Phản ứng stress ở cá và tôm: Thích nghi và không thích nghi
“Stress” là tình trạng cân bằng nội môi của sinh vật (cá, tôm) bị đe dọa hoặc bị xáo trộn do tác động của các yếu tố gây căng thẳng. Phản ứng stress ở cá, tôm được chia thành hai khái niệm được định nghĩa là “thích nghi” hoặc “không thích nghi”. Stress cấp tính thường do đánh bắt, vận chuyển hoặc thay đổi môi trường đột ngột được coi là thích nghi vì cá có nhiều khả năng phục hồi nhất. Phản ứng sinh lí chính trong quá trình này là nhận thức về trạng thái thay đổi của hệ thần kinh trung ương và giải phóng các hormone gây stress như cortisol và catecholamine vào tuần hoàn máu bởi hệ thống nội tiết của cá, tôm.
Các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện nay thường xuyên khiến cá, tôm phải đối mặt với nhiều yếu tố gây stress cấp tính và điều này có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá. Trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, các nguyên nhân gây căng thẳng phổ biến nhất bao gồm: vận chuyển, phân loại theo kích cỡ, cân cá, tăng mật độ nuôi và suy giảm chất lượng nước.
Quy trình vận chuyển bao gồm một số yếu tố gây căng thẳng tiềm ẩn, chẳng hạn như như đánh bắt, bốc hàng, vận chuyển, dỡ hàng, chênh lệch nhiệt độ, thay đổi chất lượng nước và thả giống. Việc này có tác động đáng kể về sinh lý, có thể dẫn đến ức chế miễn dịch, tổn thương cơ hoặc thậm chí tăng tỷ lệ chết. Thao tác với cá, tôm trước khi vận chuyển (kéo, đánh lưới, xử lý, chất hàng) và thời gian vận chuyển được cho là một yếu tố gây stress nhất đối với cá, tôm. Việc giảm những thất thoát gây ra do quá trình vận chuyển đòi hỏi kiến thức về các yếu tố gây stress, mức độ stress và kết quả từ các thử nghiệm thực địa.
Hiện nay, phúc lợi của cá, tôm bị tổn hại do stress ngày càng trở thành mối quan tâm trong hoạt động đánh bắt, vận chuyển, nuôi trồng và nghiên cứu. Điều này không những có giá trị quan trọng trong thương mại quốc tế và mộtđiều kiện tiên quyết cần thiết để vận chuyển là duy trì sự sống là cá, tôm và chịu được phản ứng stress thấp.
Tinh dầu Melissa Officinalis: Giải pháp hiệu quả giảm stress cho cá và tôm trong quá trình vận chuyển
Trong nghiên cứu hiện tại, chiết xuất Melissa ofcinalis L., một loại phụ gia an thần nhẹ, đóng vai trò chính trong việc làm dịu và giảm các triệu chứng của bệnh ở trên người (Awad và ctv, 2009). Tinh dầu Melissa ofcinalis là một loại phụ gia mới được sử dụng bổ sung vào trong nước để vận chuyển cá, tôm nhằm mục đích làm giảm stress cấp tính và tăng tỷ lệ sống trên cá, tôm.
Tinh dầu Melissa ofcinalis chứa các hợp chất phenolic như citral, axit rosmarinic và flavonoid. Cơ chế hoạt động của nó liên quan đến axit rosmarinic (RA), một hợp chất ức chế hoạt động transaminase γ-aminobutyric axit (GABA) và làm chậm sự thoái hóa của GABA, do đó duy trì sự ổn định của nồng độ GABA trong sinh vật sống (cá, tôm).
Hình 1. Đặc tính chống viêm và tác dụng bảo vệ thần kinh của Melissa ofcinalis (Wisamzam và ctv, 2016)
Hàm lượng cortisol có thể giảm đi rõ ràng khi sử dụng chiết xuất Melissa ofcinalis làm phụ gia bổ sung trong quá trình vận chuyển cá, tôm sống (Souza, 2018). Đồng thời các hợp chất phenolic và flavonoid có trong Melissa ofcinalis có hoạt tính chống oxy hóa cao mà không gây độc tế bào và đã được sử dụng làm chất khử trùng và chất chống oxy hóa tự nhiên. Vì vậy, chiết xuất Melissa ofcinalis an toàn cho người sử dụng. Cá, tôm được vận chuyển trong điều kiện nhiệt độ thấp kết hợp bổ sung chiết xuất Melissa ofcinalis làm giảm rõ rệt các biểu hiện gây stress như mất nhớt, nhạt màu (cá); đục cơ (tôm) đồng thời cải thiện tỷ lệ sống sau quá trình vận chuyển và an toàn khi sử dụng liều cao hơn khuyến cáo. Ngoài ra, lợi nhuận thu được từ việc giảm căng thẳng trong quá trình vận chuyển cá, tôm sống có thể giúp người nuôi tiết kiệm chi phí từ 20-30%.
Lợi ích kinh tế từ tinh dầu Melissa officinalis
Dựa trên các lợi ích mà chiết xuất Melissa mang lại và nhu cầu mang lại phúc lợi cho động vật thủy sản hiện nay. Norfeed đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm với tên thương mại là Durelax®. Sản phẩm này có thành phần là chiết xuất Melissa và Magiê hữu cơ giúp vật nuôi giảm stress trong quá trình vận chuyển và các hoạt động gây stress khác.
Một thử nghiệm thực địa được thực hiện tại Việt Nam trên cá lăng Hemibagrus wyckioides (50-80g/cá) cho kết quả rất khả quan về việc ứng dụng chiết xuất Melissa ofcinalis trong quá trình vận chuyển cá sống.
Nhóm thử nghiệm | Đối chứng |
Durelax® 1 | Durelax® 2 |
Bổ sung Durelax (ppm) | 0 | 300 | 300 |
Sinh khối (kg) | 150 | 180 | 210 |
Trọng lượng TB (g) | 70 | 70 | 70 |
Nhiệt độ nước (0C) | 22 | 22 | 22 |
Thời gian vận chuyển (giờ) | 6 | 6 | 6 |
Kết quả thử nghiệm thu được
Cá lăng (Hemibagrus wyckioides) |
Nhóm đối chứng |
Nhóm Durelax® 1 |
Nhóm Durelax® 2 |
Phản hồi từ khách hàng |
Cá nhảy nhiều và có biểu hiện tuột nhớt, nhạt màu |
Cá khỏe, bơi lội bình thường |
Cá khỏe, bơi lội bình thường |
Tỷ lệ chết sau vận chuyển (cá) |
5 | 0 | 2 |
Tổng chi phí vận chuyển (vnđ/ kg cá) |
17.595 | 14.280 (-19%) |
10.710 (- 39%) |
Mục tiêu của thử nghiệm là ứng dụng của Durelax® trong vận chuyển cá sống và lợi ích kinh tế, giúp chủ trại cá giảm được tối đa 39% chi phí vận chuyển, cũng như bảo toàn được tỷ lệ sống cho đàn cá. Từ các kết quả tích cực trên, Durelax® là một giải pháp đầy hứa hẹn và sẽ góp phần hiệu quả trong việc vận chuyển cá, tôm sống và nâng cao phúc lợi động vật thủy sản.
- norfeed li>
- vận chuyển tôm cá sống li>
- Melissa Officinalis li> ul>
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất