ĐHCĐ Vingroup đã thông qua việc bổ sung thêm 5 ngành nghề kinh doanh, trong đó có chăn nuôi (không bao gồm chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm).
Sáng 25/4, Tập đoàn Vingroup (mã chứng khoán VIC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội đã thông qua tất cả các tờ trình được công bố trong tài liệu gửi tới cổ đông trước đó.
Một trong những điểm nhấn của Đại hội đồng cổ đông Vingroup hàng năm là phần thảo luận rất sôi động, phần trả lời của Chủ tịch HĐQT Phạm Nhật Vượng cũng rất ấn tượng.
Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng
Đại hội năm nay, ngoài các tờ trình thông thường, Vingroup còn trình cổ đông thông qua bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Có 5 mã ngành được bổ sung thêm trong đó có hoạt động của các vườn bách thảo, bách thú, khu bảo tồn thiên nhiên; hoạt động thể thao khác; giáo dục thể thao, giải trí; cho thuê đồ dùng cá nhân và gia đình khác; đặc biệt còn có thêm ngành nghề dịch vụ chăn nuôi (trừ chăn nuôi gây giống động vật hoang dã quý hiếm).
Vingroup “lấn sân” sang mảng chăn nuôi, liệu các doanh nghiệp cùng ngành khác có nên lo lắng? Trên thị trường chứng khoán hiện nay, các doanh nghiệp chăn nuôi thường được nhắc tên là Dabaco (DBC), Nông nghiệp BAF (BÀ), Hoàng Anh Gia Lai (HAG)…
Dabaco được biết đến ở cả lĩnh vực chăn nuôi heo, gà; phát triển con giống heo, gà và cả các sản phẩm từ heo, gà. Dabaco cũng là doanh nghiệp được biết đến với hệ thống trang trại chăn nuôi quy mô lớn, trải rộng trên nhiều tỉnh thành với hệ sinh thái khép kín 3F.
Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức được biết đến với hình ảnh heo ăn chuối rầm rộ Bapi. HAGL cũng biết đến với các sản phẩm cây trồng, vì vậy việc cho ra thương hiệu heo ăn chuối gắn liền với loại cây trồng chủ lực cũng khiến người tiêu dùng chú ý.
Nông nghiệp BAF quảng bá hình ảnh heo ăn chay với các sản phẩm heo đa dạng.
Trước thông tin “ông lớn” Vingroup dấn chân vào thị trường chăn nuôi, các doanh nghiệp cùng ngành có phải lo lắng? Như giải tỏa câu hỏi khó này, cũng là để “chuẩn bị” kế hoạch cho các doanh nghiệp ngành chăn nuôi, tại Đại hội, một cổ đông đã đặt câu hỏi trực tiếp với Chủ tịch Phạm Nhật Vượng.
Cổ đông hỏi, Vingroup đăng ký thêm ngành chăn nuôi, vậy doanh nghiệp dự định chăn nuôi gì? dự định phát triển chính những mảng nào liên quan?
Khá bất ngờ với câu hỏi này, đầu tiên là câu trả lời mang tính “đùa như thật” của tỷ phú Phạm Nhật Vượng: “Có lẽ để nuôi gà ăn cho sinh thái thôi”.
Tuy vậy, ngay sau đó, ông Phạm Nhật Vượng chia sẻ thực tế, ngành nghề chăn nuôi này do Tập đoàn có trường đua ngựa, và ngành nghề này đăng ký, để phục vụ việc chăn nuôi ngựa.
Như vậy, các doanh nghiệp ngành chăn nuôi khác đã có thể bớt lo lắng.
Chuồng nuôi ngựa
Mới đây, loạt thông tin về những chú ngựa của Vingroup khiến cộng đồng chú ý. Những chú ngựa quý hiếm đã từ khắp nơi trên thế giới, “cưỡi” máy bay về hội tụ tại Học viện cưỡi ngựa Hoàng Gia.
Là một phần của Học viện, 300 chuồng chăm sóc ngựa chuyên nghiệp hiện đang là nơi cư trú của hàng chục cá thể ngựa thuộc những giống ngựa nổi tiếng thế giới, được nhập khẩu từ Anh, Mỹ, Hà Lan, Tây Ban Nha…
Tháng 4 này, Học viện cưỡi ngựa Hoàng gia tại Vinhomes Royal island đón thêm giống ngựa Akhal Teke quý hiếm nhất thế giới với thân hình cường tráng, vừa nhanh nhẹn, mạnh mẽ như mãnh hổ, vừa linh hoạt, uyển chuyển như thiên nga. Đặc biệt, một số đổ mồ hôi đỏ như máu nên giống ngựa quý này còn có tên “Hãn Huyết bảo mã”.
Hồ Nga
Báo Người Quan Sát
- Vingroup li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất