[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sáng ngày 19/7/2024, tại Hà Nội, tiếp nối thành công của cuộc họp thường niên lần 1 ra mắt Nhóm Công tác An toàn Thực phẩm (ATTP) thuộc Khung Đối tác Một Sức khỏe Việt Nam (OHP) tháng 9/2023, Bộ NN&PTNT phối hợp với Viện Chăn nuôi quốc tế (ILRI) tổ chức cuộc họp kỹ thuật lần thứ 2 với chủ đề “An toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn tại Việt Nam”.
Hội nghị được đồng tài trợ bởi Sáng kiến Một Sức khỏe CGIAR và Chương trình Đổi mới Thực phẩm ASEAN CGIAR.
Diễn đàn là cơ hội để các thành phần kinh tế, các bên liên quan tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, tri thức và thực hành tốt từ các sáng kiến, dự án, chương trình đang thực hiện về ATTP.
Toàn cảnh Hội nghị với chủ đề “An toàn thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn tại Việt Nam”
Tham dự Hội nghị có sự góp mặt và đồng chủ trì bởi TS. Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (NAFIQAD/Bộ NN&PTNT), TS. Fred Unger, Trưởng đại diện Khu vực châu Á của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI), cùng với sự tham gia của đại diện thuộc Bộ Y tế, Bộ Công Thương; Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chi Cục Thú y, Chăn nuôi từ 20 tỉnh thành (tham dự trực tuyến) khối tư nhân, viện trường và Hiệp hội, đặc biệt là sự đồng hành tích cực của các Đối tác phát triển quốc tế song phương và đa phương cùng chung tay cam kết vì một Việt Nam khỏe mạnh.
TS. Lê Bá Anh, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Chế biến và Phát triển Thị trường (Bộ NN&PTNT)
Phát biểu tại Hội nghị, TS. Lê Bá Anh ghi nhận những tiến bộ đã đạt được kể từ cuộc họp đầu tiên, khẳng định ATTP vẫn là ưu tiên hàng đầu. TS. Lê Bá Anh thông tin, tại Hội nghị lần 2, các bên tập trung vào (i) Tiến độ triển khai chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm và công tác quản lý ngộ độc ATTP; (ii) Các hoạt động truyền thông về ATTP năm 2024 và các hoạt động triển khai về ATTP của các đối tác Chính phủ, tư nhân và quốc tế; (iii) Tham vấn các kết quả từ các dự án, chương trình đã và đang triển khai; Kiến nghị các khó khăn và giải pháp cho các can thiệp về ATTP; (iv) Đề xuất các cơ chế tăng cường điều phối và hợp tác; (v) Đưa ra các danh mục mong muốn nhận được hỗ trợ từ các đối tác quốc tế và bên liên quan cho các Bộ, ban ngành có liên quan.
“Trong khuôn khổ Đối tác Một sức khỏe, Bộ NN&PTNT luôn cố gắng làm tốt vai trò điều phối, tạo ra các cơ chế, diễn đàn chia sẻ, nhân rộng những kết quả nghiên cứu, bài học, kinh nghiệm thực tế về các hoạt động, chương trình ATTP quốc tế và quốc gia. Đồng thời, làm cầu nối, kết nối các bên liên quan trong nước và đối tác phát triển quốc tế để lắng nghe những nhu cầu thực tế từ các cơ quan Chính phủ Việt Nam, có cơ sở hợp tác và hỗ trợ kỹ thuật, bố trí nguồn lực phù hợp với tình hình và điều kiện của Việt Nam”, TS. Lê Bá Anh nhấn mạnh.
TS. Fred Unger, Trưởng đại diện Khu vực châu Á của Viện Nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế (ILRI)
Thống nhất với quan điểm này, TS. Fred Unger đánh giá cao tinh thần hợp tác, trách nhiệm của các bên liên quan, ông khẳng định: “Nhóm công tác ATTP đóng vai trò là một nền tảng quan trọng để các bên liên quan từ các ngành khác nhau chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến, và tăng cường sự phối hợp và hợp tác đa ngành”.
PGS.TS Đào Thế Anh, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Bộ NN&PTNT
Cũng tại Hội nghị, PGS.TS Đào Thế Anh, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS), Bộ NN&PTNT đã cập nhật về tiến trình của Kế hoạch Hành động Chuyển đổi Hệ thống Thực phẩm tại Việt Nam (Quyết định 300/QĐ-TTg) và nhấn mạnh sự cần thiết của hợp tác đa ngành mạnh mẽ và hỗ trợ từ phía quốc tế, đặc biệt là nội dung quản lý ATTP theo chuỗi, xử lý từ trang trại tới bàn ăn.
Theo Quyết định 300/QĐ-TTg, có 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp được đề xuất để thực hiện chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững
1. Rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách của các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản xuất, chế biến và tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
2. Phát triển hệ thống cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
3. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững thông qua chuyển đổi NNST.
4. Phát triển hệ thống chế biến và phân phối lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.
5. Thúc đẩy thực hành tiêu dùng lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, phát triển và bền vững.
Ông Lưu Đức Dũng, đại diện Bộ Y tế trình bày báo cáo tại Hội nghị
Ông Lưu Đức Dũng, đại diện Bộ Y tế đã có báo cáo chi tiết tình hình ngộ độc thực phẩm và triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm.
Theo báo cáo, 6 tháng đầu năm 2024, số người ngộ độc thực phẩm tăng lên gần 300% và số vụ ≥30 người ngộ độc thực phẩm tăng 471%, tuy nhiên số người tử vong giảm đáng kể so với cùng kỳ năm ngoái.
Có tới 23 vụ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật và độc tố vi sinh vật chủ yếu là vi khuẩn: E. coli, Salmonella. S. aureus, Baccillus cereus; 21 vụ do ngộ độc tự nhiên; 3 vụ do hoá chất và 23 vụ không xác nhận được nguyên nhân. Theo ông Dũng nguyên nhân xảy ra các vụ ngộ độc này là việc thực hiện các quy định ATTP của một số bộ phận chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa đầy đủ, thường xuyên. Bên cạnh đó, một số cơ sở kinh doanh nông sản nhưng nhập nguyên liệu nông sản trôi nổi, không kiểm soát chất lượng để cung cấp cho các đơn vị, người dân. Việc phối hợp liên ngành trong công tác truy xuất nguồn gốc thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm ở một số địa phương chưa thực hiện tốt.
Ông Dũng mong muốn các Bộ cùng phối hợp hỗ trợ nhau tăng cường công tác quản lý an toàn thực phẩm theo chức năng và quyền hạn được giao để đảm bảo sức khỏe cho con người, vật nuôi và môi trường. Đồng thời, kêu gọi nguồn lực hỗ trợ từ quốc tế, đặc biệt là cho công tác truyền thông.
Sáng kiến của khối tư nhân về sự liên kết các doanh nghiệp bán lẻ trong thực hành ATTP có áp dụng công nghệ cao cho công tác quản lý chất lượng thực phẩm và quy trình thu hồi sản phẩm được trình bày bởi đại diện của Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh và Hiệp hội công nghệ cao. Đây là mô hình hợp tác công tư điển hình và nên được nhân rộng. Đồng thời, các cơ quan Chính phủ, tổ chức quốc tế song phương và đa phương cũng cập nhật và kiến nghị các can thiệp, giải pháp và thể chế về tăng cường quản lý an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương.
Kết thúc Hội nghị, các đơn vị nhất trí cao về phương pháp tiếp cận toàn diện và đa ngành Một sức khỏe, đề xuất các nhiệm vụ trọng tâm và ưu tiên của các ngành trong thời gian tới. Các bên đều khẳng định tinh thần trách nhiệm chung trong kiểm soát ATTP, tích cực phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau và thể hiện trách nhiệm chung vì một cộng đồng khỏe mạnh, đảm bảo một khung an toàn thực phẩm bền vững cho Việt Nam, giúp Việt Nam tiếp tục là quốc gia cung cấp lương thực tin cậy và an toàn cho thế giới.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị
Ngọc Anh
- an toàn thực phẩm li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất