Trong hơn sáu tháng qua, các hộ chăn nuôi lợn ở tỉnh Thái Bình gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm do việc giảm sâu giá bán thịt lợn hơi trên thị trường. Thiệt hại gây ra là rất lớn vì thời gian qua một số địa phương trên địa bàn không kiểm soát được tổng đàn do phát triển quá nóng, tự phát.
Mỗi ngày ông Nguyễn Như Thỏa, thôn Trung Hòa, xã Bách Thuận, huyện Vũ Thư (Thái Bình) mất 4,5 triệu đồng tiền thức ăn cho trang trại lợn gần 200 con không tiêu thụ được.
Dân xếp hàng chờ thương lái mua lợn
Đó là tình cảnh hiện nay tại xã Bách Thuận (huyện Vũ Thư) khi tổng đàn quá lớn, cung vượt cầu do người dân nuôi lợn theo phong trào, mạnh ai nấy làm. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện, tại đây đang có hơn 25 nghìn con lợn, trong đó có khoảng 3.000 lợn nái. Tuy nhiên, ông Nguyễn Như Thỏa, Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi của xã Bách Thuận cho biết, đây là con số báo cáo, còn số thực là hơn 40 nghìn con, trong đó lợn nái khoảng 6.000 con. Lý giải về vấn đề này, ông Thỏa phân tích: “Bách Thuận nằm gần bãi sông Hồng nên thổ đất mỗi hộ dân rất lớn, những năm qua chăn nuôi lợn ổn định, dịch bệnh được kiểm soát tốt, giá lợn hơi xuất chuồng cao nên nhiều hộ gia đình đẩy mạnh chăn nuôi cho thu nhập khá. Từ đây, các hộ nhìn nhau rồi đồng loạt bỏ tiền túi và vay tín dụng ngân hàng đầu tư chuồng trại, ồ ạt nuôi lợn. Cái khó là không cấm được dân mà chỉ khuyến cáo và cảnh báo thôi”.
Ông Thỏa cho biết thêm, thời điểm này năm ngoái giá lợn hơi xuất chuồng dao động chung quanh 50 nghìn đồng/kg, nhưng từ Tết đến nay giảm gần như xuống đáy khi chỉ còn 18.000 đến 20.000 đồng/kg, thậm chí có thời điểm rớt xuống 12.000 đến 15.000 đồng/kg khiến hộ chăn nuôi lao đao. Hiện nay, thương lái vẫn đến mua lợn tại xã, nhưng vì số lợn ứ đọng, cần bán quá lớn nên gần như dân phải “xếp hàng” chờ đợi. Mỗi ngày trôi qua thiệt hại đối với người chăn nuôi càng lớn nếu không giải phóng được đầu lợn đến kỳ xuất chuồng. Như hộ ông Thỏa đang nuôi 160 con lợn thịt, 30 con nái, mỗi ngày đã tiêu tốn khoảng 4,5 triệu đồng tiền thức ăn. Nếu tiếp tục kéo dài thì khó khăn càng chồng chất, biết là lỗ nhưng bán tháo được đồng nào vẫn tốt hơn là “ôm” lợn trong chuồng. Do nắm bắt được tâm lý người dân sẵn sàng chấp nhận giá nào cũng bán nên thương lái lại càng có điều kiện ép giá, làm khó người chăn nuôi ở Bách Thuận. Không chỉ người chăn nuôi thiệt hại mà các đại lý thức ăn chăn nuôi dịp này cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ vì tiền thức ăn tồn đọng trong dân rất lớn. Bên cạnh đó, nếu giá lợn hơi thời gian tới vẫn như hiện nay, dân không cầm cự được phải đi vay nóng bên ngoài thì hệ lụy, rủi ro không thể tính được.
Hơn 30 nghìn tấn thịt lợn hơi chưa được tiêu thụ
Thông tin từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến tháng 4 năm nay, ước tính tổng đàn lợn toàn tỉnh khoảng 1.040.000 con, trong đó lợn nái khoảng 195.000 con, lợn thịt khoảng 843.000 con, còn lại là các loại lợn khác. Riêng lợn thịt đạt trọng lượng xuất bán từ 100 kg trở lên có khoảng 230.000 đến 250.000 con (chiếm từ 27 đến 30% tổng đàn lợn thịt), trong khi tỷ lệ này bình thường chỉ dao động ở mức từ 22 đến 23% và ước tính có hơn 30.000 tấn thịt lợn hơi đang cần được tiêu thụ (so với năm ngoái sản lượng thịt hơi cao hơn từ 12% đến 15%).
Theo tính toán, với số lượng khoảng 843.000 con lợn thịt thường xuyên có trong chuồng, với hệ số quay vòng như trong chăn nuôi hiện nay (bình quân 2,7 lứa/năm), mỗi năm Thái Bình sản xuất hơn 200.000 tấn thịt lợn hơi xuất chuồng. Trong khi đó, mức độ sử dụng và tiêu thụ lợn trong tỉnh bình quân 45 đến 50 kg thịt lợn hơi/đầu người/năm, với dân số khoảng 1,8 triệu người thì nhu cầu chỉ cần khoảng 77.000 tấn đến 86.000 tấn, số còn lại khoảng 115.000 đến 125.000 tấn tiêu thụ ra thị trường ngoài tỉnh. Đối với đàn nái khoảng 195.000 con hằng năm sản xuất trên 3,2 triệu con lợn sữa, trong đó ước tính khoảng 2,1 triệu con được sử dụng làm giống phục vụ tái đàn trong tỉnh và cung cấp con giống cho một số tỉnh Tây Bắc, một phần được dùng nuôi thịt, số còn lại (hơn 1 triệu con, chủ yếu lợn F1) được đưa vào giết mổ xuất khẩu tại các doanh nghiệp ở Thái Bình, tỉnh Hải Dương để xuất khẩu vào các thị trường truyền thống như Hồng Công, Đài Loan (Trung Quốc).
Toàn tỉnh Thái Bình hiện có 546 trang trại lợn và gần 70.000 hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ lẻ. Với tình hình khó khăn trong tiêu thụ thịt lợn như hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi đang tìm mọi cách để giảm tổng đàn, tuy nhiên đối với các trại chăn nuôi lợn nái sinh sản số lượng từ 50 đến 70 con trở lên cũng đang rất khó khăn do không bán được lợn giống, buộc phải sử dụng tối đa diện tích chuồng trại làm nơi nuôi, nhốt lợn. Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Thái Bình cho biết, so với thời điểm cùng kỳ năm ngoái, giá bán thịt lợn hơi giảm từ 16.000 đến 20.000 đồng/kg, bình quân mỗi con lợn thịt người chăn nuôi đang bị thua lỗ từ 1,5 đến 2 triệu đồng.
Tháo gỡ bất cập trong chăn nuôi lợn
Có thể thấy, chăn nuôi lợn nhỏ lẻ, truyền thống, tận dụng còn diễn ra phổ biến ở Thái Bình trong khi giá đầu vào cao, giá bán sản phẩm lại bấp bênh, không ổn định. Người chăn nuôi vẫn tập trung quá lớn vào khâu sản xuất mà chưa thật sự chú ý đến vấn đề sản xuất theo chiều sâu, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là việc xem xét yếu tố thị trường tiêu thụ. Quy mô chăn nuôi và sản lượng thịt lợn tăng nhanh đã vượt xa sức tiêu thụ nội địa, tổng đàn lợn tăng chủ yếu ở hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi chưa theo quy chuẩn nên khi nguồn cung dư thừa rất khó kết nối thị trường tiêu thụ. Sản lượng thịt lợn hơi sản xuất ra luôn cao gấp 2,5 lần so với nhu cầu trong tỉnh nên phần lớn phải tiêu thụ ở tỉnh ngoài. Trong khi, thị trường không ổn định, việc tiêu thụ lợn nguyên con đang phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, chưa kể việc tạm nhập tái xuất các sản phẩm thịt lợn và nhập những phụ phẩm của sản phẩm lợn vẫn chưa bị cấm và hạn chế ở nước ta.
Là địa phương có tổng đàn lợn khá lớn nhưng đến nay việc liên kết trong sản xuất chăn nuôi ở Thái Bình còn yếu, lỏng lẻo, hiệu quả chưa cao. Khâu giết mổ, chế biến sản phẩm không theo kịp sự phát triển, chưa có nhiều doanh nghiệp tham gia và hiện là khâu yếu nhất trong chuỗi giá trị sản xuất chăn nuôi của tỉnh. Cùng với thói quen tiêu dùng của người dân là sử dụng thịt tươi, chưa quen sử dụng sản phẩm qua cấp đông, chế biến là khó khăn cho việc sản xuất theo phân khúc thị trường.
Qua tìm hiểu của phóng viên tại huyện Quỳnh Phụ, huyện Thái Thụy (Thái Bình), để ứng phó nhanh với khó khăn trong chăn nuôi lợn, nhất là vấn đề vốn mua thức ăn, nhiều hộ đã giảm khẩu phần ăn của lợn, cho ăn cầm chừng, sử dụng nguyên liệu sẵn có để phối trộn thức ăn nhằm giảm giá thành. Một số hộ đã thực hiện giảm quy mô đàn nái, tăng tỷ lệ loại thải so với bình thường, không phối giống cho lợn nái khi động đực. Đối với các hộ chuyên sản xuất con giống thì chuyển từ bán con giống 7 kg/con sang bán con giống lợn choai hoặc giữ lại nuôi thịt.
Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp tình thế, cấp bách, còn về lâu dài địa phương cần quy hoạch lại sản xuất chăn nuôi để kiểm soát được tổng đàn; tăng cường tuyên truyền của các tổ chức, đoàn thể ở địa phương, kết hợp biện pháp hành chính của chính quyền cơ sở để hạn chế, xóa bỏ chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư gây ô nhiễm mỗi trường. Tổ chức lại sản xuất chăn nuôi lợn phù hợp với tình hình địa phương theo hướng chuyển nhanh sang thay đổi cơ cấu giống, phát triển theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng và tính cạnh tranh sản phẩm; khuyến khích phát triển các giống cao sản và giống đặc sản phục vụ loại hình chăn nuôi lợn theo các phân khúc thị trường khác nhau. Bên cạnh đó cần thực hiện giải pháp căn cơ như kêu gọi, thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi tập trung, quy mô lớn, thực hiện theo hợp đồng, có sự tham gia của doanh nghiệp để kiểm soát tốt hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm và điều tiết cung cầu sản phẩm chăn nuôi.
UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn ngày 5-5 vừa qua.
Ngày 5-5, UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi lợn, tại đây, ông Phạm Văn Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các tổ chức và cá nhân trên địa bàn tỉnh Thái Bình tăng cường sử dụng, tiêu thụ thịt lợn để chia sẻ và đồng hành cùng người chăn nuôi. Ngoài ra, không tái đàn và chọn lọc, giữ lại những con nái có năng suất, chất lượng, loại thải nái kém chất lượng, không để xảy ra hiện tượng thiếu giống tốt để tái đàn sau “cơn bão giá”. Các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y rà soát lại quy trình sản xuất, điều chỉnh giảm giá bán thức ăn phù hợp, cho trả chậm tiền mua thức ăn, thuốc thú y thông qua việc hỗ trợ các đại lý tiêu thụ. Tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Thái Bình chỉ đạo các ngân hàng thương mại nghiên cứu các giải pháp tạo điều kiện khoanh nợ, giãn nợ, giảm nợ, hạ lãi suất tiền vay cho hộ chăn nuôi để vượt qua thời điểm khó khăn hiện nay.
Mai Tú
Nguồn: Nhân dân
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li>
- giải cứu heo li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất