Trên thực tế rất khó tránh khỏi tình trạng nông sản ít nhiều bị nấm mốc xâm nhập và sinh độc tố. Đã có nhiều biện pháp làm giảm độc hoặc phá hủy độc tố do nấm mốc sinh ra được nghiên cứu như biện pháp vật lý, hóa học hay biện pháp sinh vật học.
Một hướng mới hiện nay là dùng các chất có tính hấp phụ hay kết dính độc tố. Các chất có hoạt tính bề mặt tự nhiên như chất sét zeolit, bentonit hoặc aluminosilicat hoặc chất tổng hợp như polyplasdon đã được nghiên cứu sử dụng.
Hình minh hoạ
Xuất phát từ cơ sở đó Đoàn Vĩnh, Lã Văn Kính thuộc Phân viện Chăn nuôi Nam bộ đã tiến hành nghiên cứu này nhằm mục đích đánh giá ảnh hưởng của độc tố DON và hiệu quả của việc sử dụng chất hấp phụ độc tố để làm giảm tác hại của độc tố DON đến năng suất của lợn thịt.
Nghiên cứu được tiến hành trên 640 lợn thịt lai 3 máu (Landrace x Yorkshire x Duroc) 60 ngày tuổi bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 8 nghiệm thức: 0 ppm, 3,4 ppm, 7,7 ppm, 17,7 ppm DON, 0 ppm + hấp phụ độc tố 0,15%, 3,4 ppm + hấp phụ độc tố 0,15%, 7,7 ppm + hấp phụ độc tố 0,15%, 17,7 ppm + hấp phụ độc tố 0,15%. DON được nuôi cấy từ nấm Fusarium nivale trên bắp với hàm lượng độc tố thu được từ hỗn hợp bắp là 590 ppm. Kết quả cho thấy, khẩu phần chứa 3,4 ppm, 7,7 ppm và 17,7 ppm DON đã làm giảm lần lượt 2,8%, 8% và 14,5% tăng trọng so với đối chứng (0 ppm) và tăng trọng được cải thiện khi sử dụng chất hấp phụ độc tố lần lượt là: 2%, 5% và 11% so với không bổ sung. DON có làm giảm khả năng thu nhận thức ăn của lợn ở giai đoạn sinh trưởng. Khẩu phần nhiễm DON đã làm tăng hệ số chuyển hóa thức ăn cao nhất là 3,28 kg TĂ/kg TT ở nghiệm thức có 17,7 ppm DON. Các nghiệm thức nhiễm DON ở các mức thấp, vừa và cao có hệ số chuyển hóa thức ăn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng lần lượt là: 3,0%, 5,1% và 10,8%. Các nghiệm thức nhiễm DON ở mức 7,7 ppm và 17,7 ppm khi được bổ sung chất hấp phụ độc tố đã cải thiện hệ số chuyển hóa thức ăn lần lượt là 1% và 6,7%. Nên sử dụng chất hấp phụ độc tố vào thức ăn để giảm thiểu tác hại của độc tố DON có trong thức ăn.
Người tổng hợp: Nguyễn T Bạch Trà
(Theo Tạp chí NN & PTNT)
Nguồn: Trung tâm TT KH&CN Cần Thơ
- độc tố li>
- năng suất của lợn thịt li>
- độc tố nấm mốc li>
- deoxynivalenol li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất