[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 21/4, BGF Group (BGF) kỷ niệm đánh dấu hành trình 10 năm đưa thương hiệu BGF tới với người chăn nuôi trên mọi miền cả nước, hơn 1.000 khách mời là đại diện các đối tác, khách hàng đã tới và chúc mừng.
Với chủ đề “BGF: 10 năm đồng hành cùng thử thách”, lễ kỷ niệm 10 năm thành lập của BGF vừa là mốc son mở ra chặng đường mới, vừa là dịp Ban giám đốc, toàn thể nhân viên ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ trong suốt hành trình.
Là một trong những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi, sau 10 năm, BGF đã đạt những thành công nhất định. Thành công lớn nhất là sự tin tưởng của hàng nghìn khách hàng là những nhà chăn nuôi, đại lý, chủ trang trại…
Ông Lâm Hải Châu, CEO kiêm Tổng giám đốc BGF Group
Tại buổi lễ kỷ niệm 10 năm thành lập công ty, ông Lâm Hải Châu, CEO BGF Group chia sẻ, cả một chặng đường đã qua, BGF đã đương đầu với rất nhiều thử thách để có được thành quả như ngày hôm nay, tạo tiền đề mạnh bước những bước đi tiếp theo.
“Trong 10 năm qua, nhiều ý tưởng, kế hoạch đầu tư của BGF đã thành hiện thực, nhưng cũng nhiều điều chúng tôi chưa thực hiện được và nhiều bước đi phải dừng lại. Từ 6 mục tiêu kinh doanh trong ngành nông nghiệp là thức ăn chăn nuôi, trang trại, thực phẩm, thuốc thú y, thủy sản, trồng trọt, hiện tại thu hẹp lại chỉ tập trung vào 3 mảng Feed-Farm-Food”, ông Lâm Hải Châu cho hay.
Ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT)
Tham dự và chúc mừng lễ kỷ niệm, ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có những chia sẻ, ngành chăn nuôi đã và đang khẳng định vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế, đặc biệt là trong việc đảm bảo an sinh xã hội. Hiện nay, ngành chăn nuôi đóng góp 26% tổng giá trị cho ngành nông nghiệp, là một trong số ít ngành có sự tăng trưởng trong giai đoạn khó khăn.
Năm 2023, tổng đàn lợn nước ta ước đạt 26,3 triệu con (chưa tính hơn 4 triệu con lợn con chưa tách mẹ), đứng thứ 5 thế giới về tổng đàn và đứng thứ 6 thế giới về sản lượng; đàn trâu 2,2 triệu con; đàn bò 6,4 triệu con; đàn gia cầm 558,9 triệu con. Ước tính cả năm 2023, tổng sản lượng thịt hơi các loại đạt khoảng 7,79 triệu tấn, trong đó thịt lợn hơi 4,87 triệu tấn; thịt gia cầm 2,31 triệu tấn; thịt trâu, bò 0,61 triệu tấn và khoảng 50 nghìn tấn thịt dê, cừu các loại. Sản lượng thức ăn công nghiệp ước đạt 20 triệu tấn, đứng đầu Đông Nam Á.
Trong chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045, đã có 5 đề án, trong đó có đề án liên quan đến công nghiệp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, tập trung cho các doanh nghiệp và những người hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Đề án ưu tiên đầu tư về công nghệ sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống như BGF hiện nay đang tiếp cận. Ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất thức ăn chăn nuôi. Phát triển sản xuất những nguyên liệu là thế mạnh của địa phương, đặc biệt là phụ gia thức ăn chăn nuôi.
“Nhìn lại chặng đường 10 năm hình thành và phát triển, chúng tôi đánh giá rất cao những đóng góp của BGF trong sự phát triển của ngành chăn nuôi. Các doanh nghiệp đã tạo lên một ngành chăn nuôi phát triển theo hướng kinh tế kỹ thuật, đặc biệt là những doanh nghiệp Việt Nam, như BGF Group. BGF đang làm rất tốt chuỗi 3F, cách tiếp cận của BGF là chia sẻ, tiếp cận vì cộng đồng. Chúng tôi mong muốn BGF cũng như những tập đoàn khác sẽ tiếp tục đẩy mạnh theo hướng này để phát triển bền vững ngành chăn nuôi”, ông Phạm Kim Đăng cho hay.
Cũng tại buổi lễ kỷ niệm, BGF đã chính thức khánh thành đi vào hoạt động dây chuyền 2 của nhà mày sản xuất thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Hưng Yên, nhằm đáp ứng công suất và nhu cầu ngày một tăng của thị trường.
Đại diện khách mời cùng lãnh đạo BGF Group cắt băng khánh thành dây chuyền 2 của nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Hưng Yên
Tập đoàn BGF được hình thành từ 2014, trên cơ sở Nhà máy thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Hưng Yên. Đến nay, BGF đã phát triển nhanh và mạnh với hệ thống các Công ty, Nhà máy thành viên ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Toàn bộ các Nhà máy, Trung tâm nghiên cứu và Trại được thiết kế hiện đại nhất, liên tục cải tiến theo mô hình và công nghệ cao từ châu Âu. Mục đích mang lại giá trị tốt và phù hợp nhất cho BGF và khách hàng cùng cộng đồng chung.
Đại diện doanh nghiệp nhận định, những thành tựu mà BGF có được không chỉ nhờ những định hướng cùng sự cải tiến của ban lãnh đạo, mà còn là nỗ lực của toàn thể nhân viên. Bên cạnh đó, sự tin tưởng, đồng hành của khách hàng giữ vai trò quan trọng trong sự thành công trên.
“10 năm – một hành trình với nhiều đổi thay, khó khăn và thử thách, BGF vẫn luôn không ngừng phấn đấu, sẵn sàng vươn ra biển lớn để hướng tới mục tiêu trở thành đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực chăn nuôi tại Việt Nam cũng như khát vọng vươn ra quốc tế”, ông Lâm Hải Châu kỳ vọng.
Phạm Huệ
Những dấu mốc quan trọng của BGF Group:
- Năm 2014, Tập đoàn BGF gia nhập ngành sản xuất TACN bằng nhà máy đầu tiên tại QL 5B – Lý Thường Kiệt, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
- Năm 2019, BGF tiếp tục triển khai thành công mảng trang trại (Farms), phục vụ chăn nuôi lợn, gia cầm và thủy sản. Hiện tại BGF có gần 20 trại heo, gà đẻ và vịt thịt tại miền Bắc.
- Ngày 3/8/2021, hai khu chế biến thực phẩm tại Hà Nội của BGF chính thức đi vào hoạt động, theo đuổi chuỗi chăn nuôi và chế biến khép kín (chuỗi 3F Feed – Farm – Food).
- Năm 2024:
- Ngày 7/4/2024, BGF chính thức khánh thành và đi vào hoạt động Nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Bình Định, công suất 350.000 tấn/năm, phục vụ cho khách hàng khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
- Tháng 4/2024: Khánh thành dây chuyền 2 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi BIGRFEED Hưng Yên.
- Khởi công nhà máy dầu Thái Bình, một dự án tiên phong trong sản xuất đạm thực vật sạch.
- Đến năm 2025-2027: Khởi công và đi vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại khu vực miền Tây, hoàn thiện cung đường Feed của Tập đoàn.
- BIGRFEED Hưng Yên li>
- BGF GROUP li>
- BGF li>
- Bigrfeed li> ul>
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Nâng tầm giá trị thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam: Cần gỡ bỏ nút thắt
Tin mới nhất
T5,26/12/2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 24/12/2024
- Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam: Hoạt động bền bỉ và thành công
- Dự báo thị trường thức ăn chăn nuôi toàn cầu
- Đồng Nai: Heo hơi tăng giá, đảm bảo nguồn cung Tết Nguyên đán 2025
- Khởi công xây dựng trạm trộn thức ăn chăn nuôi tại KCN công nghệ cao Mebi Farm
- Hợp quy TĂCN: Nặng hình thức và tốn kém!
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất