Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu cho tất cả các vật nuôi, đặc biệt là với heo con bị thiếu máu. Mặc dù sắt là một thành phần yêu cầu bắt buộc tiêm cho heo con ngay sau khi sinh, nhưng tình trạng thiếu máu vẫn xảy ra và trở thành một vấn đề. Lựa chọn chương trình bổ sung sắt phù hợp tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe và năng suất trong chăn nuôi, cũng như đảm bảo sự an toàn của các sản phẩm thịt heo và người tiêu dùng.
Một số vấn đề về sắt bổ sung cho heo con
Heo con được sinh ra có lượng sắt trong cơ thể thấp khoảng 50mg. Sự bất lợi này cộng thêm với thực tế sữa heo mẹ có hàm lượng sắt thấp, nên tùy thuộc vào sự tăng trọng, heo con cần ít nhất từ 7 đến 16mg sắt mỗi ngày, thế nhưng việc bú mẹ chỉ cung cấp cho chúng 1 mg mỗi ngày thì chưa đủ cho heo con. Đối với heo rừng, nó sẽ nhận được một lượng sắt nhỏ từ đất nhờ tập tính cào bới đất. Đối với heo con có kiểu gen hiện nay, có tốc độ tăng trưởng rất nhanh – trong 60 ngày đầu tiên, chúng có thể tăng khối lượng cơ thể lên gấp 10 lần, điều này có nghĩa là nó cần có hàm lượng sắt bổ sung ở mức cao.
Nhu cầu sắt
Sắt rất cần thiết cho sức khỏe và sự tăng trưởng tối ưu của heo. Cung cấp đủ lượng sắt cần thiết giúp cơ thể sản xuất huyết sắc tố và myoglobin – protein để các tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể. Bổ sung đủ lượng sắt cho cơ thể cũng góp phần vào việc sản xuất protein và các enzyme thiết yếu. Trong suốt quá trình lớn lên, phần lớn nhu cầu sắt của heo sẽ được đáp ứng thông qua nguyên liệu thô và phụ gia thức ăn, tuy nhiên, trong những tuần đầu tiên của heo con, khi lượng ăn vào rất thấp thì chúng cần một nguồn cung cấp khác để dễ dàng bổ sung sắt vào cơ thể.
Heo con ở khắp các quốc gia thường được bổ sung sắt qua đường tiêm với liều 200mg ngay sau khi sinh. Số lượng này là đủ để kích thích tăng 4kg khối lượng cơ thể. Do tốc độ tăng trưởng ngày càng tăng nên lượng sắt trong cơ thể heo con nhanh chóng bị cạn kiệt. Do đó, người ta sẽ tiêm một liều thứ hai vào 7 đến 14 ngày sau đó, trước khi heo cai sữa. Các thử nghiệm đã cho thấy chiến lược này đã cải thiện 17-20g thể trọng của heo con mỗi ngày, trong ba tuần đầu sau cai sữa.
Thiếu sắt và thiếu máu
Thiếu sắt | Thiếu máu |
Xảy ra khi thú không được nhận đủ lượng sắt cần thiết | Xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) thấp hơn mức cần thiết cho chức năng trao đổi chất bình thường |
Lượng sắt trong cơ thể khi sinh ra thấp không đáp ứng nhu cầu cho tăng trưởng bình thường | Không đủ lượng sắt để sản xuất đủ Hb cho việc sản xuất các tế bào hồng cầu |
Heo con có da nhợt nhạt, không phát triển bình thường | |
Thể trọng giảm so với mong đợi và bị thiếu máu | Heo con bị thiếu máu khi cai sữa, sẽ tăng trưởng kém, có khối lượng nhẹ hơn 0,82kg sau 3 tuần cai sữa so với những con bình thường |
Heo con sẽ khó thở và bị tiêu chảy mãn tính do hệ thống miễn dịch bị tổn thươngNếu không điều trị thiếu máu có thể dẫn đến chết |
Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán bệnh động vật của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt theo đường tiêm (Bảng 1). Họ đã tiến hành kiểm tra hàm lượng asen, cadmium, crom, coban, chì và thủy ngân. Tất cả các sản phẩm đều được cho phép sử dụng trên heo, và được bán tại các quốc gia.
Bảng 1: Một phòng thí nghiệm độc lập được FDA chứng nhận (Lap 2) và Phòng thí nghiệm chẩn đoán của Đại học bang Iowa (ISU) đã phân tích 16 sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm.
Tên nhãn sản phẩm | Nhà sản xuất | Quốc gia | Phân tử |
Ferrohipra 200 | Hipra | Bỉ | Glep |
Gleptosil | Sogeval | UK | Glep |
Uniferon 200 | Pharmacosmos | USA | ID |
Ursoferran | Serumwerk | Đức | Glep |
Viloferron | Iron4u | Đan Mạch | Glep |
GleptoForte | Ceva | Mỹ | Glep |
Hàm lượng kim loại nặng tìm thấy được điều chỉnh theo khối lượng để so sánh với liều dùng cho heo con. Trong 15 sản phẩm, hàm lượng asen, crom và chì đã vượt quá giới hạn phơi nhiễm hàng ngày (PDE) cho phép đối với thuốc cho người. Cadmium, coban và thủy ngân ở mức không phát hiện được hoặc ở mức thấp hơn giới hạn PDE, trong tất cả các sản phẩm được thử nghiệm.
Nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe và Chăn nuôi Heo (JSHAP), đã kết luận rằng các kim loại nặng asen, crom và chì có thể xuất hiện trong các sản phẩm sắt bổ sung cho heo. Chỉ có một sản phẩm, Uniferon (Pharmacosmos Inc, Watchung, New Jersey) là có hàm lượng crom, chì và asen dưới giới hạn PDE. Tuy nhiên, hơn một nửa các sản phẩm khác được phát hiện có chứa hàm lượng crom, asen và chì vượt quá giới hạn PDE hơn 25%.
Cần lựa chọn một sản phẩm phù hợp
Như nghiên cứu mới này cho thấy, sắt bổ sung không chỉ chứa duy nhất sắt. Độ tinh khiết của sản phẩm tiêm phụ thuộc vào các công đoạn tạo sản phẩm để tránh và loại bỏ tạp chất được đưa vào trong quá trình sản xuất. Việc một sản phẩm sắt tiêm đạt tiêu chuẩn dược phẩm cho người chứng minh mục tiêu này là có thể đạt được và củng cố nhu cầu về giới hạn PDE được đặt ra cho các sản phẩm thú y.
Bổ sung sắt cho heo là điều phải thực hiện. Để duy trì sức khỏe và lợi nhuận của đàn, ngành chăn nuôi cần sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm. Các nhà chăn nuôi và bác sĩ thú y cần lưu ý rằng kim loại nặng không nên có trong các sản phẩm này. Sản phẩm chỉ nên cung cấp đúng lượng sắt, không nên chứa các tạp chất khác. Các sản phẩm bổ sung sắt qua đường tiêm có thể chứa một lượng lớn kim nặng là một mối quan tâm lớn đối với sức khỏe heo con. Để hiệu quả chăn nuôi không bị tổn thất, các nhà chăn nuôi heo giờ đây có thể thực hiện nhiều biện pháp để ngăn ngừa thiếu sắt và thiếu máu một cách an toàn và hiệu quả.
Biên dịch: Acare VN Team
- sản phẩm sắt li>
- dinh dưỡng cho heo con li>
- Bổ sung sắt li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
- Rối loạn chất lượng thịt ức ở gà thịt hiện đại
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- 6 điều có thể bạn chưa biết giúp thúc đẩy quá trình tổng hợp protein (tăng cơ bắp) ở heo
- Đất sét trao đổi ion trong thức ăn có thể thể hiện đặc tính kháng sinh
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất