Mỡ cá tra là nguồn cung cấp chất béo quan trọng và dễ tìm, do bởi hiện nay nghề nuôi cá tra phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
Đã có một số nghiên cứu bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần gà đẻ làm tăng nhẹ hàm lượng acid béo chưa bão hòa đặc biệt là acid béo omega 3 trong lòng đỏ trứng, khi sử dụng mỡ cá tra bổ sung trong khẩu phần có tác dụng cho hiệu quả sử dụng thức ăn tốt hơn.
Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào trên việc cải thiện khối lượng gà mái loại thải. Do đó, mục tiêu của đề tài này là khảo sát ảnh hưởng của các mức độ bổ sung mỡ cá tra trong khẩu phần lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà Hisex Brown giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại.
Thí nghiệm được tiến hành để đánh giá ảnh hưởng của mỡ cá tra lên năng suất, chất lượng trứng và khối lượng loại thải gà mái Hisex Brown giai đoạn 62-72 tuần tuổi, trước khi loại thải gà mái nuôi công nghiệp. Đề tài được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với mức độ bổ sung 0% (MC0), 2% (MC2), 4% (MC4) và 6% (MC6%) mỡ cá tra trong khẩu phần. Kết quả cho thấy khi bổ sung mỡ cá tra cho gà mái đẻ giai đoạn từ 62-72 tuần tuổi thì không cải thiện được tỷ lệ đẻ của gà mà làm tăng khối lượng trứng gà so với đối chứng. Tiêu tốn thức ăn hàng ngày thấp nhất ở khẩu phần MC6 (109,5 g/ngày) và cao nhất ở khẩu phần không bổ sung mỡ cá MC0 (114,2 g/ngày).
Chất lượng trứng không bị ảnh hưởng bởi việc bổ sung mỡ cá, ngoại trừ chỉ số lòng đỏ, tỷ lệ lòng đỏ và màu sắc lòng đỏ được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tra. Khối lượng gà cuối thí nghiệm được cải thiện khi bổ sung mỡ cá tăng từ (1,98-2,02 kg/con) so với khối lượng gà (1,96 kg/con) ở nghiệm thức không bổ sung mỡ cá. Có thể kết luận rằng việc bổ sung mỡ cá tra vào khẩu phần ăn của gà mái ở mức 2 và 4 % vào giai đoạn cuối trước khi xuất bán gà mái loại đã cải thiện được khối lượng và chất lượng trứng. Khối lượng gà mái loại thải tốt hơn ở các khẩu phần bổ sung mỡ cá và phù hợp với yêu cầu của người thu mua để giết mổ.
Tổng hợp: Ntbtra
Theo Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ
Nguồn: Trung tâm TT KH&CN Cần Thơ
- gà đẻ trứng li>
- mỡ cá tra li> ul>
- Những lợi ích thực tế của bã bia trong thức ăn cho bò sữa
- Một sức khỏe – Cách tiếp cận toàn diện giúp cải thiện an toàn thực phẩm
- Thị trường nguyên liệu thức ăn cho thú cưng: Đa dạng và chất lượng
- Bổ sung chế phẩm Bacillus subtilis (Procell-B03): Tiềm năng thay thế kháng sinh ức chế một số vi khuẩn đường ruột trong chăn nuôi
- Tác dụng tiền hấp thụ của kẽm tăng cường trên hệ vi sinh của gà thịt
- Cung cấp N-Carbamylglutamate trong giai đoạn đầu thai kỳ giúp nâng cao hiệu quả sinh sản ở heo nái
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Bổ sung sắt uống để phòng ngừa thiếu máu ở heo con sơ sinh
Tin mới nhất
T5,05/12/2024
- VNF & AFIEX: Hợp tác phân phối sản phẩm, “chung tay” vì Nông nghiệp bền vững
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Aviagen chào mừng hội nghị kết hợp các hiệp hội đào tạo tại Bangkok
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 03/12/2024
- Trung Quốc dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu thịt đỏ từ Australia
- Suất ăn công nghiệp: Thị trường ‘nhạy cảm’ tại Việt Nam
- New Zealand xác nhận lần đầu xuất hiện cúm gia cầm H7N6
- Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
- Tính ngon miệng rất quan trọng với vật nuôi
- GREENFEED phát triển bền vững từ các thực hành nông nghiệp tuần hoàn
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất