[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là một trong những nội dung được đề cập tại lễ khai mạc Hội nghị “Đánh giá kết quả nghiên cứu và giới thiệu các sản phẩm Khoa học và Công nghệ về chăn nuôi giai đoạn 2015 – 2017”, do Viện Chăn nuôi tổ chức.
Tới dự có lãnh đạo Bộ Nông nghiệp&PTNT, Bộ Khoa học Công nghệ; các Trường, Viện Nghiên cứu và cơ quan quản lý thuộc Sở Nông nghiệp&PTNT, sở Khoa học& công nghệ các tỉnh; các Hội, Hiệp hội; các trang trại, doanh nghiệp có hoạt động về lĩnh vực chăn nuôi, chế biến, giết mổ; các đơn vị trực thuộc Viện chăn nuôi trên toàn quốc…
TS Nguyễn Thanh Sơn phát biểu khai mạc hội nghị
Giai đoạn 2015-2017, Viện chăn nuôi đã và đang thực hiện 228 nghiên cứu khoa học nổi bật và phần lớn đã được ứng dụng và chuyển giao vào thực tiễn sản xuất tại các vùng sinh thái trên cả nước. Đã có 10 tiến bộ kỹ thuật được Bộ công nhận và ứng dụng vào thực tiễn với kết quả cao. Trong đó, có 4 dòng/giống gà, 3 dòng giống vịt, 3 quy trình chăn nuôi gia cầm, thủy cầm, 01 quy trình đánh giá chọn lọc bò giống HF, 2 giải pháp dinh dưỡng trong chăn nuôi lợn thịt. Đặc biệt năm 2015 đã có 05 sản phẩm được Bộ NN&PTNT xét tặng giải thưởng Bông lúa vàng lần thứ 2 bao gồm: Giống ngan VCN/TP-V7, VCN/TP-VS; Giống đà điểu VCN/TP-BV01, VCN/TP-BV02, VCN/TP-BV03, VCN/TP-BV04; giống gà lông màu hướng trứng VCN/TP-HA01, VCN/TP-HA02; giống gà hướng trứng VCN-AG1; môi trường pha loãng bảo tồn tinh dịch lợn L.V.C.N”……
Đông đảo các nhà quản lý, nhà khoa học, trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp tham gia hội nghị.
TS. Ngô Thị Kim Cúc, Phó viện trưởng, Phó chủ tịch Hội đồng KH&CN Viện Chăn nuôi cho biết, trong 03 năm qua, hoạt động khoa học công nghệ của Viện đã có nhiều chuyển biến và đóng góp tích cực cho sản xuất, thể hiện ở các mặt sau đây:
Chọn tạo được 14 dòng giống lợn, 30 dòng giống gà, 30 dòng giống vịt ngan, 04 giống đà điểu, 10 giống trâu bò và các tổ hợp lai, 04 dòng ngựa lai, 02 giống dê, 01 dòng cừu lai, 01 giống thỏ, 04 dòng ong mật, 06 giống cỏ. Chuyển giao vào sản xuất trên 18.000 lợn ông bà bố mẹ; trên 33.000 lít tinh dịch lợn, khoảng 33 triệu con gà giống, 5, 68 triệu con vịt… Các giống gà nội và gà lai viện chăn nuôi chiếm 30-35% thị phần cả nước; tinh bò đông lạnh 60% thị phần tinh trâu và tinh dê chiếm hơn 95% thị phần cả nước…Ước tính, giá trị gia tăng từ các sản phẩm công nghệ do Viện cung cấp hàng năm bình quân khoảng 11-12 nghìn tỷ đồng.
Bà Giang Thu Phó Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ
Phát biểu tại hội nghị, bà Giang Thu, Phó Vụ trưởng Vụ khoa học công nghệ môi trường, Bộ Khoa học Công nghệ khẳng định:
Chăn nuôi Việt Nam thời gian vừa qua đã có những sự phát triển vượt bậc, trong đó có sự đóng góp to lớn của Viện Chăn nuôi.Trong giai đoạn tới, có sự chuyển biến rõ rệt nhu cầu của người tiêu dùng, chúng ta không chỉ cung cấp các sản phẩm chăn nuôi đủ số lượng lượng mà còn hướng tới ngon. Chúng ta sẽ có 2 khuynh hướng thị trường, một sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp, đảm bảo an toàn thực phẩm sản phẩm chăn nuôi. Vì thế, phải kiểm soát về dinh dưỡng, chất bổ sung vào thức ăn, đảm bảo chăn nuôi an toàn dịch bệnh.Khuynh hướng đó là các sản phẩm chăn nuôi bản địa, tập trung vào phân khúc người tiêu dùng có thu nhập khá. Vì thế, Viện chăn nuôi cần tập trung vào nghiên cứu gắn với ứng dụng thực tế để làm lợi cho ngành hơn nữa.
Hội nghị kéo dài trong hai ngày 14&15/7/2017 với nhiều báo cáo sản phẩm KHCN nổi bật 3 năm qua của Viện Chăn nuôi đã và đang chuyển giao vào sản xuất về lĩnh vực Chăn nuôi gia cầm, Lợn, Gia súc nhai lại và Công nghệ sinh học; cùng với đó, tham luận của một số doanh nghiệp cũng được trình bày tại đây.
Một số hình ảnh khác tại hội nghị:
Các đại biểu tham quan gian hàng của công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư
TS Ngô Thị Kim Cúc, Phó Viện trưởng Viện Chăn nuôi giới thiệu với đối tác nước ngoài về sản phẩm từ ong mật.
Gian hàng của công ty cổ phần Sữa Ba Vì
Gian hàng trưng bày sản phẩm trứng gà sạch của công ty cổ phần ĐTK
Công ty Nam Thái cũng trưng bày các mặt hàng tại hội nghị
Hà Ngân
- sự kiện chăn nuôi li>
- tin tức chăn nuôi li>
- viện chăn nuôi li>
- hội nghị chăn nuôi li>
- triển lãm chăn nuôi li>
- tin tức trong ngành li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
CN,24/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất