[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dúi là động vật hoang dã thuộc loài gặm nhấm, thường sống trong hang hốc với nguồn thức ăn chủ yếu là tre, nứa. Những năm gần đây, mô hình thuần hóa và nuôi Dúi bắt đầu xuất hiện tại nhiều địa phương trong tỉnh mang lại thu nhập khá cao cho nhiều hộ dân, đồng thời mở ra hướng chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình với nhiều triển vọng.
Trang trại nuôi Dúi của ông Phan Hữu Tình, thôn Khang Thịnh, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh không chỉ gây ấn tượng bởi quy mô số lượng, sự đầu tư về mặt chuồng trại mà còn bởi ông Tình là người đầu tiên thuần hoá và nhân giống được loại Dúi để nuôi ở một địa bàn đồng bằng ven biển như ở Nghi Xuân.
“Trước đây, gia đình tôi sống ở xã Kỳ Giang, huyện Kỳ Anh. 2 vợ chồng làm công nhân cho Nhà máy gạch ngói Kỳ Giang. Tuy nhiên, vào năm 2019, nhà máy không có việc làm, nên vợ chồng đã quyết định về quê ở xã Xuân Viên sinh sống. Thời gian ở Kỳ Anh tôi đã từng nuôi Dúi rừng, nhưng do công việc không ổn định nên tôi không thể duy trì. Sau khi trở về quê, đồng ruộng không có, hai vợ chồng loay hoay chưa biết làm gì để mưu sinh, lập nghiệp. Với chút kinh nghiệm đã từng nuôi Dúi và tìm hiểu thêm thông tin trên mạng, tôi quyết định bỏ ra hơn 600 triệu đồng xây dựng chuồng trại rộng 200m2 để nuôi Dúi rừng”, ông Tình chia sẻ.
Ban đầu, ông khởi tạo mô hình với 3 cặp Dúi rừng. Từ chỗ tìm hiểu tập tính, tiến tới thuần hoá và gây giống, đến nay mô hình của ông được đánh giá là có quy mô lớn, duy trì với gần 200 con Dúi sinh sản và hơn 100 con Dúi thương phẩm. Đồng thời, đây cũng là mô hình đầu tiên và duy nhất ở Nghi Xuân được cơ quan chức năng cấp phép để nuôi động vật rừng.
Theo ông Tình, Dúi tự nhiên thường sống trong hang, hốc, chịu được lạnh nhưng chịu nóng kém và ưa bóng tối. Bởi vậy việc làm chuồng trại cho Dúi cần được tính toán kỹ. Để đảm bảo điều kiện cho Dúi phát triển, phải đầu tư hệ thống làm mát, quạt thông gió, trần cách nhiệt để luôn đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá 350C. Bên cạnh đó, chuồng trại cần được xây dựng kiên cố để tránh gió lùa hay mưa bão thường xuyên ở vùng đồng bằng ven biển. Thiết kế chuồng nuôi Dúi trong nhà đảm bảo thông thoáng nhưng ít ánh nắng rọi vào. Nên bố trí làm chuồng ở các khu vực yên tĩnh. Đây là điều cần phải đặc biệt lưu ý trong kỹ thuật chăn nuôi Dúi.
Trong quá trình chăn nuôi Dúi, ông Tình nhận thấy điều khó nhất vẫn là cho Dúi sinh sản. Việc ghép đực-cái sao cho phù hợp và theo dõi khi Dúi sinh sản cần phải tách ngay con đực để tránh Dúi đực cắn chết Dúi con. Nhưng với kinh nghiệm nuôi Dúi, sự am hiểu về đối tượng này, ông Tình đã thành công và số lượng đàn đang dần tăng lên. Hiện ông Tình đang tiếp tục mở rộng quy mô và nhân đàn Dúi sinh sản lên 300 con để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trên thị trường.
Đến thời điểm hiện tại đàn Dúi của ông Tình đang có đầu ra tốt khi nhiều nhà hàng ở Vinh và thành phố Hà Tĩnh thường xuyên đặt Dúi thương phẩm với giá bán bình quân 500.000 đồng/kg, Dúi giống 2,2 triệu đồng/cặp. Ước tính mô hình mỗi năm cho ông Tình thu nhập hàng trăm triệu đồng. Với người nuôi Dúi như ông Tình, để có được kết quả này không chỉ là sự thành công về mặt kỹ thuật chăm sóc mà còn là kết quả từ sự tận tuỵ của một người nhiệt huyết và mạnh dạn trong cách nghĩ cách làm. Mô hình đã mang lại hiệu quả cao, để người dân trong xã, huyện có thể học tập phát triển kinh tế gia đình, tăng thêm thu nhập.
Là một gia đình thuần nông, ngoài làm ruộng, tận dụng diện tích vườn, ông Nguyễn Văn Cương xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên đã từng chăn nuôi gà và lợn, nhưng tình hình dịch bệnh ngày càng phức tạp, giá cả lại bấp bênh. Qua một thời gian tìm hiểu về quy trình kỹ thuật và nhu cầu thị trường tiêu thụ, ông Cương đã quyết định đầu tư gần 300 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua 40 cặp Dúi để thả nuôi.
Ông Cương cho biết, “Dúi thuộc loại động vật hoang dã nên kỹ thuật nuôi cần thận trọng hơn các loại động vật khác. Bắt buộc phải nắm chắc tập tính, thói quen của nó thì mới phát triển được. Dúi ưa bóng tối, hạn chế ánh sáng trực tiếp và tiếng ồn, ngủ ngày, ăn về đêm. Nuôi Dúi không khó nhưng phải đặc biệt chú ý đến nhiệt độ, nhiệt độ phù hợp nhất từ 25-280C. Hiện nay, gia đình ông Cương đang nuôi 2 loại Dúi là: Dúi mốc và Dúi má đào. Đây là 2 loại Dúi có nhiều ưu điểm vượt trội như: dễ thích nghi với môi trường, lớn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn các loại Dúi khác.
Không chỉ nuôi thương phẩm, ông Cương còn nuôi Dúi sinh sản để nhân đàn và bán giống nhằm tăng thu nhập. Trung bình mỗi năm Dúi sinh 3 lứa, mỗi lứa từ 2-4 con. Từ 40 cặp Dúi ban đầu, hiện nay, đàn Dúi của ông Cương đã sinh sản và duy trì ở mức trên 200 con. Với giá bán hiện nay của Dúi thịt là 500.000 đồng/kg, Dúi giống 2,2 triệu đồng/kg, mỗi năm mang lại thu nhập cho gia đình ông hơn 400 triệu đồng.
Mô hình nuôi Dúi của anh Ngô Sỹ Cương có quy mô lớn và đầu tư khá bài bản, mang lại hiệu quả kinh tế cao
Từ thành công mô hình nuôi Dúi của ông Nguyễn Văn Cương, nhiều người dân địa phương đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng triển khai. Anh Ngô Sỹ Cương ở Thôn Nam Thành, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, một trong những hộ dân đã đến học tập mô hình nuôi Dúi của ông Cương về để triển khai, cho biết, “sau khi tận mắt chứng kiến mô hình nuôi Dúi của ông Cương, tôi đã rất tâm đắc và quyết định thử nghiệm với 60 cặp. Tuy lần đầu nuôi nhưng theo cảm nhận của tôi, Dúi là loài dể nuôi, hầu như không có dịch bệnh xảy ra. Thức ăn cho Dúi dễ kiếm, tuy nhiên phải đảm bảo sạch sẽ, không bị ôi mốc để phòng tránh dịch bệnh, bởi Dúi thường dễ mắc các bệnh về đường ruột”.
Hiểu được tập tính của loài vật này, anh Cương đã bố trí chuồng nuôi nơi kín gió, ít tiếng động, làm cả hệ thống chống nóng. Ngoài ra, anh còn tận dụng vườn rộng trồng mía, cỏ voi để cung cấp thức ăn cho Dúi nhằm giảm bớt chi phí vừa đảm bảo nguồn thức ăn sạch, chủ động. Hiện nay, anh Cương đang tiếp tục xây dựng thêm các ô chuồng để tiếp tục tăng đàn.
Ông Nguyễn Văn Tình, Phó Bí thư Đảng ủy, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh cho biết, “Thời gian qua, trên địa bàn xã Cẩm Trung đã xuất hiện một số mô hình phát triển kinh tế mới. Chính quyền địa phương cũng đã quan tâm, phối hợp với ngành chuyên môn huyện hỗ trợ tích cực về mặt khoa học kỹ thuật và các cơ chế chính sách kích cầu, tìm kiếm đầu ra để có mối liên kết tiêu thụ giúp bà con yên tâm sản xuất. Riêng với mô hình nuôi Dúi, đến nay, xã Cẩm Trung có 5 hộ dân áp dụng triển khai với quy mô từ 50 con đến vài trăm con. Việc xây dựng thành công mô hình nuôi Dúi không chỉ giúp người dân tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn giúp địa phương cũng cố vững chắc tiêu chí tổ chức sản xuất và xây dựng xã Nông thôn mới nâng cao”.
Có thể thấy, nghề nuôi Dúi đã giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế gia đình, trở thành những tấm gương làm kinh tế giỏi tại địa phương. Thành công của những mô hình nuôi Dúi đã mở ra hướng đi mới, giúp người dân khai thác tốt diện tích sẵn có tại nông hộ, nâng cao thu nhập và ổn định cuộc sống. Tuy nhiên, để mô hình được nhân rộng, cần phải làm tốt công tác tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, đồng thời phải liên hệ nguồn giống đảm bảo, đảm bảo đầu ra ổn định cho người dân.
Nguyễn Hoàn
Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh
- nuôi dúi li>
- nuôi dúi sinh sản li>
- kỹ thuật nuôi dúi li> ul>
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Cho tôi xin số điện thoại của trang trại nuôi dúi xin ghé thăm mật lần vì mến mộ quá bác ơi.
Liệu mình có thể vào xem mô hình và học hỏi kinh nghiệm k ạ
Mình muốn được liên hệ với chủ Trạng trại chăn nuôi giúi. Mình muốn học hỏi để làm mô hình ở quê mình. Cho mình xin sđt chủ trang trại.
Sđt mình: 0913463234.