[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Cả đời gắn bó với nghề nuôi vịt chạy đồng nhưng ông Lê Ngọc Mới, ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) quyết định đầu tư hơn 1 tỷ đồng cho mô hình nuôi vịt sạch. Cách làm này đã giúp ông thành công, mở ra hướng đi mới cho nhiều hộ chăn nuôi.
Ông Út Mới (bên phải) kiểm tra sức khỏe đàn vịt đẻ
Thăng trầm… cùng vịt
Hơn 40 năm gắn bó với nghề nuôi vịt chạy đồng, ông Mới chứng kiến bao phen thăng trầm, nhưng chưa khi nào trong suy nghĩ của ông lại có ý định bỏ nghề. Tuy nhiên, mãi đến cuối năm 2014 và đầu 2015, khi cơ cấu mùa vụ sản xuất lúa ở ĐBSCL thay đổi lớn, giá trứng vịt đột ngột rớt giá thảm, đã khiến cho nhiều hộ chăn nuôi vịt ở Đồng Tháp điêu đứng. Thời điểm này, gia đình ông Mới lâm cũng vào hoàn cảnh vô cùng khó khăn, đàn vịt 20.000 con đang cho trứng khiến cho ông Mới bị thiệt hại hơn trăm triệu đồng mỗi tháng. Giá trứng quá rẻ, cho vịt chạy đồng thì gặp nhiều rủi ro, thời điểm này nhiều đồng nghiệp của ông Mới đã phá sản và tuyên bố “giải nghệ”, ông Mới cũng bắt đầu có suy nghĩ sẽ từ bỏ cái nghề nuôi vịt chạy đồng này.
Tuy nhiên, một duyên may khi tình cờ ông Mới có dịp đi lên TP Hồ Chí Minh tham quan tại các siêu thị lớn ở đây. Ở đây ông Mới nhận thấy người tiêu dùng ở thành thị rất thích sử dụng trứng vịt sạch, người ta có thể vui vẻ bỏ ra số tiền cao gầp 3 lần so với giá một trứng vịt ông bán ở Đồng Tháp. Đây là cột mốc quan trọng giúp ông Mới thay đổi tư duy và nhận thức về ngành nghề mà ông có nhiều năm gắn bó.
Chính niềm đam mê đã thôi thúc ông Mới tìm hiểu, sau thời gian lặn lội từ Đồng Nai, ra Vũng Tàu rồi sang Tiền Giang học tập kinh nghiệm khoảng giữa năm 2015 một mô hình rất mới đã được ông Mới đem về thử nghiệm với đàn vịt của mình. Không cho vịt chạy đồng rong ruổi khắp nơi, ông bắt đầu nhốt vịt lại một chỗ và cho vịt ăn thức ăn (kỹ thuật mới này dân trong nghề gọi là cho vịt nằm rọ). Ban đầu, nhiều đồng nghiệp và gia đình đã thẳng thắn bày tỏ thái độ không ủng hộ ông Mới. Bởi họ cho rằng, nuôi vịt chạy đồng đã không có lãi thì nhốt vịt lại cho ăn thức ăn thì chỉ có nước phá sản.
Tuy nhiên, cách làm mới của ông Mới đã được sự ủng hộ nhiệt tình của chính quyền địa phương ở tỉnh Đồng Tháp. Và chính nhờ sự đồng hành của địa phương và ngành chuyên môn mà những khó khăn từ việc tổ chức lại sản xuất, kết nối cung cầu của ông Mới đã được kịp thời tháo gỡ.
Sau những thành công bước đầu của mô hình chăn nuôi vịt bán công nghiệp, ông đã mạnh dạn tìm hiểu các mô hình chăn nuôi vịt công nghiệp ở các trang và công ty lớn. Giữa năm 2016, ông Mới lại đưa ra một quyết định táo bạo là đầu tư khoảng trên 1 tỷ đồng để xây dựng chuồng trại theo mô hình chăn nuôi công nghiệp khép kín. Ở mô hình này, vịt được tiêm phòng định kỳ, dịch bệnh được khống chế tối đa, tất cả thức ăn và nước uống của đàn vịt đều được kiểm soát khá chặt chẽ và được cập nhật đều đặn trong nhật ký sản xuất hàng ngày. Hiện tại, mô hình chăn nuôi của ông Mới đang được thực hiện theo quy trình VietGAHP, Chi Cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Tháp cũng đang hỗ trợ ông Mới về kỹ thuật cũng như hướng dẫn các thủ tục cần thiết để sản phẩm của ông được chứng nhận VietGAHP.
Chăn nuôi sạch, gặt thành công
Chia sẻ về “sự liều lĩnh” của mình ông Mới cho rằng: “Trong bối cảnh hiện nay, chăn nuôi theo quy trình sạch là giải pháp tất yếu giúp người nuôi vịt bám trụ lại với nghề. Để tồn tại và thành công không có giải pháp nào khác là mình phải chịu khó học hỏi, làm nghề bằng tất cảm tâm huyết và sự đam mê của mình”.
Hiện, mô hình chăn nuôi vịt theo quy trình công nghiệp đang đem lại hiệu quả rất cao cho gia đình ông. Ngoài thu nhập ổn định từ 10 ha trồng lúa, đàn vịt trên 6.000 con đang tuổi cho trứng cũng giúp gia đình ông Mới có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/tháng. Ông Mới cũng dự kiến sắp tới sẽ tiếp tục đầu tư, mở rộng chuồng trại để nâng tổng đàn lên khoảng 8 – 10 ngàn con.
Ngoài giúp cho gia đình trụ vững trong “cơn bão lớn” mô hình chăn nuôi vịt theo kỹ thuật mới cũng được ông Mới chia sẻ với những người đồng nghiệp, bạn hữu xa gần. Ngoài việc giúp đỡ, hướng dẫn kỹ thuật, ông còn nhận đỡ đầu cho các hộ chăn nuôi chưa vào được THT. Hiện tại, ông Mới cũng là người “đứng mũi chịu sào” cho THT chăn nuôi vịt Tháp Mười. Với những thay đổi mạnh mẽ của mình, ông Mới và các tổ viên của mình đang đưa ngành hàng vịt của Đồng Tháp phát triển theo một con đường mới, con đường của sự hiện đại và hội nhập.
Gia Phú – Lê Nam
- chăn nuôi vịt li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Có Cách nào liên hệ được với Trại Vịt Út Mới để học hỏi kinh nghiệm?