[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Mặc dù 6 tháng đầu năm 2024 gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng ngành nông nghiệp vẫn nỗ lực vượt qua và tiếp tục khẳng định là trụ đỡ của nền kinh tế. Trong đó, lúa gạo có sản lượng đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%; đàn lợn ước tăng 2,9%, sản lượng thịt hơi 2,54 triệu tấn, tăng 5,1%; sản lượng thủy sản đạt 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái…
Toàn cảnh Họp báo thường kỳ quý II năm 2024
Đó là nhận định của ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT chia sẻ tại Họp báo thường kỳ quý II năm 2024 diễn ra vào chiều ngày 28/6/2024.
Chủ trì họp báo, Thứ trưởng ông Phùng Đức Tiến cho biết, ngành nông nghiệp triển khai Kế hoạch công tác 6 tháng đầu năm 2024 trong điều kiện có những thuận lợi, thách thức đan xen, trong đó có yếu tác động của biến động thị trường, thời tiết nắng nóng gay gắt, hạn hán tại các địa phương vùng Tây Nguyên, miền Trung, xâm nhập mặn tại các tỉnh phía Nam…
Trong bối cảnh đó, Bộ và toàn Ngành đã chủ động phối hợp với các Bộ, Ngành, địa phương tập trung triển khai các giải pháp phát triển sản xuất, ứng phó với biến động thị trường, thời tiết, dịch bệnh; xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường nhằm đẩy mạnh tiêu thụ nông sản.
Nhờ vậy, nông nghiệp duy trì tốc độ tăng tăng trưởng khá cao, xuất khẩu nông lâm thủy sản 6 tháng đầu năm đem về 29,2 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2023. Kim ngạch nhập khẩu nông lâm thủy sản nửa đầu năm ước khoảng 20,92 tỷ USD. Thặng dư thương mại toàn ngành nông lâm ngư nghiệp trong nửa đầu năm 2024 đạt khoảng 8,28 tỷ USD, tăng 62,4% so với cùng kỳ năm trước…
Các ổ Dịch tả lợn châu Phi đều chưa tiêm phòng vaccine
Đối với ngành chăn nuôi, trước nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm (đặc biệt là dịch Tả lợn Châu Phi), Bộ đã tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 về việc tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Bộ đã tăng cường chỉ đạo các địa phương ngăn chặn, phát hiện, xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán giống vật nuôi, sản phẩm giống vật nuôi nhập lậu, không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Nhờ đó, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển tương đối ổn định: Đàn lợn ước tăng 2,9%; sản lượng thịt hơi 2,54 triệu tấn, tăng 5,1%. Đàn gia cầm ước tăng 2,3%; sản lượng thịt hơi 1,21 triệu tấn, tăng 4,9% và trứng gần 10,1 tỷ quả, tăng 5,1%. Đàn trâu ước giảm 3,9%; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 62,1 nghìn tấn, tương đương cùng kỳ năm trước. Đàn bò ước giảm 0,9%; sản lượng thịt 225,9 nghìn tấn, tăng 1,1%; sản lượng sữa 643,7 nghìn tấn, tăng 5,5%.
Liên quan đến vấn đề Dịch tả lợn châu Phi, ông Phan Quang Minh, Phó Cục trưởng Cục Thú y cho biết, hiện dịch đang xuất hiện tại 21 tỉnh, thành phố, chủ yếu ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
“Tất cả số lợn bị nhiễm dịch đều chưa tiêm phòng vaccine. Thời gian tới, đặc biệt các tháng cuối năm, nếu các hộ không triển khai quyết liệt tiêm phòng vaccine thì vẫn có thể bùng phát các ổ dịch nhỏ, lẻ”, ông Minh nhấn mạnh.
Đến thời điểm hiện tại, có 2 vaccine phòng dịch tả lợn châu Phi được cho phép đăng ký lưu hành sử dụng. Tổng số lượng liều vaccine có thể cung ứng ra thị trường tại thời điểm này vào khoảng 6 triệu liều, đã sử dụng trong nước hơn 3,9 triệu liều và xuất khẩu trên 300 ngàn liều. Trong thời gian vừa qua, các doanh nghiệp sản xuất vaccine đã đăng ký điều hành, đã mở rộng công dụng và lứa tuổi tiêm phòng, đảm bảo hiệu quả vaccine trong thời gian tới.
Sản lượng thủy sản tăng tưởng ấn tượng
Đánh giá về tình hình thủy sản 6 tháng đầu năm 2024, ông Nhữ Văn Cẩn, Phó Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, thời tiết tương đối thuận lợi cho cả nuôi trồng và khai thác thủy sản. Tổng sản lượng thủy sản đạt 4,38 triệu tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó: Khai thác 1,95 triệu tấn, tăng 1% (khai thác biển 1,86 triệu tấn, tăng 0,9%); Nuôi trồng 2,43 triệu tấn, tăng 4,1% (cá tra 831,8 nghìn tấn, tăng 5,4%; tôm sú 122,1 nghìn tấn, tăng 2,3%; tôm thẻ 332,7 nghìn tấn, tăng 5,6%).
Chia sẻ khó khăn trong việc chứng nhận nguồn gốc thủy sản tại một số địa phương phải tăng thêm thời gian tra cứu, truy xuất lại đảm bảo nguồn gốc chính xác để thủy sản khai thác. Để xử lý vấn đề này, Ông Cẩn cho biết, “Vừa qua, Cục Thủy sản đã triển khai phần mền truy xuất nguồn gốc điện tử miễn phí eCDT. Đến thời điểm hiện tại, Cục Thủy sản đã tổ chức một số lớp tập huấn sử dụng phần mền và đã triển khai đến 28 tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt, tập huấn thêm cho các đối tượng liên quan như: Ban Quản lý cảng cá, Chi cục thủy sản các địa phương, Bộ đội Biên phòng tại Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Khánh Hòa…”
“Việc xây dựng và triển khai phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử sẽ giúp đảm bảo minh bạch hoạt động sản xuất, truy xuất nguồn gốc thủy sản đặc biệt là thủy sản khai thác, góp phần quan trọng trong việc sớm gỡ cảnh báo thẻ vàng của EC”, ông Cẩn Cho biết thêm.
Nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, trong 6 tháng cuối năm, nhiệm vụ trọng tâm của ngành là tập trung vào giải ngân đầu tư công, trong đó tập trung vào hạ tầng thủy lợi, phòng chống thiên tai, hạ tầng logistics, thủy sản, lâm nghiệp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh khoa học công nghệ; đẩy mạnh chế biến và chế biến sâu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh…
Đối với ngành chăn nuôi sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm theo chỉ đạo tại Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ (đặc biệt là các bệnh Dịch tả lơn châu Phi, bệnh Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, Viêm da nổi cục…). Tổ chức thực hiện các biện pháp kiểm soát chặt chẽ các hoạt động buôn bán, vận chuyển gia súc, gia cầm và các sản phẩm liên quan, nhất là tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới.
Ngành thuỷ sản tập trung chỉ đạo, đôn đốc thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư và Chương trình hành động, Kế hoạch của Chính phủ số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác IUU và phát triển bền vững ngành thuỷ sản; chuẩn bị làm việc với đoàn thanh tra của EC.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến tin tưởng, với kết quả xuất khẩu toàn ngành đạt 29 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm, chắc chắn cả năm sẽ hoàn thành mục tiêu 55 tỷ USD, thậm chí có thể đạt 56-57 tỷ USD.
Ngọc Anh
- ngành chăn nuôi li>
- Dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất