Qua câu chuyện khủng hoảng giá lợn vừa qua, đến lúc này các chuyên gia, nhà quản lí ngành đều đã nhìn nhận một thực tế đáng buồn rằng, việc con lợn thất bại đến từ việc chúng ta tái cơ cấu ngành một cách nửa vời, thiếu đồng bộ.
Lỗ hổng lớn khâu thị trường
Mặc dù chưa có số liệu chi tiết, nhưng tham chiếu qua tổng đàn nái 4,2 triệu con (trung bình mỗi nái cho 18-20 lợn giống đủ tiêu chuẩn xuất chuồng/năm) và tổng lượng thức ăn chăn nuôi của Việt Nam (19 triệu tấn, lớn nhất ASEAN) có thể hình dung được sản lượng thịt lợn của nước ta hiện nay khoảng 5 – 7 triệu tấn. Với sản lượng này, đem chia bình quân đầu người cho 90 triệu dân, có thể thấy chúng ta đang thừa gần một nửa.
Chăn nuôi lợn công nghiệp cần tái cơ cấu giai đoạn 2 theo hướng hạ giá thành và siết chặt các điều kiện quy định về chăn nuôi
Nếu như trước đây thị trường Trung Quốc lờ đi cho lợn Việt Nam qua bằng đường tiểu ngạch, mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường. Nay phía bạn đóng cửa hoàn toàn và kiểm soát gắt gao, mọi điểm yếu, nội tại của chăn nuôi lợn Việt Nam lập tức phơi bày. Nó cho thấy một thực tế phũ phàng, rằng chúng ta vẫn đang ở vùng trũng trên bản đồ chăn nuôi quốc tế chứ không phải đã xứng tầm thế giới như một số người lầm tưởng.
Tìm hiểu các nước xuất khẩu thịt thuộc tốp đầu thế giới hiện nay như Brazil, Argentina, Canada, Mỹ, Thái Lan… phần lớn thịt được xuất khẩu là thịt lợn mảnh đông lạnh mà Việt Nam hay gọi là lợn móc hàm. Từ đó cho thấy, Việt Nam có lẽ là quốc gia duy nhất xuất khẩu lợn thịt còn sống nguyên con (trừ lợn giống) sang một thị trường duy nhất chấp nhận hình thức này, đó là Trung Quốc…
Sau khi khủng hoảng giá lợn đã xảy ra rồi, ngành chăn nuôi, công thương, ngoại giao mới cuống cuồng đi tìm hiểu thị trường, xúc tiến đàm phán để xuất khẩu thịt lợn chính ngạch?! Đến lúc này chúng ta mới biết, do dịch lở mồm long móng nên phía cơ quan chức năng Trung Quốc thực tế đã cấm nhập khẩu lợn sống từ Việt Nam cách đây đã cả chục năm và hiện vẫn chưa gỡ bỏ.
Tuy nhiên, do từ năm 2014 – 2016, tại Trung Quốc xảy ra trận rét lịch sử, lũ lụt, dịch bệnh cộng chính quyền nước này yêu cầu đóng cửa và di dời rất nhiều trang trại lợn lớn ra xa khu dân cư, đô thị nên dẫn tới việc thiếu nguồn cung lớn thịt lợn ngắn hạn. Chính bởi vậy, từ 2015 – 2016 thương lái Trung Quốc sang tận Việt Nam thu mua lợn với số lượng quá lớn, thậm chí họ còn tìm mua cả lợn choai, lợn con để bù đắp cho sự thiếu hụt tạm thời này nên đẩy giá lợn hơi tại nước ta có thời lên tới 50.000 – 60.000 đồng/kg.
Khi giá lợn hơi lên cao, người chăn nuôi ồ ạt tái đàn, nhiều doanh nghiệp phi nông nghiệp cũng ồ ạt đầu tư xây nhà máy cám, nhập khẩu lợn nái cụ kỵ, ông bà để bước chân vào ngành chăn nuôi lợn.
Giờ phía Trung Quốc đột ngột siết chặt đường biên, chứng kiến cảnh bà con chăn nuôi nước nhà bê bết trong nợ nần mà lực bất tòng tâm, chỉ có thể động viên, giải cứu được về mặt tinh thần mà thôi!
Sửa sai thế nào?
Tại nhiều hội nghị được tổ chức nhằm xử lí vấn đề nóng trong ngành chăn nuôi lợn hiện nay, chúng tôi thấy nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, do chúng ta tái cơ cấu chăn nuôi tốt quá, nhiều năm qua lại không bị dịch bệnh nên thành công lớn về quy mô, đầu đàn, sản lượng, trong khi khâu thị trường lại thiếu và yếu nên dẫn tới cuộc khủng hoàng thừa. Do đó, thời gian tới trọng tâm của ngành chăn nuôi sẽ tập trung vào khâu giết mổ, phân phối và thị trường.
Chăn nuôi nông hộ nước ta nên chuyển hướng dần sang các mô hình chăn nuôi sinh học và tận dụng ưu thế lai các giống bản địa
Tuy nhiên, theo chia sẻ của chuyên gia đang làm việc tại liên đoàn chăn nuôi hàng đầu Đan Mạch (Danish Farm Concept), quan điểm trên đúng nhưng chưa đủ. Bản thân Việt Nam một mặt đẩy mạnh xúc tiến tìm thị trường, mặt khác vẫn phải tái cơ cấu tiếp giai đoạn 3 khâu con giống, kỹ thuật chăn nuôi, đặc biệt là môi trường rồi mới tính đến chuyện xuất khẩu thịt lợn chính ngạch.
Như chúng tôi đã chia sẻ ở trên, một khi đã xác định xuất khẩu thịt lợn chính ngạch, Việt Nam phải xuất khẩu lợn mảnh cấp đông chứ không thể xuất khẩu lợn nguyên con kiểu lùa qua đồi, qua núi tự phát như vừa qua. Bản thân Trung Quốc một khi đồng ý nhập khẩu lợn chính ngạch của Việt Nam, qua tìm hiểu chúng tôi được biết phía bạn cũng chỉ đồng ý nhập lợn mảnh chứ không có chuyện nhập lợn hơi.
Một khi xuất khẩu lợn mảnh, chúng ta sẽ phải cạnh tranh với thịt lợn của Brazil, Thái Lan, Canada, Mỹ… Trong khi giá thành thịt lợn mảnh của các nước trên thế giới chỉ dao động 30.000 – 35.000 đồng/kg thì của ta hiện đang ở mức 45.000 – 50.000 đồng/kg nên phải nỗ lực một quãng khá dài nữa.
Chưa kể, để xuất khẩu chính ngạch thịt lợn sang các thị trường khó tính khác như: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, Nga… ngoài chuyện giá thành phải cạnh tranh còn rất nhiều điều kiện khắt khe khác. Đó là quy định cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh, vùng chăn nuôi ăn toàn dịch bệnh, quy trình chăn nuôi khép kín từ khâu thức ăn, kháng sinh, con giống, đến trang trại, giết mổ, chế biến, thậm chí một số quốc gia còn yêu cầu cả phúc lợi động vật.
Thực tế, khi Nga và EU căng thẳng do vấn đề khủng hoảng Ukraina cách đây mấy năm, Nga có cử đoàn công tác sang Việt Nam tìm hiểu thị trường để nhập khẩu thịt lợn. Tuy nhiên, chăn nuôi nước ta gần như không đáp ứng được tiêu chí, điều kiện nào của nước bạn nên cuối cùng Thái Lan là nước tận dụng thành công cơ hội này và hiện vẫn đang xuất khẩu đều đặn thịt lợn mảnh sang Liên bang Nga từ ngày đó đến giờ.
Quay trở lại với chăn nuôi lợn Việt Nam, sau giải cứu rồi cần tiếp tục tái cơ cấu như thế nào? Theo chia sẻ của một số chuyên gia trong ngành, khác với các nước phát triển chủ yếu chăn nuôi trang trại, nông trại quy mô lớn, Việt Nam chăn nuôi nhỏ lẻ chiếm tỉ trọng vẫn khá lớn (hiện còn khoảng 40%) nên cần phân khúc ra 2 nhóm để có định hướng, giải pháp phù hợp.
Với chăn nuôi nông hộ, nên chuyển dần sang chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nuôi các giống lợn đặc sản bản địa trên cơ sở phát huy ưu thế lai, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp và quản lí theo chuỗi. Riêng chăn nuôi công nghiệp, bắt buộc phải nâng cao năng suất, chất lượng đàn nái, quy trình chăm sóc để hạ giá thành, ít nhất phải tiệm cận với giá thành bình quân của thế giới (khoảng 35.000 đồng/kg móc hàm).
+ Một số chuyên gia trong ngành chăn nuôi bức xúc cho rằng, trong khi công tác quy hoạch cán bộ, quản lí nhà nước thường xuyên nói về quy trình đúng thì lĩnh vực cần quy trình chuẩn như chăn nuôi lại không thấy ai bàn tới. Thực tế, không có quốc gia nào trên thế giới để người dân thích thì xây trại nuôi lợn dễ dàng như Việt Nam, trong khi đây là một ngành nguy cơ ô nhiễm môi trường luôn ở mức cao.
+ Chia sẻ tại các hội nghị chăn nuôi gần đây, Cục trưởng Cục Chăn nuôi Hoàng Thanh Vân thừa nhận, trong quá trình tái cơ cấu chăn nuôi chúng ta có phần chủ quan với khâu thị trường, giết mổ, chế biến. Do đó, đầu tháng 6 này, Cục Chăn nuôi sẽ họp với Sở NN-PTNT các tỉnh, thành để lấy ý kiến về việc xây dựng Luật Chăn nuôi theo hướng là ngành nghề có điều kiện, với các quy định từ khâu quy hoạch, môi trường đến giết mổ, chế biến.
- giải cứu heo li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li>
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất