Ngành thú y Hà Nội thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh khi lợn rớt giá - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Ngành thú y Hà Nội thực hiện các giải pháp phòng chống dịch bệnh khi lợn rớt giá

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trước tình cảnh lợn rớt giá quá thấp làm người chăn nuôi lao đao, thua lỗ nặng từ đó không thể tránh khỏi tình trạng nuôi cầm chừng, bỏ đói, không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh như trước đây.

     

     

    Đây cũng là một thực tế của quy luật thị trường, khi giá lợn cao, có lãi, người chăn nuôi rất chú ý quan tâm chăm sóc để ý từng ngày để nhanh được xuất bán. Ngược lại khi lợn mất giá thường đi đôi với việc rất khó bán chưa kể đến việc tư thương ép giá, mua cầm chừng, mua không hết số lượng lợn trong đàn càng làm cho người chăn nuôi khốn khó. Tình trạng nuôi cầm chừng, các quy trình chăn nuôi không đảm bảo, khâu vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng, sát trùng chuồng trại bị xem nhẹ, thậm trí lợn con đẻ ra không bán được người dân thiếu ý thức vứt cả ra nơi công cộng cộng, bãi rác thải sẽ làm ô nhiễm môi trường và trực tiếp phát sinh dịch bệnh. Mặt khác hiện nay thời tiết đang giao mùa, mưa nắng thất thường môi trường ô nhiễm là điều kiện để mầm bệnh sinh trưởng và phát triển tấn công gia súc gia cầm nói chung, đàn lợn nói riêng.

     

    Hà Nội hiện có tổng đàn lợn lớn đứng ở tốp đầu cả nước, thời điểm tháng 3/2017 có số lượng 1.435.000 con (trong đó lợn nái 220.052 con, đực giống 2.420 con). Đặc biệt những năm gần đây đã phát triển chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm chăn nuôi quy mô lớn ngoài khu dân cư. Đã hình thành 13 xã chăn nuôi lợn trọng điểm với số lượng 219.631 con/6.224 hộ, chiếm 15,3% tổng đàn lợn toàn Thành phố; trong đó có 17.513 lợn nái, 199.430 lợn thịt, 388 lợn đực, 2.300 lợn rừng. Chăn nuôi lợn quy mô lớn ngoài khu dân cư có 1.086 trại chăn nuôi lợn/524.795 con trong đó lợn nái 44.013 con, lợn thịt 479.942 con, lợn đực giống 840 con (chiếm 36,5% tổng đàn lợn toàn Thành phố). Với số lượng đàn lợn lớn, quy mô phát triển tập trung như vậy trong bối cảnh như hiện nay thì nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ rất cao.

     

    Trước tình hình trên, Chi cục Thú y Hà Nội đã và đang tập trung thực hiện các giải pháp cụ thể:

     

    Thứ nhất: Chỉ đạo hệ thống Thú y từ huyện đến các xã phối hợp với các ngành liên quan rà soát nắm bắt số liệu về số hộ và tổng đàn lợn hiện có trên địa bàn nhằm chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn về giá tại địa phương. Đồng thời sẵn sàng chủ động đối phó khi có dịch bệnh xảy ra trên đàn lợn.

     

    Thứ hai: Hàng ngày cán bộ thú y cùng cán bộ thôn xóm trực tiếp đi kiểm tra trên địa bàn, kịp thời phát hiện lợn ốm, chết, lợn thả rông ra nơi công cộng, nơi bãi rác. Trường hợp thấy lợn ốm chết phải báo ngay chính quyền địa phương tiêu hủy theo quy định. Tổ chức phun tiêu độc khử trùng ngay khu vực có lợn ốm chết để ngăn chặn mầm bệnh phát tán. Những xã chăn nuôi trọng điểm cần tăng cường thời gian kiểm tra, địa điểm kiểm tra, nhất là việc giám sát việc xuất, nhập lợn về địa phương.

     

    Thứ ba: Thực hiện nghiêm việc tổ chức tiêm phòng, hiện nay toàn thành phố đang tổ chức tiêm đại trà vụ xuân hè. Mạng lưới thú y cơ sở thực hiện tốt việc tiêm phòng đến các hộ chăn nuôi lợn. Trong bối cảnh chung nhiều hộ chăn nuôi có tư tưởng không quan tâm như trước đây (thời điểm giá lợn cao) cán bộ thú y cần làm tốt hơn việc tuyên truyền, vận động hộ chăn nuôi vẫn phải tiêm phòng. Phân tích rõ để người dân hiểu nếu không tiêm phòng dịch bệnh xảy ra lại tiếp tục có những thiệt hại lớn hơn và sẽ làm ảnh hưởng chung đến sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội.

    Cán bộ Thú y Chương Mỹ tiêm phòng cho hộ chăn nuôi

     

    Thứ tư: Tổ chức giám sát dịch bệnh đến tận các thôn xóm, trong đó thực hiện tốt hai nội dung giám sát đó là giám sát việc xuất nhập lợn về địa bàn và việc lấy mẫu giám sát, xét nghiệm bệnh theo chỉ đạo của Chi cục Thú y. Khâu giám sát việc xuất nhập phải thực hiện nghiêm cả các thủ tục hành chính và kiểm tra lâm sàng. Trong thời điểm hiện nay không thể tránh được các trường hợp có nhiều phương tiện vận chuyển lợn thịt từ các tỉnh thành khác đổ về Hà Nội, nhất là ở các cơ sở giết mổ lớn như Vạn Phúc (Thanh Trì), Minh Hiền (Thanh Oai), Phụng Châu (Chương Mỹ) …

     

    Thứ năm: Tăng cường hướng dẫn các địa phương, các hộ chăn nuôi thực hiện việc tổng tẩy uế môi trường. Chỉ đạo mạng lưới thú y thôn bản đến tận hộ chăn nuôi lợn để khuyến cáo, hướng dẫn hộ thực hiện tốt việc vệ sinh cơ giới và phun thuốc sát trùng chuồng trại. Tham mưu để chính quyền địa phương thực hiện tốt tháng tiêu độc khử trùng và tăng cường nguồn kinh phí tập trung tổng tẩy uế môi trường ở những vùng, xã chăn nuôi lợn lớn, nơi nguy cơ cao, bãi rác thải. Khuyến cáo để người chăn nuôi lợn không có tư tưởng chủ quan, lơ là khâu vệ sinh phòng bệnh bằng thuốc sát trùng.

     

    Thứ sáu: Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tăng cường thực hiện các giải pháp tuyên truyền để người dân, người chăn nuôi xác định rõ mặc dù thời điểm khó khăn nhưng vẫn phải áp dụng tốt khâu vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng không để dịch bệnh nói chung và dịch bệnh trên đàn lợn xảy ra. Xác định để dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại sẽ là vô cùng to lớn ảnh hưởng đến an sinh xã hội.

     

    Thứ bảy: Tham mưu, đề xuất các giải pháp với chính quyền địa phương về giải pháp trước mắt, giải pháp lâu dài trong phát triển chăn nuôi lợn. Giải pháp trước mắt là giảm nhanh đàn lợn nái, tại thời điểm này nên loại thải lợn nái kém chất lượng. Thu hút, tăng lượng người sử dụng thịt lợn kể cả việc thu hút các bếp ăn tập thể ưu tiên sử dụng thịt lợn thay cho các loại thực phẩm khác. Đề nghị các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến thức ăn, thuốc thú y đóng trên địa bàn giảm giá thành đầu vào để người chăn nuôi vẫn tiếp tục chăm sóc nuôi dưỡng lợn tránh tình trạng bỏ đói, bỏ mặc lợn trong chuồng hoặc thả rông lợn. Các doanh nghiệp sơ chế, chế biến, giết mổ tăng thu mua lợn cho người dân. Nhất là việc thu mua đối với các hộ đang tồn đọng lợn đến kỳ xuất chuồng mà chưa xuất được. Về giải pháp lâu dài tham mưu để chính quyền địa phương định hướng rõ cho người chăn nuôi không phát triển theo hướng tự phát thấy có lãi là lao vào chăn nuôi, không tìm hiểu thị trường, đầu ra cho sản phẩm dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Phát triển chăn nuôi theo hướng chăn nuôi sinh học, hữu cơ và cần tim đầu ra ổn định trước khi chăn nuôi. Chăn nuôi gắn với liên kết chuỗi từ chăn nuôi đến giết mổ, sơ chế chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

     

    Thứ tám: Thực hiện nghiêm việc tổng hợp báo cáo hàng ngày tình hình dịch bệnh gia súc gia cầm nói chung, đàn lợn nói riêng trên địa bàn Thành phố và đảm bảo trực đường dây nóng (04.33800115) để tiếp nhận, xử lý thông tin tại văn phòng Chi cục Thú y để kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp & PTNT và UBND Thành phố quan tâm chỉ đạo.

     

    Với tám giải pháp nêu trên được triển khai đồng bộ cùng sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành, sự đồng thuận của người chăn nuôi chắc chắn sẽ hạn chế được rủi ro do dịch bệnh, từng bước tháo gỡ khó khăn để phát triển chăn nuôi lợn ổn định trong thời gian tới./.

     

     

    Nguyễn Ngọc Sơn

    Phó chi cục trưởng – Chi cục Thú y Hà Nội

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.