[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Công tác Thú y có đóng góp thầm lặng nhưng quan trọng cho những ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Làm tốt công tác Thú y có thể hướng tới xuất khẩu tốt hơn.
Hội nghị Tổng kết công tác Thú y năm 2023 tại Hà Nội
Chiều 21/12, tại Hà Nội diễn ra hội nghị Tổng kết công tác năm 2023 ngành Thú y. Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ NT&PTNT Phùng Đức Tiến, Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long, cùng đại diện các ban ngành liên quan.
Báo cáo tổng kết công tác ngành Thú y trong năm 2023, ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết Cục Thú y được Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn chi trả hỗ trợ, giảm gánh nặng thiệt hại cho người dân bị ảnh hưởng do Dịch tả lợn châu Phi ASF.
Song song với đó, Cục đã chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát 6 chương trình, kế hoạch quốc gia về cúm gia cầm, bệnh Dịch tả lợn châu Phi, bệnh Lở mồm long móng, bệnh Viêm da nổi cục, bệnh dại; tập huấn cho hơn 200 cán bộ thú y địa phương và các cơ sở chăn nuôi gia cầm tại 7 tỉnh Đông Nam bộ về xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh trên gà để xuất khẩu.
Ngoài việc thành lập hơn 30 đoàn công tác đến địa phương, Cục Thú y còn phối hợp với CDC Hoa Kỳ và FAO Việt Nam giám sát bệnh cúm gia cầm, dại tại các tỉnh, thành phố; phối hợp với các đối tác quốc tế triển khai giám sát bệnh nhiệt thán và bệnh sảy thai truyền nhiễm trên gia súc; phối hợp Bộ Y tế, các tổ chức WHO, FAO, CDC Hoa Kỳ tổ chức Hội thảo Đánh giá nguy cơ các bệnh truyền lây từ động vật sang người tại Phú Thọ.
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long chia sẻ Thú y Việt Nam đã đạt những kết quả nhất định trong năm 2023.
Theo Cục trưởng Nguyễn Văn Long, đến nay cả nước có 3.940 cơ sở, vùng được chứng nhận an toàn dịch bệnh tại 57 tỉnh, thành phố. Trong đó, 1.401 chứng nhận được cấp cho cơ sở gia cầm; 2.490 chứng nhận cho gia súc và 49 chứng nhận chó, mèo.
Công tác phòng, chống dịch bệnh trên thủy sản cũng được đẩy mạnh. Diện tích tôm nuôi bị dịch bệnh năm 2023 là 6.731ha, giảm 4,2% so với cùng kỳ. Diện tích nuôi cá tra bị thiệt hại khoảng 435ha, giảm 14,4%.
Ngoài ra, Cục tích cực quản lý thuốc thú y, đặc biệt là vắc xin Dịch tả lợn châu Phi. Hiện số lượng vắc xin được sản xuất vào khoảng 4,5 triệu liều và 300.000 liều đã được xuất khẩu.
Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết: “Đúng với chỉ đạo của Thủ tướng, ngành Thú y đã làm việc thật cho ra kết quả thật”.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác thú y, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, việc phòng chống dịch bệnh trong năm 2023 đã được triển khai đồng bộ, toàn diện, trong đó có việc tiêm mở rộng các loại vacxin phòng nhiều bệnh, vắc xin dịch tả lợn Châu Phi. Thứ trưởng cho biết đây là tinh thần nâng cao cảnh giác của toàn ngành thú y bởi dịch bệnh có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Trong năm qua, Thú y Việt Nam cũng đã đạt được nhiều kết quả như chính thức xuất khẩu vắc xin Dịch tả lợn châu Phi, xuất khẩu chính ngạch lô yến đầu tiên sang Trung Quốc, tiến tới đưa sản phẩm thịt gà sang các thị trường khó tính như Vương quốc Anh, châu Âu…
Toàn ngành đã tích cực phối hợp với nhiều tổ chức quốc tế như FAO, CDC, OIE… để học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong việc xây dựng những vùng an toàn dịch bệnh, đồng thời có những hướng dẫn, tập huấn cho người dân hiểu rõ quy trình.
Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, đây là những bước đi hữu hiệu giúp đảm bảo, nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. “Muốn ăn ngon, trước hết phải ăn vệ sinh, an toàn. Đó là công lớn của hệ thống thú y các cấp” – Thứ trưởng nhấn mạnh.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, Cục Thú y nên lưu ý giảm thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, người dân. Theo đó, hệ thống cần làm tốt hơn, để làm bàn đạp cho chăn nuôi, thủy sản hướng tới xuất khẩu.
Bên cạnh đó, vấn đề được lãnh đạo Bộ NN&PTNT coi trọng đó là công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân tích cực, chủ động tham gia vào xây dựng vùng an toàn dịch bệnh. Cùng với đó, ngành thú y cần tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật; tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép qua biên giới.
Hiện tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ ở Việt Nam còn khá lớn. Do đó, Thứ trưởng định hướng cần tăng số lượng điểm giết mổ tập trung, thông qua phát triển chăn nuôi trang trại, quy mô lớn. Ngoài ra, kế hoạch quốc gia phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm trên thủy sản nuôi giai đoạn 2021 – 2030 cần được chú trọng, đặc biệt là vấn đề kháng kháng sinh.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Phạm Kim Đăng cho biết ngành chăn nuôi đã có giá trị xuất khẩu.
Chia sẻ tại buổi lễ, Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi Phạm Kim Đăng đánh giá cao các kết quả cục thú y đạt được trong năm qua và có sự hỗ trợ rất mạnh cho chăn nuôi, đặc biệt là bối cảnh ngành chăn nuôi rất khó khăn.
“Trong năm qua, mặc dù khó khăn như vậy nhưng đàn vật nuôi vẫn phát triển. Theo thống kê cuối tháng 11/2023, đàn lợn đạt 30,3 triệu con, chỉ số của đàn lợn và đàn gia cầm đều có sự tăng trưởng về quy mô, điều này hoàn toàn đảm bảo nguồn thịt để đủ cung trong nước cho nhu cầu của 100 triệu dân. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi cũng đã có sự những kết quả nhất định, cụ thể những tiêu chí đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học và tiêu chuẩnQuốc tế được thể hiện rõ ở chỉ số xuất khẩu. Trong năm qua, ngành chăn nuôi Việt Nam đã có xuất khẩu, c hơnụ thể giá trị xuất khẩu là 102 tỷ USD” – Phó Cục trưởng Cục chăn nuôi cho biết.
Bên cạnh đó, Phó cục trưởng Phạm Kim Đăng cho biết thêm, việc hợp tác giữa cục thú y và cục chăn nuôi luôn có sự chia sẻ thông tin, phục vụ cho việc chỉ đạo điều hành sản xuất. Về hợp tác Quốc tế, hiện nay, cục chăn nuôi đang chủ trì dự án hợp tác quốc tế về chuỗi an toàn sinh học và chuỗi an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh do Tổ chức Thú y thế giới hỗ trợ.
Trong lễ tổng kết, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Bằng khen của Thủ tướng cho 2 tập thể là Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và Phòng Dịch tễ thú y; cùng cá nhân ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y.
Bà Nguyễn Thị Điệp, Phó trưởng Phòng Dịch tễ thú y nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ. Cục Thú y nhận Cờ thi đua của Bộ NN-PTNT.
Thừa ủy quyền lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến trao Bằng khen của Thủ tướng cho Cục Thú y.
THU HẰNG
- công tác thú y li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất