Bản tin thị trường thịt trong nước và thế giới tháng 3.2023 - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 56.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi  Vĩnh Phúc 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 55.000 - 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 55.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lâm Đồng, Bình Thuận 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 57.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 56.000 - 59.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 58.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Bến Tre 56.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Kiên Giang 59.000 đ/kg
    •  
  • Bản tin thị trường thịt trong nước và thế giới tháng 3.2023

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Tháng 3/2023, giá lợn nạc tại Hoa Kỳ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022. USDA dự báo sản lượng lợn của Trung Quốc năm 2023 giảm 2% so với năm 2022, nhập khẩu thịt lợn tăng gần 4% lên 2,2 triệu tấn. Tháng 3/2023, giá lợn hơi trong nước giảm 1.000 – 2.000 đồng/kg so với cuối tháng 2/2023 do sức mua thấp. 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thịt và sản phẩm từ thịt của Việt Nam tăng mạnh, trong khi nhập khẩu giảm 13,7% về lượng.

     

    THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI

     

    Trong tháng 3/2023, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ biến động mạnh, giá giảm xuống 76,05 UScent/lb, mức thấp nhất tháng vào ngày 22/3/2023, sau đó tăng nhẹ trở lại, nhưng so với cuối tháng trước giá vẫn giảm mạnh. Ngày 28/3/2023, giá lợn nạc tại Chicago, Hoa Kỳ giao kỳ hạn gần dao động ở mức 84,85 UScent/lb, giảm 7,6% so với cuối tháng 02/2023 và giảm 22,5% so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng yếu.

     

    Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng lợn năm 2023 của Trung Quốc dự báo sẽ giảm 2% so với năm 2022, xuống còn 700 triệu con. Nhập khẩu lợn giống năm 2023 được dự báo đạt 5 nghìn con do tồn kho lợn nái trong nước lớn. Đầu năm 2023, lượng lợn nái tồn kho tại Trung Quốc đã vượt quá mục tiêu của Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc. Tồn kho lợn nái lớn dự kiến sẽ hạn chế nhập khẩu lợn giống.

     

    Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc năm 2023 ước đạt 55,5 triệu tấn, tăng nhẹ so với năm 2022. Các nhà sản xuất dự kiến sẽ đáp ứng nhu cầu tăng mạnh của người tiêu dùng sau khi dỡ bỏ các hạn chế về Covid-19. Tăng trưởng sản xuất thịt lợn sẽ bị hạn chế bởi giá thịt lợn. Năm 2023, các nhà sản xuất dự kiến sẽ tiếp tục tăng đàn khi cho rằng giá sẽ tăng.

     

    Năm 2023, nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc dự kiến sẽ tăng gần 4% so với năm 2022, lên 2,2 triệu tấn do nhu cầu của người tiêu dùng mạnh hơn sau khi các biện pháp hạn chế do Covid-19 kết thúc, nhưng tốc độ tăng nhập khẩu sẽ bị kìm hãm bởi sản xuất trong nước tăng.

     

    Dự báo sản lượng gia súc của Trung Quốc năm 2023 không thay đổi ở mức gần 52,6 triệu con. Tăng trưởng đàn dự kiến sẽ chậm lại do lượng bò tồn kho năm 2022 tăng nhẹ so với năm 2021. Nhập khẩu gia súc của Trung Quốc năm 2023 được dự báo sẽ giảm xuống 270 nghìn con, từ mức 350 nghìn con trong năm 2022 do lượng gia súc tồn kho lớn và các lệnh cấm xuất khẩu của các thị trường cung cấp.

     

    Sản lượng thịt bò của Trung Quốc năm 2023 được dự báo sẽ tăng 3% so với năm 2022, lên 7,4 triệu tấn do nhu cầu đối với các sản phẩm thịt bò trong lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, doanh nghiệp và bán lẻ tăng mạnh hơn sau khi các hạn chế về Covid-19 kết thúc. Nhập khẩu thịt bò của Trung Quốc năm 2023 được dự báo giảm nhẹ xuống mức 3,4 triệu tấn. Tháng 02/2023, Bra-xin đã tự đình chỉ xuất khẩu thịt bò sau khi phát hiện một trường hợp nghi ngờ mắc bệnh bò điên. Nếu việc đình chỉ kéo dài và không có nhà cung cấp thay thế nào khác, giá thịt bò có thể tăng cao hơn và tác động tiêu cực đến tiêu thụ thịt bò trong năm 2023.

     

    Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu gần 1,3 triệu tấn thịt (bao gồm cả nội tạng), với trị giá 4,93 tỷ USD, tăng 21,2% về lượng và tăng 21,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ, Ác-hen-ti-na và Niu Di-Lân, Ác-hen-ti-na và Úc.

     

    Trong 2 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 422,81 nghìn tấn thịt trâu, bò (HS 0201, 0202), với trị giá 2,28 tỷ USD, tăng 37,4% về lượng và tăng 16,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhập khẩu từ Bra-xin, Ác-hen-ti-na, U-ru-goay, Hoa Kỳ, Úc… Trong đó, Bra-xin là thị trường lớn nhất cung cấp thịt trâu, bò cho Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023, chiếm 46,5% trong tổng trị giá nhập khẩu thịt trâu, bò của Trung Quốc.

     

    Nhập khẩu thịt lợn của Trung Quốc trong 2 tháng đầu năm 2023 tăng so với cùng kỳ năm 2022. Theo số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc, 2 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc nhập khẩu 376,14 nghìn tấn thịt lợn (HS 0203), với trị giá 961,11 triệu USD, tăng 36,4% về lượng và tăng 70,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022, chủ yếu nhập khẩu từ Tây Ban Nha, Bra-xin, Đan Mạch, Hà Lan, Ca-na-da, Hoa Kỳ..

     

    THỊ TRƯỜNG TRONG NƯỚC

    Trong tháng 3/2023, giá lợn hơi tại các tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn khá trầm lắng, giá dao động trong khoảng 48.000-52.000 đồng/ kg, giảm 1.000-2.000 đồng/ kg so với cuối tháng 2/2023.

     

    Tại khu vực miền Bắc, hiện giá lợn hơi ở hầu hết các tỉnh, thành phố dao động trong khoảng 48.000-50.000 đồng/ kg. Tại khu vực miền Trung Tây Nguyên và miền Nam, giá lợn hơi dao động trong khoảng 48.000-52.000 đồng/ kg, giảm 1.000-2.000 đồng/ kg so với cuối tháng 2/2023. Nguồn cung thực phẩm dồi dào, trong khi sức mua thấp do ảnh hưởng bởi lạm phát, cộng với xu hướng giảm ăn thịt lợn, tăng ăn thịt gà, thuỷ sản… khiến giá lợn hơi liên tục ở mức thấp trong thời gian qua.

     

    Dự báo nhu cầu tiêu thụ thịt lợn sẽ hồi phục trở lại, nhưng vẫn chưa phục hồi như trước khi có dịch Covid-19. Thịt lợn đang mất dần vị trí là lựa chọn số một của người nội trợ đối với nhóm đạm động vật. Ngoài ra, tình trạng già hóa dân số tại Việt Nam khiến người dân cũng bắt đầu phải ý thức hơn về loại thực phẩm được lựa chọn để tiêu thụ, khi tuổi càng cao thì tỉ lệ mắc các bệnh như tiểu đường, cao huyết áp sẽ ngày càng tăng lên. Điều này khiến cho thịt lợn sẽ dần dần không còn là sản phẩm tiêu dùng hàng đầu của người dân nữa.

     

    Năm 2023, dự báo chăn nuôi lợn sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Giá con giống và thức ăn chăn nuôi vẫn đứng ở mức cao, ngày càng nhiều hộ bỏ chuồng, khi chăn nuôi công nghiệp phát triển, nông dân rất khó cạnh tranh về giá thành sản xuất.

     

    Về xuất khẩu

     

    Theo thống kê sơ bộ từ số liệu của Tổng cục Hải quan, 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu được 3,68 nghìn tấn thịt và các sản phẩm thịt, trị giá 15,98 triệu USD, tăng 58,7% về lượng và tăng 49,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt tăng là do xuất khẩu sang một số thị trường chủ chốt như thị trường Hồng Kông, Pa-pu-a Niu Ghi-nê, Bỉ, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Lào… tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Trong 2 tháng đầu năm 2023, thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang 18 thị trường. Trong đó, xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Hồng Kông, chiếm 43,79% về lượng và 64,63% về kim ngạch trong tổng xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt của cả nước. Trong 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu thịt và các sản phẩm thịt sang thị trường Hồng Kông đạt 1,61 nghìn tấn, trị giá 10,33 triệu USD, tăng 47,3% về lượng và tăng 53,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông chủ yếu là thịt lợn sữa đông lạnh nguyên con và thịt lợn nguyên con đông lạnh.

     

    Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các chủng loại như: Thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ của gia cầm thuộc nhóm 01.05, tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt khác và phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ của động vật khác tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, thịt lợn tươi, ướp lạnh hoặc đông lạnh được xuất khẩu nhiều nhất với 2,01 nghìn tấn, trị giá 11,29 triệu USD, tăng 48,4% về lượng và tăng 50,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022 với các thị trường chủ yếu gồm: Hồng Kông, Papu-a Niu Ghi-nê, Ma-lai-xi-a và Lào.

     

    Về nhập khẩu

    Từ số liệu của Tổng cục Hải quan, trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 75,78 nghìn tấn thịt và các sản phẩm từ thịt, trị giá 158,01 triệu USD, giảm 13,7% về lượng và giảm 19,8% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Thịt và các sản phẩm từ thịt được nhập khẩu từ 37 thị trường trên thế giới. Trong đó, Ấn Độ là thị trường cung cấp thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất cho Việt Nam, chiếm 27,15% tổng lượng thịt và các sản phẩm từ thịt nhập khẩu của cả nước, với 20,57 nghìn tấn, trị giá 57,55 triệu USD, giảm 19,9% về lượng và giảm 26,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Nhìn chung trong 2 tháng đầu năm 2023, nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt của Việt Nam từ đa số các thị trường đều giảm so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý như: Ấn Độ, Bra-xin, Đức, Nga, Ca-na-da, Tây Ban Nha… Tuy nhiên, Việt Nam vẫn tăng nhập khẩu thịt và các sản phẩm thịt từ một số thị trường lớn như: Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Úc…

     

    Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu chủ yếu các chủng loại như: Thịt và phụ phẩm ăn được sau giết mổ, của gia cầm thuộc nhóm 01.05 tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; thịt trâu tươi đông lạnh; Phụ phẩm ăn được sau giết mổ của lợn, trâu, bò sống ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh; Thịt bò tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh… Trong đó, nhập khẩu thịt gia cầm, thịt lợn và thịt trâu có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2022; trong khi nhập khẩu thịt bò tăng so với cùng kỳ năm 2022.

     

    Trong 2 tháng đầu năm 2023, Việt Nam nhập khẩu 8,17 nghìn tấn thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh, với trị giá 19,03 triệu USD, giảm 46,9% về lượng và giảm 42,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022. Giá nhập khẩu trung bình về Việt Nam đạt 2.291 USD/tấn, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2022. Nhập khẩu thịt lợn liên tục giảm do tiêu thụ thịt lợn trong nước chậm, trong khi sản lượng lợn liên tục phục hồi. Thịt lợn tươi ướp lạnh hoặc đông lạnh được nhập khẩu từ 17 thị trường, trong đó chủ yếu được nhập khẩu từ Bra-xin chiếm 33,41%; Nga chiếm 25,93% và Đức chiếm 17,16%…

     

    Nguồn: Trung tâm Công nghiệp và Thương mại

    Bộ Công thương

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.