Một thành công rất quan trọng của bà Ten khi nuôi gà thảo mộc là bà đã tự sản xuất được thảo mộc thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thảo mộc nhập khẩu
Gà ngon hay không, quyết định ở khâu dinh dưỡng
Sau khi chấm dứt hợp đồng cung ứng sản phẩm gà thảo mộc cho Cty San Hà, bà Cao Thị Ten (chủ trại gà thảo mộc ở ấp 2, xã Phú Ngọc, huyện Định Quán, Đồng Nai), đã quyết định xây dựng thương hiệu riêng của mình với tên gọi Gà thảo mộc Cao Ten.
Gà thảo mộc trong trang trại của bà Ten
Sau nhiều năm nuôi gà thảo mộc, bà Cao Thị Ten đã gây dựng một trang trại quy mô lớn, với khoảng 30.000 con gà thảo mộc trong chuồng.
Điều quan trọng là bà Ten vẫn luôn duy trì được chất lượng tốt cho con gà thảo mộc của mình trong suốt nhiều năm qua bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý mà bà đã mày mò tìm hiểu, học hỏi, áp dụng và rút ra công thức tốt nhất.
Bà không sử dụng thức ăn công nghiệp mà tự mua bắp, đậu nành và cám gạo về phối trộn. Bà cũng không sử dụng các loại đạm động vật mà tính toán hàm lượng bắp, đậu nành và cám gạo sao cho có thể cung cấp được đầy đủ đạm cho con gà từ ngay chính những thức ăn ấy. Với kinh nghiệm 26 năm nuôi gà, bà Ten khẳng định, con gà có ngon hay không, điều quyết định nhất là ở dinh dưỡng.
Một thành công rất quan trọng của bà Ten khi nuôi gà thảo mộc là bà đã tự sản xuất được thảo mộc thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào thảo mộc nhập khẩu. Trước đây, nguồn thảo mộc bà Ten sử dụng là nhập từ Đài Loan với giá khá cao.
Để tránh phụ thuộc vào thảo mộc nhập khẩu, bà Ten đã bỏ nhiều thời gian lên mạng tìm kiếm tài liệu của các nhà khoa học trong và ngoài nước, nghiên cứu về việc sử dụng các loại thực vật để phòng, trị bệnh cho gà.
Cuối cùng, bà đã tìm ra được 10 sản phẩm thực vật cần thiết nhất cho việc nuôi gà thảo mộc của mình. Những loại thực vật này giúp cho con gà phòng bệnh hô hấp, tăng khả năng tiêu hóa, bảo vệ đường ruột, giải độc…
Điều đáng mừng là nhiều loại cây đó có sẵn xung quanh nhà như gừng, nghệ, húng quế… Một số loại khác, bà đã tìm mua được giống về gieo trồng. Chỉ có 2 loại chưa thể trồng được ở Việt Nam, đành phải nhờ người con trai đang học ở Nga gửi về.
Vì vậy, để có nguồn nguyên liệu dồi dào, bà Ten đã đặt hàng nhiều hộ nông dân gần đó, tận dụng đất đai trong vườn trồng gừng, nghệ… Nhờ đó, nhiều hộ nông dân trong ấp có thêm thu nhập, còn bà chủ động được nguồn nguyên liệu thảo mộc chất lượng tốt với giá rẻ hơn nhiều so với nhập khẩu.
Từ tài liệu của các nhà khoa học, bà Ten đã mạnh dạn thử nghiệm trong thực tế, và tìm ra được công thức phối trộn tốt nhất cho các loại thảo mộc của mình. Bà đã hoàn toàn làm chủ được việc sản xuất ra loại thảo mộc đảm bảo cho con gà từ sau 30 ngày tuổi đến khi xuất chuồng, chỉ cần ăn thức ăn trộn thảo mộc, là không cần phải dùng các loại kháng sinh, mà vẫn tránh được dịch bệnh và tạo ra được sản phẩm gà thảo mộc có chất lượng tốt, thịt thơm ngon, đảm bảo ATTP.
Do luôn duy trì được chất lượng, uy tín, nên ngay sau khi chấm dứt hợp đồng với Cty San Hà, bà Ten đã nhanh chóng có được những đầu mối phân phối khác đầy triển vọng.
Ngày 9/5, một công ty thương mại ở Thủ Đức (TP.HCM), đã ký hợp đồng với bà Ten để trở thành nhà phân phối sản phẩm Gà thảo mộc Cao Ten ở thị trường TP.HCM và Bà Rịa – Vũng Tàu, với số lượng trước mắt là 100 con/ngày. Cộng thêm số lượng gà thảo mộc cung ứng trên thị trường tỉnh Đồng Nai, trong thời gian ngắn sắp tới, mỗi tháng bà Ten sẽ đưa ra thị trường khoảng 6.000 con gà thảo mộc.
Hiện bà Ten đã hợp đồng với 1 cơ sở giết mổ gia cầm đạt tiêu chuẩn ATTP tại Đồng Nai để tổ chức giết mổ, đóng gói gà thảo mộc trong những bao bì mang thương hiệu Gà thảo mộc Cao Ten. Sản phẩm này sẽ có mặt trên thị trường Đồng Nai, TP.HCM… trong thời gian gần nhất.
Thanh Sơn
Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li> ul>
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
toi muon mua ga cao ten tai tp.hcm thi mua o dau sieu thi nao