Phú Yên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, áp dụng quy trình khép kín, công nghệ hiện đại.
Chăn nuôi tại Phú Yên có chiều hướng phát triển theo quy mô trang trại tập trung, gắn với kiểm soát an toàn dịch bệnh. Ảnh: KS.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Phú Yên cho biết, những năm gần đây, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tương đối ổn định và có chiều hướng phát triển theo quy mô trang trại tập trung, gắn với kiểm soát an toàn dịch bệnh.
Hiện toàn tỉnh có tổng đàn trâu, bò khoảng 169.000 con, đàn lợn khoảng 154.000 con và đàn gia cầm hơn 4,4 triệu con. Trong đó 126 cơ sở chăn nuôi trang trại, đáng chú ý có 20 cơ sở chăn nuôi lợn và 5 cơ sở chăn nuôi gà có liên kết với các công ty chăn nuôi theo chuỗi sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ.
Thực hiện chủ trương mời gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi, đến nay tỉnh Phú Yên có 29 dự án chăn nuôi được UBND tỉnh này quyết định chủ trương đầu tư, trong đó 11 dự án đã đi vào hoạt động.
Điển hình như trang trại chăn nuôi lợn giống ông bà như Công ty TNHH Anh Vũ Phú Yên, xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) quy mô 5.000 con nái; Công ty TNHH Đầu tư Sơn An, xã Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa) với quy mô 2.400 con nái.
Hiện trên địa bàn tỉnh Phú Yên có nhiều trang trại chăn nuôi đi vào hoạt động. Ảnh: KS.
Chăn nuôi lợn giống bố mẹ như trang trại của Công ty MTV Thương mại Thanh Trang, xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa) quy mô 2.400 con nái sinh sản. Chăn nuôi lợn thịt có trang trại của hộ ông Huỳnh Văn Đức, xã Sơn Phước (huyện Sơn Hòa) quy mô 3.000 heo thịt/lứa.
Chăn nuôi bò có trang trại của Công ty TNHH Trang trại bò sữa công nghệ cao Phú Yên, xã Sơn Định (huyện Sơn Hòa) quy mô 5.000 con bò sữa và Công CP Bò giống công nghệ cao Colike Phú Yên, xã Hòa Mỹ Tây (huyện Tây Hòa) quy mô 1.500 con bò thịt và sinh sản.
Chăn nuôi gà có trang trại của hộ bà Trần Thị Thủy, xã Sơn Hội (huyện Sơn Hòa) với quy mô 32.000 con gà thịt/năm.
Về định hướng thời gian tới, theo ông Nguyễn Văn Lâm sẽ tiếp tục thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi và thú y theo hướng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nhằm giúp người chăn nuôi nâng cao thu nhập.
Cùng với đó, phát triển chăn nuôi tại các vùng tập trung đã được phê duyệt, chăn nuôi công nghiệp theo hướng hiện đại, gắn với phát triển công nghiệp chế biến, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối với chuỗi giá trị.
“Chúng tôi sẽ phát triển vật nuôi chủ lực gồm bò, lợn, gia cầm và các sản phẩm chủ lực từ bò. Chuyển đổi cơ cấu lại đàn vật nuôi theo hướng giảm tỷ trọng đàn lợn, tăng tỷ trọng đàn gia cầm và gia súc ăn cỏ. Đồng thời đa dạng hóa các vật nuôi có lợi thế khác như: trâu, dê, vịt, chim cút và chim yến nhằm tạo ra sản phẩm đặc sản, có giá trị kinh tế cao”, ông Lâm chia sẻ.
Tỉnh Phú Yên khuyến khích chăn nuôi khép kín, hiện đại. Ảnh: KS.
Còn ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Phú Yên cho biết, để phát triển chăn nuôi bền vững, tỉnh sẽ vận động các trang trại liên kết với doanh nghiệp cung cấp giống, thức ăn và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị bền vững.
Đối với chăn nuôi nông hộ hướng tới chăn nuôi an toàn sinh học, đảm bảo vệ sinh môi trường, an toàn dịch bệnh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và chuyển dần theo hướng chăn nuôi hữu cơ. Từ đó, chuyển dần từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại có quy mô phù hợp với từng loại vật nuôi, từng vùng và từng địa phương nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho người chăn nuôi.
Tỉnh khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn, áp dụng quy trình khép kín, công nghệ hiện đại. Đặc biệt ưu tiên cho các nhà đầu tư chăn nuôi gắn với chế biến và chế biến sâu sản phẩm chăn nuôi hoặc các nhà đầu tư về vùng nguyên liệu và sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Kim Sơ
Nguồn: nongnghiep.vn
- mô hình chăn nuôi khép kín li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất