[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo Cục Chăn nuôi, năm 2022, cả nước có 86,684 triệu con gà đẻ trứng, sản lượng đạt 12,005 tỷ quả. Năm 2023, sản lượng trứng gia cầm của Việt Nam 19,1 tỷ quả, trong đó, trứng gà chiếm 67,2%. Nuôi gà đẻ trứng không dùng chuồng, lồng (cage-free) là bước tiến của ngành chăn nuôi Việt, mang lại nhiều lợi ích.
Chăn nuôi gà đẻ không chuồng, lồng là xu thế của thế giới
Những ưu, nhược điểm của chăn nuôi gà đẻ không lồng và có lồng
PGS.TS Bùi Hữu Đoàn, Hội Chăn nuôi Việt Nam chia sẻ, ưu điểm của chăn nuôi gà không lồng hiện đang chiếm đa số tại Việt Nam đó là: Cơ giới hoá, tự động hoá cao độ; vệ sinh, giảm tỷ lệ mắc bệnh truyền nhiễm; quản lý dễ dàng; ít trứng dập vỡ; nuôi mật độ cao; tiết kiệm điện nước, lao động; giảm giá thành. Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức này đó là không đủ không gian cho gà mái thực hiện hành vi bẩm sinh: làm tổ, đậu trên sào, tắm bụi (Duncan, 2001); có thể gây ra rối loạn chuyển hóa, tăng tỷ lệ loãng xương ở gà.
Chăn nuôi gà đẻ trứng thương phẩm (chăn thả trong chuồng không lồng) mang lại cho gà cơ hội để thể hiện bản năng tự nhiên nhất: được tắm bụi, đậu trên sào, được vận động, được làm tổ, sẽ có giá cao hơn rất nhiều so với nuôi chuồng lồng; chăn nuôi gà đẻ trứng chất lượng cao ở nước ta (chăn thả) có điều kiện để phát triển tốt, có giá cao và còn dư địa.
Tuy nhiên, PGS.TS Bùi Hữu Đoàn cũng chỉ rõ hạn chế khi nuôi gà đẻ không chuồng, lồng đó là: gà đẻ rải rác khắp nơi, trứng bẩn tăng, gà ăn nhiều trứng nhất là khi bị stress, thiếu dinh dưỡng và mất nhiều thời gian thu nhặt trứng; kiểm soát dịch bệnh gặp khó khăn, khả năng lây lan dịch bệnh là rất cao; chi phí làm vệ sinh cao hơn so với chăn nuôi gà đẻ kiểu truyền thông; chi phí nhân công tăng và đặc biệt là khi chăn thả, tiêu tốn thức ăn cao.
Hiện nay, xu hướng chăn nuôi thế giới là đảm bảo phúc lợi động vật (PLĐV) bằng cách chăn thả tự do và nuôi trong chuồng không lồng; mở rộng quy mô, diện tích; giảm rủi ro; chăn thả tự do; chuồng không lồng.
GS.TS Nguyễn Xuân Trạch, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, hiện nay, những vi phạm PLĐV do chuồng trại/quy trình đó là nuôi nhốt mật độ cao làm hạn chế các tập tính tự nhiên, xảy ra các hành vi bất thường như cắn đuôi, nhổ lông; các kỹ thuật xâm hại như cắt mỏ, thiến, cắt đuôi làm đau và hạn chế các tập tính tự nhiên của vật nuôi.
“PLĐV là đảm bảo thể chất, tinh thần và tính tự nhiên của động vật. Và để đảm bảo chăn nuôi bền vững, cần có sự hài hòa giữa PLĐV, lợi nhuận, cộng đồng và môi trường. PLĐV là yêu cầu của phát triển bền vững. Ngành chăn nuôi Việt Nam muốn trở nên văn minh và tăng sức cạnh tranh với các nước trên thế giới phụ thuộc vào cách chúng ta đối xử với động vật”, GS.TS Nguyễn Xuân Trạch nhấn mạnh.
Doanh nghiệp và người tiêu dùng hưởng ứng
PLĐV là vấn đề được quan tâm toàn cầu, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp thực phẩm, chăn nuôi tham gia, tạo thị trường trứng gà cage-free sôi động. Tại châu Âu 20 năm qua, tỷ lệ sản xuất trứng gà cage-free tăng từ 10-50%. Ở Hoa Kỳ, trong 10 năm, tỷ lệ này tăng từ 4-30% và dự kiến vượt 50% năm 2025.
Theo báo cáo về ngành thức ăn nhẹ của Mondelēz International, người dân ngày càng gắn kết các giá trị sống với quyết định mua sắm. Họ tìm hiểu kỹ công ty sản xuất, nắm vững nguồn gốc, thành phần sản phẩm mình lựa chọn. Hơn 85% người tiêu dùng trên thế giới cho biết muốn mua hàng của đơn vị thể hiện trách nhiệm với môi trường, xã hội.
Một nghiên cứu do tổ chức ESI Insights for World Animal Protection thực hiện cho thấy, 67% người dùng cân nhắc, ưu tiên đến PLĐV khi mua thực phẩm. Với nhóm khách Millennials (18-35 tuổi), tỷ lệ này lên đến 83%.
Theo bà Hạ Thúy Hạnh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam cho biết, các doanh nghiệp lớn như Kinh Đô Mondelez, Pizza Hut, Pizza 4P’s, Fresh Garden bakery, Richy, Winmart đều quan tâm đến PLĐV trong hoạt động kinh doanh sản phẩm.
Cụ thể, nhãn hàng Solite thuộc Mondelez Kinh Đô mới đây đã công bố sản phẩm bánh bông lan kem bơ sữa Solite Nature Fresh mới, sử dụng 100% trứng từ gà nuôi thả. Đây là lần đầu tiên Mondelez Kinh Đô sử dụng sản phẩm trứng từ gà nhân đạo để làm bánh bông lan. Đại diện Mondelez Kinh Đô trực thuộc Tập đoàn Mondelez khẳng định, luôn đặt trách nhiệm xã hội và bền vững hàng đầu. Từ năm 2022, công ty đã thu mua trứng chăn thả không chuồng lồng (cage-free). Năm 2023 và 2024, công ty tiếp tục tăng mua trứng theo phương thức này. Theo lộ trình, đến năm 2030, công ty sẽ sử dụng 100% trứng cage-free. Hiện nay, Mondelez Kinh Đô sẵn sàng hợp tác với các trang trại đủ điều kiện.
Sau Vĩnh Thành Đạt, San Hà, Công ty Ba Huân, Dabaco… đã đạt chứng nhận chăn nuôi gà không lồng đạt tiêu chuẩn HFAC (tiêu chuẩn quốc tế về PLĐV trang trại và chuỗi thực phẩm). Tỷ lệ các trang trại có nhu cầu đăng ký trang trại có chứng nhận HFAC ngày càng nhiều.
“Các doanh nghiệp cũng nhận thấy tầm quan trọng về sử dụng các nguyên liệu từ các động vật chăn nuôi bảo đảm PLĐV. Điều này giúp tăng giá trị nông sản, đồng thời tăng hình ảnh quảng bá cho doanh nghiệp”, bà Hạ Thúy Hạnh khẳng định.
Chia sẻ với báo chí, ông Trương Chính Thiện, Tổng Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt “ông trùm” ngành trứng tại Việt Nam cho biết, “Chăn nuôi gà đẻ không chuồng, lồng là xu thế của thế giới, Việt Nam mình cũng nên đi theo vì đây là lối sống văn minh. Khởi đầu, công ty nuôi 01 trại với quy mô 6.500 con, nhưng rất bất ngờ khi thị trường tại Việt Nam hào hứng với dòng sản phẩm này. Hiện nay, quy mô nuôi trứng gà không sử dụng chuồng, lồng đã tăng gấp 5 lần. Rất nhiều khách hàng ngành bánh kẹo cam kết lộ trình sử dụng trứng gà không chuồng, lồng đã mang lại cho công ty nhiều cơ hội. Doanh số bán hàng trứng gà nhân đạo đã tăng lên nhiều, có hiệu quả kinh tế, chứ không chỉ là làm thương hiệu”.
Theo ông Vũ Anh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam cho biết, “Tập đoàn C.P đã ký kết với Hội Animal Welfare thế giới và C.P Việt Nam đã có kế hoạch thực hiện chủ trương này. Từ năm 2019, về gà đẻ, C.P đang cung cấp con giống 01 ngày tuổi và gà hậu bị 15 ngày tuổi hàng triệu con mỗi năm. Trước năm 2017, C.P có đàn gà đẻ 2 triệu con, hiện tại đã giảm dần và tiến tới không gà đẻ trứng liên kết theo phương thức chuồng, lồng. Thời gian tới, C.P Việt Nam sẽ xem xét chăn nuôi gà hậu bị theo tiêu chuẩn PLĐV để phục vụ cho các khách hàng như San Hà, Ba Huân…”.
Hà Ngân
Các loại trứng |
Giá trứng thường cao nhất |
Trứng không lồng của San Hà |
Trứng không lồng của Vĩnh Thành Đạt |
Trứng không lồng của Ba Huân |
Trứng không lồng của Dabaco |
Giá ước tính |
2.900 đ/quả |
3.500 đ/quả |
5.400 đ/quả |
4.000 đ/quả |
3.300 đ/quả |
Chênh lệch |
– |
120% |
186% |
138% |
114% |
- chăn nuôi gà đẻ li>
- chăn nuôi gà đẻ trứng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất