Bắc Giang: Tiêm vắc-xin để bảo đảm an toàn, bền vững trong chăn nuôi - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bắc Giang: Tiêm vắc-xin để bảo đảm an toàn, bền vững trong chăn nuôi

    Nhờ chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống nên từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP). Cùng với hướng dẫn người dâp áp dụng biện pháp chăn nuôi an toàn dịch bệnh (ATDB), Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang còn tiêm khảo nghiệm và giám sát chất lượng vắc-xin phòng DTLCP. 

     

    Vượt qua dịch bệnh

     

    Với mô hình chăn nuôi trang trại, mỗi năm hộ ông Lê Văn Vượng (thành viên Hội Chăn nuôi lợn sạch Tân Yên), thôn Bằng Cục, xã Ngọc Châu (Tân Yên) xuất chuồng khoảng 300 con lợn thịt. Để bảo đảm chăn nuôi có lãi, gia đình duy trì hơn 20 con lợn nái, để lại toàn bộ lợn giống để nuôi thành lợn thương phẩm. 

    Trang trại nuôi lợn thịt của ông Ngô Xuân Lương, xã Ngọc Châu (Tân Yên).

     

    Ông Vượng chia sẻ, dù tự sản xuất được con giống, bảo đảm chăn nuôi kín nhưng gia đình vẫn tiêm đủ các loại vắc-xin phòng dịch như: Lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn cổ điển. Khu vực chuồng trại nằm cách xa nhà ở, được khử trùng thường xuyên… nhờ đó đàn lợn của gia đình luôn được bảo vệ tốt, không mắc các loại dịch bệnh.

     

    Ông Ngô Xuân Lương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi lợn sạch Tân Yên chia sẻ, hiện hội có 56 hộ hội viên, quy mô hơn 10 nghìn con lợn thịt/năm, tập trung tại các xã: Lam Cốt, Lan Giới, Ngọc Châu, An Dương, Liên Chung, Hợp Đức và Quế Nham.

     

    Từ năm 2019-2021, toàn huyện có hàng nghìn con lợn bị chết do mắc DTLCP nhưng hộ ông Vượng và nhiều hộ trong hội như: Gia đình ông Trần Văn Tân, thôn Tiến Sơn, xã Hợp Đức; Nguyễn Văn Hoa, thôn Hợp Tiến, xã Ngọc Vân; Nguyễn Đình Hiếu, thôn Ngọc Lợi; Nguyễn Văn Huệ, thôn Tân Phú… (cùng xã Ngọc Châu) từ trước đến nay không bị thiệt hại do DTLCP.

     

    “Nhờ áp dụng chăn nuôi ATDB, từ đầu năm đến nay, 100% số hộ hội viên không có lợn bị mắc DTLCP”, ông Lương nói.

     

    Cùng với các hộ chăn nuôi tại Hội Chăn nuôi lợn sạch Tân Yên, hơn 1 năm qua, các thành viên Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp hữu cơ Bình Minh (Hiệp Hòa) cũng không có lợn chết vì mắc DTLCP. Ông Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc HTX cho biết, hiện HTX có 8 thành viên ở cả huyện Hiệp Hòa và Tân Yên, với tổng đàn từ 5-6 nghìn con lợn thịt/năm.

     

    Tìm hiểu được biết, 100% các hộ không bị thiệt hại do DTLCP gây ra đều có điểm chung đó là các chủ nuôi đã thực hiện nghiêm hướng dẫn của ngành chuyên môn trong phòng, chống dịch bệnh; tuân thủ tiêm phòng các loại vắc-xin để tăng sức đề kháng cho vật nuôi; tuyệt đối không cho người lạ vào khu vực chăn nuôi; thường xuyên rắc vôi bột và khử trùng chuồng trại; người trực tiếp chăm sóc lợn cũng phải phun thuốc khử trùng trước khi vào khu vực chăn nuôi nhằm ngăn chặn vi rút lây lan.

     

    Hiệu quả bước đầu

     

    Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, hơn 8 tháng qua, trên địa bàn tỉnh không xảy ra các ổ dịch bệnh nguy hiểm như: Lở mồm long móng, tai xanh và DTLCP. Có được kết quả này là do Sở Nông nghiệp và PTNT đã dự báo sát tình hình, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo chính quyền các địa phương, Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các biện pháp phát triển chăn nuôi, phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn phù hợp với yêu cầu tại từng thời điểm.

     

    Tổng đàn lợn của Bắc Giang đạt 950 nghìn con. Từ đầu năm đến nay không xuất hiện ổ DTLCP. Toàn tỉnh đã tiêm gần 2 triệu liều vắc-xin các loại trên đàn lợn, trong đó Nhà nước hỗ trợ 10,7 nghìn liều vắc-xin lở mồm long móng.

    Thực hiện chỉ đạo này, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Phòng Nông nghiệp và PTNT cùng với Trung tâm Dịch vụ – Kỹ thuật nông nghiệp các huyện đã cử cán bộ bám nắm cơ sở, yêu cầu, hướng dẫn, hỗ trợ chủ chăn nuôi thực hiện nghiêm việc phòng, chống dịch, đặc biệt là bệnh DTLCP bằng việc áp dụng chăn nuôi khép kín, ATDB.

     

    Tuy DTLCP trong tỉnh được kiểm soát nhưng dịch bệnh này vẫn diễn biến phức tạp, hiện đang xảy ra tại 50 tỉnh, TP trong cả nước với 257 huyện, 916 xã có dịch. Tổng số lợn buộc phải tiêu hủy từ đầu năm đến nay gần 47 nghìn con.

     

    Để ngăn chặn DTLCP, thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Thú y về kế hoạch giám sát chất lượng và sử dụng vắc-xin NAVET-ASFVAC phòng DTLCP do Công ty cổ phần Thuốc thú y T.Ư Navetco sản xuất, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang đã đăng ký 5 nghìn liều vắc-xin DTLCP, loại 25 liều/lọ.

     

    Ngày 26/7 vừa qua, Chi cục phối hợp với Công ty TNHH Hải Thịnh (Hiệp Hoà) tiêm thử nghiệm vắc-xin NAVET-ASFVAC mũi 1 trên đàn lợn thương phẩm hơn 1 nghìn con của hộ ông Nguyễn Văn Quý, thôn Đồng Tâm, xã Thường Thắng (Hiệp Hòa); ngày 15/8/2022 tiêm phòng mũi 2 lúc lợn đạt 13 tuần tuổi. Đàn lợn sau tiêm phòng được giám sát chặt chẽ, cho thấy không có phản ứng phụ, lợn khoẻ mạnh, sinh trưởng bình thường.

     

    Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Giang phối hợp với Chi cục Thú y vùng 2 lấy mẫu của đàn lợn sau tiêm phòng 21 ngày để đánh giá mức độ bài thải vi rút vắc-xin. Kết quả, các mẫu đều âm tính với vi rút DTLCP. Ông Lê Văn Dương, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y chia sẻ, đây là loại vắc-xin mới đưa ra thị trường nên nhiều chủ chăn nuôi có tâm lý e dè, chưa mạnh dạn đăng ký tiêm.

     

    Ông Dương cho rằng, cần tiếp tục triển khai tiêm vắc-xin DTLCP trên địa bàn tỉnh Bắc Giang với điều kiện có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan chuyên môn. Đồng thời, tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về hiệu quả sử dụng vắc-xin DTLCP NAVET-ASFVAC.

     

    Bài, ảnh: Đại La

    Nguồn: Báo Bắc Giang

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.