥1.569 PFU; Marek Diesease Turkey Herpes virus, chủng FC126 ≥1.588 PFU.
POULVAC®MAREK CVI+HVT chứa hàm lượng kháng nguyên cao và được sản xuất bằng phương pháp nuôi cấy truyền thấp đời (Low passage) khi chủng ngừa vắc xin cho bảo hộ nhanh, mạnh và kéo dài giúp bảo vệ đàn gà với bệnh Marek cao, có nguy cơ nhiễm sớm và lưu hành chủng độc lực cao. Vắc xin được tiêm dưới da lúc gà 1 ngày tuổi hoặc chủng trong trứng (inovo) phôi gà 18-19 ngày.
Vắc xin POULVAC®IB PRIMER bảo vệ chống lại các chủng Massachusetts, D274 và chủng mới nổi, cung cấp một cách hiệu quả hiệp đồng giúp bảo vệ đàn gia cầm chống lại các chủng gây bệnh Massachusetts và biến thể. POULVAC®IB PRIMER an toàn khi chủng ngừa lúc 1 ngày tuổi (DOC) và chứng minh tính an toàn khi sử dụng trong giai đoạn đẻ.
Vắc xin chứng minh hiệu quả bảo hộ lên đến 89% chống lại chủng Italian 02 (chủng ngừa lúc 1 ngày tuổi, và không chủng ngừa bổ sung thêm vắc xin IB). POULVAC®IB PRIMER cũng chứng minh tương tự với POULVAC®ND Hitchner B1 khi kết hợp và áp dụng chủng ngừa lúc 1 ngày tuổi tại nhà máy ấp.
- chăn nuôi gia cầm li>
- Japfa li>
- Zoetis và Japfa Comfeed li>
- Zoetis li>
- công nghệ tiêm vắc xin trong trứng Inovoject® NXT li>
- Embrex li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất