Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật

    Trước những bất cập trong công tác thực thi Luật, ngày 13/12 Hội thảo một số tồn tại, bất cập trong triển khai thực hiện Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa; Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông sản, thực phẩm được tổ chức để đề xuất, kiến nghị những giải pháp tháo gỡ tình trạng chồng chéo, xung đột giữa các quy định.  

     

    Hợp quy thuốc thú y: “Trở đi mắc núi, trở lại mắc sông”

    Hội Chăn nuôi Việt Nam và các Hiệp hội kiến nghị bỏ quy định công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y

     

    Hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức. Tham dự Hội thảo có TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam; TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam. Đại diện Uỷ ban KHCN&MT; Uỷ ban Pháp luật Quốc Hội; Văn phòng Chính phủ; Bộ KHCN; Bộ NN&PTNT; Bộ Y tế; Bộ Công Thương; VCCI; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp liên quan; một số Đại biểu Quốc Hội cùng các chuyên gia và nhà khoa học.

     

    Toàn cảnh Hội thảo

     

    Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá và luật tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật  (TCQC) được Quốc hội thông qua năm 2006, là những luật “gốc” có phạm vi ảnh hưởng, tác động rất rộng, chi phối toàn bộc điều kiện sản xuất, kinh doanh đảm bảo chất lượng và an toàn sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên, qua thực tiễn 18 thi hành đã phát sinh một số hạn chế, bất cập, đòi hỏi phải sửa đổi để phù hợp với các cam kết trong FTA thế hệ mới. Một số bất cập trong thực tiễn thi hành Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật có thể kể đến như: Chưa có sự thống nhất, đồng bộ trong quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; một số tổ chức, doanh nghiệp xây dựng tiêu chuẩn cơ sở (TCCS) mang tính chất đối phó, không đi vào thực chất của tiêu chuẩn là nhằm đảm bảo an toàn, nâng cao năng suất chất lượng; chưa có cơ sở dữ liệu đầy đủ về tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài, tiêu chuẩn cơ sở khiến việc tra cứu, áp dụng tiêu chuẩn đối với các đối tượng có nhu cầu gặp khó khăn;…

     

    TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam 

     

    Phát biểu tại hội thảo, TS.Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam cho biết, việc xây dựng Luật CLSP và Luật TCQC rất quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến sức sản xuất, sức cạnh tranh, giá trị thương hiệu của sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Tuy nhiên trong thực tế đang bị lạm dụng, nhiều lĩnh vực đưa hầu hết các chỉ tiêu chất lượng vào QCKT. Nếu Luật CLSP và Luật TCQC chỉ nêu ra mà không có chế tài rõ, thì trong thực tế các bộ, ngành vận dụng rất khó và dễ tùy tiện. “Hiện nay, việc công bố hợp quy sản phẩm, hàng hóa đang rất hình thức, làm phát sinh chi phí không cần thiết cho người dân, doanh nghiệp, gây tăng giá thành sản phẩm, mất thời cơ kinh doanh và là căn nguyên phát sinh tiêu cực. Đặc biệt, các lô hàng nhập khẩu vào Việt Nam đều phải lấy mẫu phân tích kiểm tra để công bố hợp quy. Không nước nào làm như vậy, ngay cả đối với những mặt hàng buộc phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng trước thông quan, thì thông thường cũng chỉ áp dụng theo phương thức sác xuất, để lấy mẫu không vượt quá 5% số lô hàng nhập khẩu”, ông Dương nhấn mạnh.

     

    Đồng tình với quan điểm của Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS. Nguyễn Văn Tuế, đại diện Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi cho biết, quy định công bố hợp quy TACN cũng tồn tại rất nhiều bất cập về tính chồng chéo, xung đột pháp luật; mang nặng tính hình thức; tốn thời gian chi phí cho doanh nghiệp. “Doanh nghiệp nhập khẩu phải công bố hợp quy 100% khi kiểm tra các lô sản phẩm nhập khẩu gây lãng phí tiền lưu công lưu bãi, tiền thử nghiệm mẫu và thời gian chờ kết quả từ tổ chức đánh giá để làm thủ tục hải quan và bán hàng. Trong khi trong hồ sơ đăng ký nhập khẩu đã có quy định nộp kết quả phân tích từ bên xuất khẩu. Ước tính chi phí hợp quy cho sản phẩm TACN khoảng 3 triệu đồng/sản phẩm sản xuất trong nước hoặc một lô hàng nhập khẩu thì chi phí hợp quy cho toàn ngành chăn nuôi sẽ vô cùng lớn, lên đến gần nghìn tỷ đồng mỗi năm. Trong đó có những doanh nghiệp phải chi trả vài tỷ đồng/năm”, ông Tuế cho biết thêm.

     

    Trước thực tiễn này, các đại biểu đều thống nhất đề nghị cần sửa đổi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật để phù hợp với tình hình sản xuất, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam trên thị trường. Về phía doanh nghiệp luôn sẵn sàng thay đổi, tuân thủ các quy định nhưng phải dựa trên cơ sở phù hợp với thực tiễn và đem lại giá trị thực cho sản phẩm.

     

    TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 Fivevet

     

    “Bất cứ một sự tốn kém nào trong đầu tư sản xuất, nếu mang lại chất lượng sản phẩm chúng tôi sẵn sàng. Nhưng làm hợp quy không tham gia một chút nào về chất lượng sản phẩm thì chúng ta cần dừng lại, tránh gây lãng phí kinh tế. Do đó, tôi kiến nghị trong Luật tiêu chuẩn, quy chuẩn, những sản phẩm nào đã sản xuất theo tiêu chuẩn của ngành thì không bắt buộc làm công bố hợp quy”, TS. Nguyễn Thị Hương, Chủ tịch Công ty Cổ phần Thuốc thú y Trung ương 5 Fivevet chia sẻ.

     

    “Không ai đi chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp cả. Cơ quan Nhà nước chứng nhận sai thì họ không chịu trách nhiệm. Khảo nghiệm sai cũng không chịu trách nhiệm. Do đó, đề nghị bãi bỏ các quy định không cần thiết, chỉ nên duy trì các quy định quản lý bắt buộc áp dụng, nhà nước thanh/kiểm tra ai sai thì xử lý”, ông Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng ban Phát triển Thủy sản Bền vững  Hội Thủy sản Việt Nam.

     

    Phương Nhung

     

    Đây là thời vận tốt, để Việt Nam có được thể chế pháp luật và chính sách phát triển tốt nhất, nâng tầm chất lượng, sức cạnh trạnh của thương hiệu sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Cơ quan chủ trì soạn thảo rất cần sự khách quan và tranh thủ rộng rãi ý kiến của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học ở trong, ngoài nước, nhất là của các hiệp hội ngành hàng.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

  • Phạm văn hiệp
  • 0379889599

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.