[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Giá thịt lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ cuối tháng 3/2024 tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam giảm 10,7% về lượng và giảm 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023; Nhập khẩu thịt lợn tăng 4,3% về lượng, nhưng giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI
– Giá cả: Trong tháng 3/2024, giá thịt lợn toàn cầu biến động nhẹ, thị trường được hỗ trợ bởi nhu cầu từ Trung Quốc tăng cao, cùng với nhu cầu nội địa cao hơn ở Tây Âu trong bối cảnh nguồn cung thắt chặt kéo dài. Tại Chicago, Hoa Kỳ giá lợn nạc giao ngay biến động mạnh, sau khi giảm xuống mức thấp nhất tháng vào ngày 11/3/2024 (xuống mức 83,35 UScent/lb), giá tăng nhẹ trở lại, nhưng vẫn giảm so với cuối tháng trước. Ngày 28/3/2024, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn gần dao động ở mức 86,15 UScent/lb, giảm 0,7% so với cuối tháng 2/2024, nhưng vẫn tăng 9,8% so với cùng kỳ năm 2023.
– Tiêu thụ: Theo dự báo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong giai đoạn 2023-2030, tiêu thụ thịt lợn ở Mỹ Latinh, Trung Quốc và Hoa Kỳ được dự kiến sẽ tăng, ở Liên minh châu Âu dự kiến sẽ giảm. Tổng mức tiêu thụ thịt toàn cầu (thịt bò, thịt lợn và thịt gà) được dự báo sẽ tăng 9,6% trong 7 năm tới, từ 327 triệu tấn trong năm 2023, tăng lên 358,4 triệu tấn vào cuối năm 2030. Tiêu thụ thịt bò toàn cầu dự kiến đạt 80,2 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,3% so với năm 2023. Trong khi tiêu thụ thịt gia cầm toàn cầu dự kiến đạt 147,5 triệu tấn vào năm 2030, tăng 13,2% so với năm 2023. Tiêu thụ thịt lợn toàn cầu dự kiến sẽ đạt 131 triệu tấn vào năm 2030, tăng 7,2% so với năm 2023.
Tiêu thụ thịt lợn tại Việt Nam và Hoa Kỳ dự kiến tăng lần lượt là 28,3% và 11,7%. Tại Trung Quốc và Nga, mức tiêu thụ dự kiến sẽ tăng lần lượt là 5,8% và 4,5%. Trong khi dự kiến mức tiêu thụ thịt lợn của Liên minh châu Âu sẽ giảm 3,9%, từ 18,4 triệu tấn trong năm 2023, xuống còn 17,7 triệu tấn vào năm 2030. Đến năm 2030, tiêu thụ thịt lợn ở khu vực Mỹ Latinh dự kiến sẽ tăng 14,2% so với năm 2023, đạt 10,7 triệu tấn. Những quốc gia hàng đầu trong khu vực như Bra-xin, Mê-hi-cô và Ác-hen-ti-na có lượng tiêu thụ dự kiến lần lượt đạt 3,5 triệu tấn, 3 triệu tấn và 1 triệu tấn vào năm 2030; so với năm 2023, tăng lần lượt là 10,6%, 13,5% và 27,6%. Đối với Trung Mỹ và khu vực Ca-ri-bê, tổng lượng tiêu thụ thịt lợn ước tính đạt 1 triệu tấn vào năm 2030, tăng 19% so với năm 2023.
– Trung Quốc: Theo dự báo của USDA, năm 2024, Trung Quốc dự kiến sản xuất 695 triệu con lợn, giảm 3% so với năm 2023 do giá lợn và thịt lợn thấp cùng với dịch bệnh dai dẳng trong năm 2023 làm giảm đàn lợn nái. Nhập khẩu lợn vào Trung Quốc năm 2024 dự kiến sẽ đạt 7.000 con, dựa trên việc nhập khẩu cao hơn dự kiến trong năm 2023 bất chấp các điều kiện tài chính khó khăn của các nhà chăn nuôi lợn.
Dự kiến năm 2024, nhập khẩu lợn của Trung Quốc sẽ giảm so với năm 2023 do khó khăn về tài chính và giá thấp tiếp tục ảnh hưởng đến các nhà chăn nuôi. Các nhà cung cấp lợn sống chính cho Trung Quốc là Hoa Kỳ, Đan Mạch và Pháp. Trong khi đó, xuất khẩu lợn sống của Trung Quốc trong năm 2024 dự kiến sẽ đạt 1,14 triệu con, tăng nhẹ so với năm 2023. Hồng Kông và Macao sẽ vẫn là những thị trường hàng đầu về xuất khẩu lợn sống của Trung Quốc.
Tiêu thụ thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2024 dự kiến sẽ đạt 57,8 triệu tấn, giảm 3% so với năm 2023, chủ yếu do hoạt động kinh tế trì trệ. Mặc dù thịt lợn là một loại thịt cơ bản được tiêu thụ tại Trung Quốc, nhưng nhu cầu về các sản phẩm từ thịt lợn đã giảm khi nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2024. Trong khi, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong năm 2024 dự kiến sẽ tăng nhẹ lên 1,95 triệu tấn, để bù đắp cho sự sụt giảm sản lượng thịt lợn nội địa. Đàn lợn tồn cao vào cuối năm 2023 được duy trì sang năm 2024 sẽ làm giảm nhập khẩu cho đến khi các thương nhân giảm bớt nguồn cung.
Các nước cung cấp thịt lợn chính cho Trung Quốc là Tây Ban Nha, Bra-xin, Đan Mạch, Hà Lan, Ca-na-da và Hoa Kỳ. Xuất khẩu thịt lợn của Trung Quốc cũng được dự báo sẽ tăng nhẹ trong năm 2024, ở mức 100 nghìn tấn. Hồng Kông và Nhật Bản là hai thị trường xuất khẩu chính của các sản phẩm thịt lợn của Trung Quốc. Mới đây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Trung Quốc đã ban hành “Kế hoạch triển khai điều chỉnh năng lực sản xuất lợn (sửa đổi năm 2024)”. Theo đó đã điều chỉnh mục tiêu quốc gia về số lượng lợn nái sinh sản từ 41 triệu con, xuống còn 39 triệu con. Giới hạn dưới của biên độ biến động bình thường của đàn lợn nái sẽ được điều chỉnh từ 95%, xuống còn 92% so với lượng lợn nái bình thường.
Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 1,1 triệu tấn thịt (bao gồm cả nội tạng), với trị giá 3,99 tỷ USD, giảm 15,2% về lượng và giảm 19,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Ác-hen-ti-na, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Niu Di-Lân, Úc…
Trong 2 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 528,15 nghìn tấn thịt trâu, bò (HS 0201, 0202), với trị giá 2,51 tỷ USD, tăng 24,9% về lượng và tăng 10,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Úc, Niu Di-Lân… Trong đó, Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt trâu, bò cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024, chiếm 44,29% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt trâu, bò của Trung Quốc, đạt 233,9 nghìn tấn, trị giá 1,08 tỷ USD, tăng 19% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023
Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 161,36 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), với trị giá 321,81 triệu USD, giảm 57,1% về lượng và giảm 66,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ca-na-đa, Chi lê, Hoa Kỳ… Lượng thịt lợn nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu thịt gia cầm của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2024 cũng trong xu hướng giảm. Trong 2 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc nhập khẩu 127,7 nghìn tấn thịt gia cầm (HS 0207), với trị giá 402,05 triệu USD, giảm 38,5% về lượng và giảm 42,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Thái Lan, Nga, Hoa Kỳ, Bê-la-rút… Lượng thịt gia cầm nhập khẩu từ các thị trường này đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC
Trong tháng 3/2024, giá lợn hơi tại các tỉnh, thành phố trên cả nước có xu hướng tăng so với tháng trước. Tại khu vực miền Bắc và miền Trung-Tây Nguyên, hiện giá lợn hơi ở hầu hết các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 59.000- 61.000 đồng/kg, tăng từ 3.000-5.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2024. Trong khi đó, tại khu vực miền Nam hiện giá lợn hơi dao động trong khoảng 60.000-62.000 đồng/kg, tăng từ 4.000- 5.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2024.
Hiện nguồn cung lợn ra thị trường đang tăng cao, nếu nhu cầu tiêu dùng thịt không tăng tương ứng, giá có thể quay đầu giảm trở lại. Việt Nam nằm trong số 10 quốc gia có mức tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), sản lượng thịt lợn của Việt Nam dự kiến đạt 4 triệu tấn vào năm 2025 và 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với mức tăng trưởng bình quân 3,1%/năm. Hiện nay, sản lượng thịt sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được 95% sức tiêu thụ trong nước. Vì vậy, lĩnh vực chăn nuôi là ngành có nhiều tiềm năng, đang thu hút sự đầu tư mạnh mẽ từ cả nước ngoài và trong nước.
TÌNH HÌNH XUẤT, NHẬP KHẨU THỊT VÀ CÁC SẢN PHẨM TỪ THỊT CỦA VIỆT NAM
+ Tình hình xuất khẩu: Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu được 3,28 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 15,55 triệu USD, giảm 10,7% về lượng và giảm 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong 2 tháng đầu năm 2024, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 18 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông, chiếm 51,92% về lượng và 68,31% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước, đạt 1,7 nghìn tấn, trị giá 10,62 triệu USD, tăng 5,9% về lượng và tăng 2,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chủ yếu là thịt lợn sữa đông lạnh nguyên con và thịt lợn nguyên con đông lạnh. Trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt giảm, nhưng xuất khẩu sang một số thị trường vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý như: Lào, Trung Quốc, Ca-na-đa, Pháp, Đức…
Thịt và các sản phẩm từ thịt của Việt Nam xuất khẩu chủ yếu trong 2 tháng đầu năm 2024 gồm các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất, với 1,91 nghìn tấn, trị giá 11,32 triệu USD, tăng 96% về lượng và tăng 118,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thịt lợn được xuất khẩu sang các thị trường Hồng Kông, Ma-lai-xi-a, Căm-pu-chia, Xin-ga-po và Lào. Trừ Lào, lượng thịt lợn xuất khẩu sang các thị trường này đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2023.
+ Tình hình nhập khẩu: Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu 105,14 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 213,15 triệu USD, tăng 44,1% về lượng và tăng 38,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 42 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 29,54% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của cả nước, với 31,06 nghìn tấn, trị giá 94,62 triệu USD, tăng 58,3% về lượng và tăng 72,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam từ đa số các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó đáng chú ý như: Ba Lan, Hà Lan, Đức, Nga, Ác-hen-ti-na, Úc… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn giảm nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ một số thị trường lớn như: Bra-xin, Hoa Kỳ, Niu Di-lân…
Trong 2 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu là các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt trâu tươi đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn và thịt trâu có xu hướng tăng; trong khi nhập khẩu thịt bò giảm so với cùng kỳ năm 2023.
Nhập khẩu thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2024 đạt 8,46 nghìn tấn, với trị giá 18,69 triệu USD, tăng 4,3% về lượng, nhưng giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Giá nhập khẩu trung bình về Việt Nam ở mức 2.209 USD/tấn, giảm 5,2% so với cùng kỳ năm 2023. Thịt lợn được nhập khẩu từ 19 thị trường, trong đó Bra-xin chiếm 39,64% tổng lượng thịt lợn nhập khẩu của cả nước; tiếp đến là Nga chiếm 32,22% và Ca-na-đa chiếm 9,5%…
Nguồn: Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công thương
- bản tin thị trường thịt li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất